LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 35 - 36)

NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2001 – 2003)

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP VỤ NHQT CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM. CÁC NHTM VIỆT NAM.

Có thể nói các nghiệp vụ NHQT được thực hiện ở nước ta từ khi thành lập Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (ngày 1/ 4/1963). Trong thời gian này, do cơ chế chính sách của Nhà nước là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước không cho nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế lúc này là nền kinh tế kế hoạch. Hệ thống ngân hàng là hệ thống ngân hàng một cấp, các ngân hàng hoạt động không theo cơ chế thị trường, các ngân hàng được Chính phủ sử dụng như là công cụ cấp tín dụng cho chính phủ. Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập cũng với mục đích như thế, phục vụ Chính phủ trong việc thanh toán, vay mượn ngoại tệ ở nước ngoài… Vì vậy, trong khoảng thời gian từ 1963-1980 chỉ có Ngân hàng Ngoại Thương thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối nhưng các nghiệp vụ này còn rất đơn giản do điều kiện kinh tế xã hội lúc này chưa phát triển nên xuất nhập khẩu hầu như không có nên nhu cầu thực hiện các nghiệp vụ NHQT là rất ít và chủ yếu dưới dạng mua bán ngoại tệ, và do trình độ cán bộ ngân hàng còn yếu về lĩnh vực thị trường quốc tế cộng với công nghệ lúc này rất lạc hậu.

Khi hệ thống ngân hàng chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp (vào cuối năm 1980) tách vai trò quản lý của NHTW với vai trò kinh doanh của các NHTM thì các ngân hàng bắt đầu chú trọng đến việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trong đó có các nghiệp vụ NHQT. Nhưng các nghiệp vụ NHQT chỉ được triển khai thực hiện phổ biến ở tất cả các ngân hàng trong mấy năm gần đây là do yêu cầu của các khách hàng về nghiệp vụ này cộng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế (muốn tồn tại và phát triển, buộc các NHTM phải chú trọng đến việc thực hiện tốt các nghiệp vụ NHQT để có thể cạnh tranh

trước mắt là các NHTM, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần trong nước, sau này là các Ngân hàng nước ngoài).

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w