0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

BẢNG 4: CƠ CẦU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THEO VND VÀ NGOẠI TỆ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 41 -43 )

nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế…

2.2.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn.

2.2.2.1. Huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Nguồn vốn ngoại tệ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Nó đảm bảo đủ ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, cho đầu tư…Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM thời gian qua được thể hiện qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây.

BẢNG 4: CƠ CẦU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THEO VND VÀ NGOẠI TỆ. TỆ. Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Nguồn vốn huy động bằng VND Nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND Tổng nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2001 160.185 56,4 123.831 43,6 284.016 2002 184.453 60,8 118.878 39,2 303.411 2003 212.858 61,1 135.595 38,9 348.453

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của các NHTM từ năm 2001-2003)

Bảng 4 cho thấy nguồn vốn ngoại tệ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn của các NHTM khoảng 40% và tỷ trọng của nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm, năm 2001 nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND chiếm tỷ trọng 43,6% trong tổng nguồn vốn của các NHTM, năm 2002 tỷ trọng này giảm xuống còn 39,2% và năm 2003 giảm còn là 38,9%, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn giảm không phải là do các NHTM không tập trung vào việc huy động nguồn vốn ngoại tệ mà do sự tăng trưởng kinh tế của nước ta và khả năng tích luỹ của toàn nền kinh tế tăng, nên nguồn vốn huy động bằng VND tăng nhanh hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ . Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng năm 2003 đạt 135.595 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2002, riêng nguồn vốn ngoại tệ năm 2002 đạt 118.878 tỷ đồng giảm 4% so với năm 2001 là do các nguyên nhân lãi suất USD ở mức thấp kéo dài, tỷ giá VND/USD tương

đối ổn định và có chiều hướng tăng, luật đầu tư trong nước thông thoáng cùng với sự hấp dẫn của các hình thức đầu tư khác như bất động sản đã dẫn đến giảm lượng tiền gửi ngoại tệ. Trong tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ thì Ngân hàng Ngoại Thương chiếm tới gần 45%, nguồn vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương đạt 61.017 tỷ VNĐ vào năm 2003. Ngân hàng Ngoại Thương chiếm thị phần huy động ngoại tệ lớn như vậy là vì có uy tín cao trong lĩnh vực ngoại tệ, hầu hết khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ đều gửi tại Ngân hàng Ngoại Thương.

2.2.2.2. Cấp tín dụng.

a. Tín dụng xuất nhập khẩu.

Tín dụng xuất khẩu là một thế mạnh có tính chất truyền thống của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trước năm 1990, trong số các NHTM Quốc doanh chỉ có Ngân hàng Ngoại Thương cho vay xuất nhập khẩu, đến nay các NHTM cũng đã cho vay xuất nhập khẩu nhưng Ngân hàng Ngoại Thương vẫn chiếm gần như toàn bộ doanh số cho vay xuất nhập khẩu vì vậy trong khoá luận này em chỉ đề cập đến doanh số tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương.

Bảng 5: Tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Cho vay xuất khẩu Cho vay nhập khẩu

Năm 2001 2002 2003 2001 2002 2003

Tổng cho vay 15.334 16.024 16.713 29.761 30.832 32.065

Cho vay ngắn hạn 11.898 12.374 12.807 22.645 24.456 26.491

Cho vay trung và dài hạn 3.436 3.650 3.906 7.116 6376 5.574

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNT từ năm 2001-2003)

Bảng 5 cho thấy doanh số cho vay nhập khẩu hầu như là lớn gấp hai lần doanh số cho vay xuất khẩu, năm 2002 doanh số cho vay nhập khẩu là 30.832 tỷ đồng gấp 1,9 lần doanh số cho vay nhập khẩu năm 2002 là 16.024 tỷ đồng và năm 2003 doanh số này là 32.065 tỷ đồng gấp 1,92 lần doanh số cho vay xuất khẩu là 16.713 tỷ đồng sở dĩ như vậy là vì nước ta là nước nhập siêu và giá trị lô hàng nhập khẩu thường lớn hơn nhiều giá trị lô hàng xuất khẩu. Doanh số cho

vay xuất nhập khẩu liên tục tăng năm 2002 đạt 16.024 tỷ đồng tăng 4,5% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 16.713 tỷ đồng tăng 4,3% so với năm 2002 vì sự phát triển của xuất khẩu nước ta đồng thời là vì các NHTM nói chung và Ngân Hàng Ngoại Thương nói riêng đã chú trọng tới tài trợ xuất nhập khẩu, các NHTM đã tài trợ cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản phẩm, thuỷ hải sản chế biến như : cho vay thu mua lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều xuất khẩu, cho vay chế biến hải sản xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, cho vay theo các dự án kinh tế lớn của chính phủ. Tài trợ xuất nhập khẩu đã góp phần phát triển, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, tạo đà cho kinh tế phát triển.

b. Tài trợ dự án và đồng tài trợ.

Do đặc thù của các NHTM Việt Nam là nguồn vốn chưa đủ lớn mà các dự án thì lại cần một số vốn rất lớn nên nếu chỉ một Ngân hàng đứng ra tài trợ cho một dự án thì sẽ không đủ vốn. Vì vậy, các dự án thường được các NHTM Quốc doanh của ta đồng tài trợ. Từ năm 1996 đến nay, các NHTM đặc biệt là các NHTM Quốc doanh đã thực hiện hàng loạt dự án đồng tài trợ lớn với dư nợ tài trợ lên tới chục nghìn tỷ đồng vào năm 2003.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 41 -43 )

×