II. Qui chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch
7. Hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng
Xuất phát từ tính chất cộng đồng tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân và ý chí chung của vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản bằng di chúc, pháp luật của n−ớc ta qui định nếu hai vợ chồng cùng lập di chúc chung, thì di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm ng−ời sau cùng chết hoặc từ thời điểm vợ và chồng chết cùng thời điểm. Đây là tr−ờng hợp đặc biệt không xác định thời hiệu của thừa kế đối với phần di sản của ng−ời vợ hoặc ng−ời chồng chết tr−ớc. Qui định này nhằm bảo vệ quyền lợi của ng−ời vợ hoặc chồng còn sống đảm bảo cho ng−ời còn sống tiếp tục khai thác sử dụng tài sản chung do vợ và chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân có hiệu quả. Tuy nhiên, xét về ph−ơng diện lý luận thì qui định này ch−a chính xác, bởi lẽ theo nguyên tắc chung di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế (khoản1 Điều 667) nh−ng Điều 668 qui định di chúc chung có hiệu lực kể từ thời điểm ng−ời sau cùng chết, vậy sẽ xảy ra tr−ờng hợp ng−ời đ−ợc chỉ định trong di chúc chết sau khi ng−ời vợ hoặc chồng chết nh−ng tr−ớc khi ng−ời sau cùng chết thì ng−ời thừa kế sẽ không đ−ợc h−ởng di sản của ng−ời vợ hoặc chồng chết tr−ớc. Để phù hợp với lý luận và thực tế cần phải qui
định theo h−ớng là nếu hai vợ chồng cùng lập di chúc mà một ng−ời chết thì phần di chúc của ng−ời đó có hiệu lực pháp luật và phần di sản chỉ định trong di chúc thuộc quyền sở hữu chung theo phần của ng−ời thừa kế với ng−ời vợ hoặc chồng còn sống, nh−ng để đảm bảo cho việc khai thác sử dụng tài sản chung của vợ và chồng có hiêụ quả pháp luật hạn chế không cho ng−ời thừa kế theo di chúc yêu cầu chia tài sản chung.