Các nghiệp vụ khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 31)

1.2.5.1. Nghiệp vụ ngân hàng internet và dịch vụ ngân hàng điện tử.

Trong mấy thập niên gần đây, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và việc ứng dụng của khoa học kỹ thuật đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đã giúp ngân hàng cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại như là nghiệp vụ ngân hàng internet, hay ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tư vấn, séc du lịch, ngân hàng đại lý...

Nghiệp vụ ngân hàng internet (Internet Banking - IB): là một phương thức phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua mạng máy tính. Khi có nhu cầu, khách hàng chỉ cần nhập các thông tin cần thiết như mã truy cập, mật khẩu của mình và nội dung yêu cầu ngân hàng vào một chương trình do ngân hàng cài đặt là có thể tiến hành giao dịch ngay lập tức vào bất cứ lúc nào mà không nhất thiết phải trực tiếp đến ngân hàng.

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Email Banking): là nghiệp vụ có nội hàm rộng hơn nghiệp vụ ngân hàng internet rất nhiều, dịch vụ này bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ thông qua một số phương tiện như fax, điện thoại, email. Như vậy, nếu trước kia công nghệ thông tin chỉ hỗ trợ cho việc kinh doanh ngân hàng thì ngày nay công nghệ thông tin đã góp phần giúp thay đổi nội dung hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng...

1.2.5.2. Ngân hàng đại lý và dịch vụ đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý.

Ngân hàng này được coi là đại lý của ngân hàng kia và ngược lại nếu hai ngân hàng cùng duy trì tài khoản ngân hàng đại lý với nhau. Các ngân hàng trở thành đại lý của nhau khi phát sinh nhu cầu thanh toán cho khách hàng của Ngân hàng tại nơi mà Ngân hàng này không có chi nhánh.

Vì khách hàng thường yêu cầu Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên không phải ở đâu, một ngân hàng cũng có thể có chi nhánh, do nhiều lí do khác nhau như vấn đề chi phí, cơ chế quản lý của ngân hàng trung ương các nước, chính sách pháp luật của từng nước. Vì vậy, mối quan hệ ngân hàng đại lý đã đem lại lợi ích rất to lớn cho Ngân hàng vì ngân hàng có thể phục vụ khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ với chi phí thấp do không cần đến cơ sở vật chất ở nước ngoài, đội ngũ nhân viên làm việc ở nước ngoài.

Để có thể biết hai ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau hay không thì nhân tố chủ chốt để xác định đó là quan hệ tài khoản giữa hai ngân hàng.

* Đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý: chính là dịch vụ quản trị rủi ro khi

tham gia vào mối quan hệ ngân hàng đại lý với Ngân hàng khác. Dịch vụ giúp đánh giá sự lành mạnh về tài chính của bên đối tác để nắm được năng lực thực hiện nghiệp vụ của Ngân hàng đại lý. Kết quả đánh giá này sẽ xác định hạn mức trách nhiệm tham gia vào mối quan hệ ngân hàng đại lý.

Dịch vụ này nhằm mục tiêu chính là đảm bảo chất lượng toàn bộ các khoản mục tài sản có của Ngân hàng tại các ngân hàng đại lý. Trên thực tế

thường tồn tại một số loại rủi ro gắn liền với các đánh giá tín nhiệm của Ngân hàng đại lý là:

Thứ nhất: khi ban đầu đánh giá thì tốt nhưng sau đó hậu quả sấu nảy sinh.

Thứ hai: những điều khoản kinh doanh bị cơ quan đánh giá tín nhiệm bác bỏ nhưng trên thực tế bên đối tác hoàn toàn có thể đáp ứng được những nghĩa vụ của họ, do đó cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.

1.2.5.3. Dịch vụ tư vấn.

Nhờ mạng lưới chi nhánh văn phòng đại diện, các nguồn tin từ các ngân hàng đại lý và từ các khách hàng của ngân hàng kết hợp với các nghiệp vụ tái chính và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng, các ngân hàng có thể nhanh chóng cung cấp thông tin về tình hình kinh tế chính trị, giá cả, pháp luật một cách đầy đủ, chính xác trên phạm vi toàn cầu về các đối tác kinh doanh cho các khách hàng của mình.

Nhờ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân hàng các ngân hàng còn có thể dự đoán được tình hình biến động kinh tế xã hội, chính trị cũng như thay đổi của pháp luật, giá cả, sự thay đổi nhu cầu của xã hội từ đó tư vấn cho khách hàng của mình kế hoạch kinh doanh nên đầu tư vốn vào đâu để có thể đạt kết quả kinh doanh tốt, những biện pháp điều chỉnh tài chính cho phù hợp với sự biến động của thị trường.

Dịch vụ này vừa đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập vừa củng cố quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, mang lại những tiếp xúc ban đầu với khách hàng từ đó củng cố các nghiệp vụ ngân hàng, có thể cho phép ngân hàng nắm bắt được khả năng tài chính của các công ty bây giờ chưa là khách hàng của ngân hàng nhưng rất có thể trong tương lai các công ty này sẽ là khách hàng của ngân hàng.

1.2.5.4. Séc du lịch.

Séc du lịch là loại séc đích danh có mệnh giá in trên mặt séc, nhờ loại séc này mà khách du lịch có thể không cần mang theo tiền mặt khi đi du lịch vì séc du lịch có thể thanh toán một cách chắc chắn ở mọi nơi.

Để phân biệt séc du lịch với séc thông thường khác của ngân hàng chúng ta có thể căn cứ vào hai đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: séc du lịch có mệnh giá in trên mặt séc và nó chỉ được đưa vào

lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Thứ hai: séc du lịch được phát hành bằng nhiều loại ngoại tệ không quy định thời hạn, được thanh toán ở nhiều nơi không cần báo trước, chỉ cần khách hàng ký chữ ký thứ hai giống chữ ký thứ nhất.

Séc du lịch có thể coi là phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt.

Người nhận séc gửi séc đến ngân hàng đại lý để chờ thanh toán, ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiếp séc tới ngân hàng thanh toán qua hình thức nhờ thu. Ngân hàng đại lý sẽ nhận được khoản phí từ người gửi séc, còn ngân hàng thanh toán thu được khoản phí từ người yêu cầu phát hành séc du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 31)