BẢNG 2: DOANH SỐ VÀ TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 39)

TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Đơn vị tính : triệu USD

Phương thức thanh toán

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) Chuyển tiền 1.390 4,5 1.669 4.9 1.928 5,1 Nhờ thu 834 2,7 851 2,5 907 2,4 Tín dụng chứng từ 28.663 92,8 31.553 92,4 34.963 92,5 Tổng số 30.887 100 34.053 100 37.798 100

(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam từ 2001 – 2003) 2.2.1.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền.

Qua bảng 2 ta thấy doanh số chuyển tiền của các NHTM năm 2002 so với năm 2001 tăng 20%, năm 2003 đạt 1.928 triệu USD tăng 15,5 % so với năm 2002, thể hiện chú trọng của các NHTM đến nghiệp vụ chuyển tiền và sự mở rộng mạng lưới chuyển tiền ra các nước thông qua mạng SWIFT, cộng với nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài để du lịch, học tập, lượng kiều hối của kiều bào nước ngoài gửi về nước tăng. Tỷ trọng sử dụng phương thức chuyển tiền trong các phương thức thanh toán quốc tế còn nhỏ là do phương thức này ít được sử

dụng trong thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu. Những hạn chế của phương thức này chủ yếu được sử dụng trong việc chuyển tiền giữa các cá nhân cho nhau hoặc thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu trong trường hợp hai bên có uy tín với nhau. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể về doanh số nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với các NHTM như là trình độ công nghệ còn lạc hậu chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng, cơ chế chính sách, thủ tục giấy tờ còn nhiều bất cập đòi hỏi các NHTM phải đổi mới và chú trọng hơn nữa.

2.2.1.2. Phương thức thanh toán nhờ thu.

Từ bảng 2 ta thấy tỷ trọng phương thức nhờ thu được sử dụng trong các phương thức thanh toán quốc tế năm 2002 so với năm 2001 giảm từ 2,7% xuống còn 2,5% và đến năm 2003 giảm xuống còn 2,4%. Ta thấy trong thanh toán quốc tế phương thức này được sử dụng ít và ngày càng có xu hướng giảm đi do những hạn chế của phương thức này là người xuất khẩu và nhập khẩu dễ gặp rủi ro khi hai bên giao dịch lần đầu hoặc khi chưa có sự tin cậy nhau. Tuy nhiên doanh số tuyệt đối thì tăng lên, doanh số thanh toán nhờ thu năm 2003 đạt 907 triệu USD tăng 6,5% so với năm 2002 là do doanh số hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty thường xuyên xuất nhập khẩu có uy tín với đối tác nước ngoài tăng mà các công ty này lại chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu.

2.2.1.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Bảng số 2 cho thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng rất cao trong các phương thức thanh toán của các NHTM, năm 2001 chiếm tới 92,8% tổng doanh số thanh toán quốc tế, năm 2002 chiếm tới 92,4% và năm 2003 chiếm tới 92,5%. Ta thấy, tỷ trọng phương thức tín dụng chứng từ có xu hướng tăng nhưng trong năm 2002 có giảm so với năm 2001 do biến động của thị trường thế giới trong năm 2002 nên chủ yếu chỉ có các công ty đã xuất nhập khẩu có tín nhiệm và có quan hệ lâu năm với các công ty nước ngoài mới xuất nhập khẩu nhiều mà các công ty này lại sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền còn các công ty mới bắt đầu xuất nhập khẩu thì bị hạn chế xuất nhập khẩu

các công ty này lại chủ yếu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, trong năm 2003 tỷ trọng phương thức này lại tăng do sự ổn định trở lại của nền kinh tế thế giới. Doanh số thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ từ năm 2001 đến năm 2003 đều tăng năm 2003 đạt 34.963 triệu USD tăng so với năm 2002 là 10,8%. Sở dĩ như vậy là do những ưu điểm vượt trội của phương thức tín dụng chứng từ so với phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu là nó hạn chế được rủi ro cho nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương cũng như trong việc thanh toán thể hiện sự phát triển khá tốt của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và nó cũng thể hiện sự chú trọng của các NHTM đến việc nâng cao trình độ nhân viên cũng như trang bị các phương tiện cần thiết cho việc thưc hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ như là trang bị hệ thống máy tính hiện đại và nối mạng máy tính với nhiều ngân hàng khác trên thế giới để có thể thực hiện tốt việc thanh toán xuất nhập khẩu.

Thanh toán tín dụng chứng từ gồm hai phần đó là thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 39)