Đối với các qui định chung về thừa kế

Một phần của tài liệu Pháp luật thừa kế của việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 159)

II. Qui chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch

1. Đối với các qui định chung về thừa kế

Các qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2005 đã phát huy đ−ợc hiệu quả điều chỉnh các quan hệ thừa kế. Tuy nhiên, còn nhiều qui định không cụ thể hoặc hiểu theo nhiều nghĩa, do đó khi áp dung sẽ không thống nhất giữa các Toà án. Để khắc phục tình trạng trên cần phải tiếp tục hoàn thiện các qui định chung về thừa kế theo h−ớng sau đây:

- Mở rộng các quyền của ng−ời thừa kế, tạo điều kiện cho ng−ời thừa kế thực hiên các quyền đó trong giao l−u dân sự.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 qui định ng−ời thừa kế có quyền nhận và từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, cần qui định cho ng−ời thừa kế có các quyền khác nh− bán, cho tăng, nh−ờng quyền nhận cho ng−ời thừa kế khác.

hiện. Một số điều luật qui định không cụ thể (nhận di sản, quyền của ng−ời thừa kế…) hoặc có điều luật hiểu theo nhiều nghĩa, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.

- Xây dựng các điều luật trong phần qui định chung về thừa kế t−ơng thích với các qui định khác trong Bộ luật Dân sự (thời hiệu, quyền của ng−ời thừa kế…), để xử lý các vấn đề dân sự đ−ợc thông thoáng, đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trong quan hệ thừa kế.

Để phát huy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật thừa kế cần tiếp tục hoàn thiện những qui định chung sau đây:

+ Quyền thừa kế của cá nhân ( Điều 631)

Quyền thừa kế là quyền của chủ thể để lại di sản cho ng−ời khác h−ởng và quyền đ−ợc h−ởng di sản của ng−ời chết. Kể từ thời điểm mở thừa kế cá nhân có các quyền, nghĩa vụ do pháp luật qui định. Ng−ời thừa kế có quyền nhận hay từ chối nhận di sản. Nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ của ng−ời để lại thừa kế. Ng−ời thừa kế có quyền h−ởng di sản theo di chúc và theo pháp luật nếu di sản đ−ợc chia theo di chúc và theo pháp luật.

Nh− vậy, quyền thừa kế hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của ng−ời để lại di sản và quyền, nghĩa vụ của ng−ời thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Từ phân tích trên đối chiếu với Điều 631 BLDS ta thấy có một vấn đề về ngôn ngữ thể hiện của điều luật có thể hiểu theo nhiều nghĩa và ch−a thể hiện đầy đủ quyền của ng−ời để lại di sản. Trong Điều 631 BLDS có ba ý chính:

+ Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho ng−ời khác h−ởng là quyền thừa kế của cá nhân. Hành vi lập di chúc là hành vi pháp lý đơn ph−ơng (giao dịch) của ng−ời có tài sản nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho ng−ời khác sau khi chết. Sự kiện chết là một điều kiện làm phát sinh giao dịch nàỵ Nh− vậy, lập di chúc là một hành vi pháp lý đơn ph−ơng có điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch, nếu ng−ời lập di chúc còn sống thì giao dịch ch−a có hiệu lực. Vì lập di chúc là một giao dịch, cho nên ng−ời lập

di chúc có thể đ−a ra các điều kiện để ng−ời thừa kế thực hiện và h−ởng di sản. Nếu các điều kiện đó không đ−ợc thực hiện hoặc bị vi phạm thì di chúc vô hiệụ Vì lẽ đó cần phải qui định về các quyền của ng−ời để lại thừa kế cụ thể hơn, đặc biệt là quyền đ−a ra các điều kiện cho ng−ời thừa kế h−ởng di sản.

+ Quyền thừa kế của cá nhân là quyền để lại tài sản của mình cho ng−ời thừa kế theo pháp luật. Nh− đã trình bầy ở phần trên, quyền đ−ợc h−ởng di sản của ng−ời thừa kế là một quyền dân sự do pháp luật qui định. Chính vì ng−ời có tài sản không định đoạt tài sản của mình tr−ớc khi chết, cho nên di sản đ−ợc chia theo pháp luật và những ng−ời có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi d−ỡng với ng−ời chết sẽ đ−ợc h−ởng di sản theo một trình tự nhất định (theo hàng thừa kế và các điều kiện do pháp luật qui định). Vì vậy việc chia di sản theo di chúc là do ng−ời để lại thừa kế quyết định, nh−ng việc chia di sản theo pháp luật thì không phải là quyền của ng−ời để lại thừa kế.

+ Cá nhân có quyền h−ởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi mở thừa kế, những ng−ời thừa kế của ng−ời chết có quyền nhận hay từ chối nhận di sản của ng−ời chết. Tuy nhiên, trong điều luật trên dùng từ hoặc có thể dẫn đến sự hiểu không chính xác nh− ng−ời thừa kế nhận di sản theo di chúc, thì không nhận di sản theo pháp luật. Vì vậy, cần thay từ hoặc thành từ và. Theo nghĩa này, ng−ời lập di chúc định đoạt một phần di sản, phần còn lại chia theo pháp luật, ng−ời thừa kế vừa h−ởng theo di chúc và h−ởng theo pháp luật.

+ Di sản thừa kế (Điều 634)

Để xây dựng qui định về di sản có tính khái quát cao, thể hiện đầy đủ các loại tài sản, quyền tài sản của ng−ời chết để lại cho ng−ời thừa kế h−ởng. Khoản 1 Điều 634 BLDS có thể đ−ợc điều chỉnh lại nh− sau:

"Di sản bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của ng−ời chết, hoa lợi, lợi tức từ di sản và các tài sản khác do pháp luật qui định".

Trong điều luật trên, tài sản thuộc quyền sở hữu của ng−ời chết gồm các vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản khác nh− quyền sử dụng đất (tài sản đặc biệt) thuộc quyền sở hữu (vật quyền) của ng−ời chết. Các quyền tài sản khác(trái quyền) ch−a yêu cầu nh− quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi th−ờng thiệt hại, thậm chí quyền yêu cầu trả tiền cấp d−ỡng, l−ơng h−u mà cá nhân, tổ chức ch−a thực hiện khi ng−ời để lại di sản còn sống. Ngoài ra, còn một số tài sản khác do pháp luật qui định nh− tiền bảo hiểm tính mạng của ng−ời để lại thừa kế khi họ tham gia vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đó.

+ Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 670)

1. Trong tr−ờng hợp ng−ời lập di chúc có để lại một phần không quá một phần năm (1/5) di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không đ−ợc chia thừa kế và đ−ợc giao cho một ng−ời đã đ−ợc chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng, nếu ng−ời đ−ợc chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những ng−ời thừa kế thì những ng−ời thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho ng−ời khác quản lý để thờ cúng.

Việc qui định một phần di sản là bao nhiêu, vấn đề này xuất phát từ cơ sở thực tiễn có tính lịch sử. Pháp luật của Nhà n−ớc ta công nhận và tôn trọng việc thờ cúng trong nhân dân, tuy nhiên thờ cúng là nghĩa vụ chung của con cháụ Mặt khác, việc thờ cúng mang tính tâm linh không nhất thiết phải dùng quá nhiều tài sản để thờ cúng. Di sản thờ cúng chủ yếu phục vụ việc tu sửa mồ mả và h−ơng khói, do vậy không cần thiết phải dùng nhiều tài sản, số tài sản còn lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập cho ng−ời thừa kế.

Theo truyền thống của ông cha ta từ x−a, lập h−ơng hoả không quá 1/20 điền sản ( Điều 390 LHĐ). Theo Điều 406 BLTK, h−ơng hoả không quá 1/5 tài sản. Nh− vậy, các Bộ luật tr−ớc đây đều khống chế một số l−ợng tài sản để làm h−ơng hoả. Vì thế, trong BLDS cần phải qui định rõ vấn đề này và theo truyền thống lập pháp gần đây dùng 1/5 tài sản là hợp lý.

Đoạn bốn khoản 1 Điều 670 BLDS cần bổ sung nh− sau:

Trong tr−ờng hợp tất cả những ng−ời thừa kế đều đã chết và thời hiệu thừa kế đã hết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về ng−ời đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những ng−ời thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Di sản thờ cúng đ−ợc giao cho ng−ời chỉ định trong di chúc quản lý. Nếu ng−ời này chết, di sản tiếp tục đ−ợc chuyển cho ng−ời khác quản lý. Tr−ờng hợp thời hiệu về thừa kế đã hết và tất cả ng−ời thừa kế hàng thứ nhất đều đã chết, thì di sản thuộc về ng−ời đang quản lý di sản là ng−ời trong diện thừa kế. Nh− vậy, di sản này không dùng để thờ cúng nữa, nếu thoả mãn hai điều kiện là không còn ng−ời thừa kế mà lẽ ra đ−ợc h−ởng phần di sản thờ cúng nếu ng−ời lập di chúc không dành phần đó làm di sản thờ cúng. Mặt khác, thời hiệu thừa kế đã hết thì di sản sẽ thuộc về ng−ời thực tế đang quản lý di sản đó.

Khoản 2 Điều 670 BLDS đ−ợc bổ sung nh− sau:

2. Trong tr−ờng hợp phần di sản còn lại của ng−ời chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của ng−ời đó thì thì phải dùng phần di sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ .

Khoản 2 Điều này qui định rõ, sau khi mở thừa kế, nếu ng−ời chết còn nghĩa vụ thì dùng phần di sản chia thừa kế để thực hịên. Nếu không đủ sẽ dùng phần di sản để thờ cúng thực hiện nghĩa vụ. Qui định này, phù hợp với mục đích dành di sản để thờ cúng và phù hợp với qui định về di tặng.

+ Di tặng (Điều 671)

Qui định về di tặng có thể bổ sung nh− sau:

1. Di tặng là việc ng−ời lập di chúc dành một phần di sản nh−ng không quá một phần năm (1/5) để tặng cho ng−ời khác. Việc di tặng phải đ−ợc ghi rõ trong di chúc.

Tặng cho là một giao dịch không có đền bù và th−ờng phát sinh giữa những ng−ời có quan hệ tình cảm thân thiết. Di tặng là một giao dịch tặng cho

sau khi chết. Ng−ời lập di chúc dành một phần tài sản của mình tặng cho ng−ời khác làm kỷ niệm, vì vậy tài sản tặng cho không thể là toàn bộ di sản. Cho nên pháp luật qui định ng−ời lập di chúc chỉ đựơc dành một phần để di tặng và một phần đ−ợc xác định t−ơng tự nh− di sản thờ cúng.

+ Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của ng−ời thừa kế (Điều 636).

Ng−ời thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức theo chỉ định của ng−ời để lại thừa kế, ng−ời thừa kế theo pháp luật là cá nhân. Những chủ thể này phải còn năng lực chủ thể vào thời điểm mở thừa kế, thì đ−ợc h−ởng di sản của ng−ời để lại thừa kế.

Điều 636 BLDS qui định thời điểm làm phát sinh quyền nghĩa vụ của ng−ời thừa kế. Về lý luận, thời điểm làm phát sinh quyền thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, các quyền này có thành hiện thực hay không phụ thuộc vào hành vi nhận hay từ chối nhận của ng−ời thừa kế. Nếu ng−ời thừa kế từ chối thì các quyền và nghĩa vụ không phát sinh. Mặt khác, Điều 636 BLDS qui định một cách chung chung, do vậy cần phải qui định cụ thể những hành vi nào đ−ợc coi là nhận, hành vi nào là từ chốị Điều 636 cần phải cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ đó. Hay nói cách khác là xây đựng điều luật này thành điều luật mới nh− sau:

Điều 636. Quyền nghĩa vụ của ng−ời thừa kế

1- Kể từ thời điểm mở thừa kế, ng−ời thừa kế có quyền nhận di sản. 2- Việc nhận di sản có thể thực hiện bằng cách thông báo cho những ng−ời thừa kế, ng−ời quản lý di sản hoặc cho cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền, hoặc ng−ời th−a kế thực hiện các hành vi thể hiện ý chí của mình nhận di sản.

3- Những hành vi sau đây đ−ợc coi là nhận di sản:

a) Ng−ời thừa kế chuyển quyền nhận di sản cho ng−ời thừa kế khác; b) Ng−ời thừa kế chết sau thời điểm mở thừa kế, coi nh− mặc nhiên

nhận di sản.

Việc cụ thể hóa các hành vi nhận di sản của ng−ời thừa kế nh− trên là cần thiết, bởi vì nếu ng−ời thừa kế đã nhận di sản thì có quyền yêu cầu những ng−ời có nghĩa vụ đối với ng−ời để lại thừa kế phải thực hiện cho mình nghĩa vụ đó. Mặt khác, ng−ời thừa kế có quyền sử dụng di sản đ−ợc thừa kế, thu hoa lợi, lợi tức, đồng thời phải gánh chịu các nghĩa vụ của ng−ời chết để lại t−ơng ứng với phần di sản đ−ợc h−ởng hoặc phải bồi th−ờng thiệt hại do di sản thừa kế gây thiệt hại cho ng−ời khác, khi đã nhận di sản.

Xác định hành vi nhận di sản thừa kế còn có ý nghĩa trong quan hệ tố tụng dân sự. Tr−ờng hợp có tranh chấp xảy ra, liên quan đến di sản, cần phải xác định t− cách của ng−ời thừa kế trong tố tụng dân sự.

+ Từ chối nhận di sản (Điều 642).

Từ chối nhận di sản (hay còn gọi là kh−ớc từ nhận di sản) là quyền của ng−ời thừa kế. Khi từ chối nhận di sản sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nh− phần di sản lẽ ra ng−ời thừa kế đ−ợc nhận sẽ chia đều cho những ng−ời thừa kế khác. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản có thể làm ảnh h−ởng đến quyền lợi của ng−ời khác. Tr−ờng hợp ng−ời thừa kế có nghĩa vụ với ng−ời thứ ba nh−ng từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì ng−ời có quyền không thể yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế để khấu trừ nghĩa vụ của ng−ời thừa kế. Mặc dù tr−ờng hợp này pháp luật không cho phép từ chối nhận di sản. Tuy nhiên luật không qui định các biện pháp bảo vệ quyền của ng−ời thứ bạ Do vậy khoản 1 Điều 642 BLDS không có tính khả thị Để bảo vệ quyền của ng−ời thừa kế và ng−ời thứ ba cần sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 642 BLDS nh− sau:

Điều 642. Từ chối nhận di sản

1- Ng−ời thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Việc từ chối này phải lập thành văn bản đ−ợc giao cho ng−ời thừa kế, hoặc ng−ời quản lý di sản, hoặc cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền.

2- Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. 3- Tr−ờng hợp ng−ời thừa kế từ chối nhận di sản mà không thực hiện nghĩa vụ tài sản với ng−ời khác, thì ng−ời có quyền sẽ yêu cầu Tòa án cho nhận di sản thay ng−ời thừa kế để khấu trừ nghĩa vụ.

Khoản 3 điều luật này qui định rõ ràng quyền của ng−ời chủ nợ trong tr−ờng hợp ng−ời thừa kế cố tình không thực hiên nghĩa vụ của mình. Khi ng−ời thừa kế có nghĩa vụ tài sản đối với ng−ời khác không thực hiện mà từ chối nhận di sản, sẽ gây ảnh h−ởng đến quyền lợi của ng−ời chủ nợ. Nên pháp luật qui định cho chủ nợ có quyền nhận di sản thay cho ng−ời thừa kế.

Tr−ờng hợp ng−ời thừa kế cố tình không thực hiện nghĩa vụ, thì chủ nợ sẽ gặp khó khăn trong việc đòi nợ. Thông th−ờng, khi ng−ời thừa kế không có mặt tại địa điểm chia thừa kế, thì phần di sản của họ sẽ đ−ợc xử lý theo qui chế tài sản không có ng−ời quản lý và sẽ đ−ợc giao cho ng−ời thừa kế khác quản lý thì chủ nợ không thể thu hồi đ−ợc nợ. Ng−ợc lại, ng−ời thừa kế cố tình không trả nợ bằng cách từ chối nhận di sản mà pháp luật không qui định chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án cho nhận thay phần của ng−ời thừa kế đã từ chối nhận di sản, có nghiã là không đòi đ−ợc nợ. Nh− vậy pháp luật qui định là ng−ời thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cũng không có ý nghĩa pháp lý. Vì vậy, pháp luật nên qui định cho phép chủ nợ có quyền nhận phần di sản trong pham vi khoản nợ thay cho ng−ời thừa kế đã từ chối nhận di sản.

- Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645).

Theo qui định trong BLDS, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ ngày mở thừa kế. Trong thời hạn này ng−ời thừa kế có quyền yêu

Một phần của tài liệu Pháp luật thừa kế của việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 159)