Di sản dùng vào việc thờ cúng

Một phần của tài liệu Pháp luật thừa kế của việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 124 - 135)

II. Qui chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch

8. Di sản dùng vào việc thờ cúng

Di sản là tài sản của ng−ời chết để lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ, phần còn lại chia cho ng−ời thừa kế. Tuy nhiên, có tr−ờng hợp ng−ời để lại thừa kế lập di chúc dành lại một phần để thờ cúng hoặc di tặng cho ng−ời khác, cho nên di sản có thể phân thành các loại nh− di sản thờ cúng, di sản dể di tặng và di sản chia thừa kế.

Thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, biểu hiện lòng tôn kính của thế hệ sau đối với thế hệ tr−ớc, đây là truyền thống uống n−ớc nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Để phát huy truyền thống tốt đẹp đó, trong luật cổ Việt Nam đã ghi nhận và điều chỉnh việc thờ cúng ng−ời chết. Qui định này mang tính pháp lý và tính đạo lý, rằng buộc thế hệ sau với những ng−ời đã khuất.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các qui định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng, giúp cho việc nhận thức đầy đủ về bản chất của thờ cúng là một truyền thống tốt đẹp, một bản sắc văn hóa của nhân dân tạ Mặt khác, giúp cho việc sửa đổi, bổ sung các qui định về di sản dùng vào việc thờ cúng phù hợp với phong tục, tập quán của nhân dân tạ

ở n−ớc ta, việc thờ cúng tổ tiên trở thành nét văn hoa độc đáo từ ngàn đời x−a, cho nên pháp luật phong kiến đã điều chỉnh việc tế tự nh− một nghĩa vụ bắt buộc. Điều 389 Luật Hồng Đức qui định:

“Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến dân th−ờng, phàm con cháu, giữ việc phụng sự h−ơng hỏa, thì không kể lớn nhỏ, phẩm chất thấp cao

phải tuân theo lệ th−ờng, ủy quyền cho con tr−ởng của vợ cả, nếu ng−ời con tr−ởng chết tr−ớc, thì lấy ng−ời cháu tr−ởng, nếu không có cháu tr−ởng thì mới lấy ng−ời con thứ. Nếu ng−ời vợ cả không có con trai nào thì mới chọn lấy ng−ời con nào tốt của vợ lẽ. [47].

Việc thờ cúng ông bà, cha mẹ là nghĩa vụ hiếu thảo của con cháu, do vậy không phân biệt thân phận giàu nghèo, địa vị xã hội, mọi ng−ời phải thờ cúng những ng−ời thân thuộc trong gia đình đã khuất. Ng−ời nào vi phạm điều này, thì sẽ bị khép vào tội bất hiếụ

Theo t− t−ởng phong kiến, trong gia đình của ng−ời Việt Nam có ng−ời nắm quyền gia tr−ởng, trong dòng họ có ng−ời tr−ởng họ và nội tộc có tôn tr−ởng. Những ng−ời nắm quyền gia tr−ởng, tôn tr−ởng sẽ quản lý tài sản của ng−ời ch−a thành niên, quản lý một phần di sản của ng−ời chết để lại thực hiện việc thờ cúng ng−ời đó và những ng−ời đã chết trong gia đình, dòng tộc. Tr−ờng hợp cha mẹ đều mất cả, có ruộng đất ch−a kịp làm chúc th−, thì anh em trong gia đình phải lấy một phần hai m−ơi (1/20) số ruộng đất làm phần h−ơng hỏa và giao cho ng−ời con trai tr−ởng giữ. Ng−ời con trai tr−ởng sau này chết, thì ng−ời cháu tr−ởng sẽ giữ h−ơng hỏa và phần h−ơng hỏa đ−ợc tính nh− sau: lấy điền sản là h−ơng hỏa của ông nội đem nhập vào phần điền sản của cha, sau đó dành một phần hai m−ơi toàn bộ điền sản đó để lại làm h−ơng hỏa và l−u truyền cho các thế hệ saụ Nếu cha mẹ có chúc th− lập h−ơng hỏa, thì con cháu phải theo đúng chúc th− đó để thực hiện, ng−ời nào vi phạm thì mất phần mình đ−ợc h−ởng.

Khi đã thiết lập h−ơng hỏa, dù con, cháu nghèo đói cũng không đ−ợc bán, nếu bán thì phạm vào tội bất hiếụ Tr−ờng hợp không còn các cháu trai, trong họ sẽ thỏa thuận cử ng−ời thừa tự giữ phần h−ơng hỏạ

Khác với Luật Hồng Đức, Luật Gia Long không có qui định cụ thể về h−ơng hỏạ Tuy nhiên, vấn đề tr−ởng tử và thừa tự đ−ợc qui định rải rác trong các mục 4, 10, 11 Quyển 6-Hộ luật.

Tr−ởng tử là con trai cả trong gia đình, nếu dòng chính không có con trai mới lập con trai lớn dòng nhánh làm tr−ởng tử. Việc lập tr−ởng tử bắt buộc đối với tất cả các gia đình, nếu không lập tr−ởng tử thì bị phạt 80 tr−ợng. Tr−ờng hợp, vợ chồng không có con, thì nuôi d−ỡng ng−ời đồng tông làm con nối dõi không đ−ợc nuôi ng−ời khác họ làm con nối dõi, trừ tr−ờng hợp nhận đ−ợc con rơi d−ới 3 tuổị Tr−ờng hợp này, mặc dù ng−ời con nuôi khác họ, nh−ng pháp luật cho phép lập con nuôi làm con thừa tự. Nếu không có con cho phép lấy cháu t−ơng đ−ơng chiêu mục đồng tông thừa kế, tr−ớc lấy cùng cha trong thân tộc, không có mới lấy cháu bà con họ xa, lập lên làm con nối dõị

Theo Luật Gia Long, con trai tr−ởng trong gia đình là ng−ời nối dõi việc thờ cúng bố, mẹ, ông, bà. Tr−ờng hợp không có con trai thì lập ng−ời đồng tông thừa tự. Luật Gia Long cũng qui định tài sản của bố mẹ không chia cho các con mà giao cho con tr−ởng để kế thừa nối dõi nghiệp của cha ông. Tr−ờng hợp mà chia gia tài, thì chia đều cho tất cả các con không phân biệt con trai, con gái, con vợ cả hay con vợ lẽ, tì thiếp, mỗi ng−ời đ−ợc h−ởng một phần bằng nhaụ

Sự khác biệt cơ bản giữa Luật Gia Long và Luật Hồng Đức về vấn đề h−ơng hỏa là:

- Trong Luật Gia Long không qui định cụ thể về h−ơng hỏạ

- Sau khi cha mẹ chết, tài sản của cha mẹ không chia, đ−ợc giao cho con tr−ởng tử quản lý. Tr−ởng tử là ng−ời nối dõi sự nghiệp của cha mẹ, giữ gìn phát triển nền thịnh v−ợng chung của gia đình, chăm lo phần mộ và thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Nh− vậy, luật cổ Việt Nam rất coi trọng việc thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Di sản dùng vào việc thờ cúng chủ yếu là điền sản. Ng−ời nối dõi hoặc ng−ời thừa tự có quyền sử dụng h−ơng hỏa, lấy hoa lợi, lợi tức dùng để thờ cúng ng−ời đã khuất, phần còn lại sẽ thuộc về mình. Truyền thống uống n−ớc nhớ nguồn của nhân dân ta đã đ−ợc Bộ DLBK và HVTKHL kế thừa và phát

triển. Điều 319 DLBK và Điều 400 HVTKHL qui định về h−ơng hỏa nh− sau: “H−ơng hỏa là một phần động sản hay bất động sản dùng để thờ cúng cha, mẹ, (vợ chồng) cúng gia tiên bên nội ngoại đó. Ngoài ra, h−ơng hỏa còn gồm các tài sản có thể sinh lời để dùng vào việc phụng thờ.H−ơng hỏa do cha mẹ lập trong chiếu th−, nh−ng không đ−ợc v−ợt quá một phần năm (1/5) số gia sản của ng−ời lập h−ơng hỏạ Nếu v−ợt quá số qui định trên thì giảm bớt xuống ngang với số đã qui định. [18].

Cha mẹ có thể lập h−ơng hỏa và giao cho ng−ời con trai, cháu trai quản lý sử dụng. Nếu không có con trai, cháu trai chính hệ, không bắt buộc phải lập ng−ời thừa tự để cúng mình. Trừ tr−ờng hợp chính mình là ng−ời thừa tự thì phải lập ng−ời kế tự, để kế tiếp phụng thờ tổ tiên. Nếu ngành tr−ởng không có con trai, cháu trai thì ng−ời ăn h−ơng hỏa là con tr−ởng, cháu tr−ởng của ng−ời con thứ hai hoặc thứ bạ.. Ng−ời ăn h−ơng hỏa đ−ợc sử dụng tài sản h−ơng hỏa, có quyền thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản h−ơng hỏa, có nghĩa vụ canh tác ruộng đất là h−ơng hỏa và phải chịu các thuế dịch về bất động sản. Ng−ời ăn h−ơng hỏa thu toàn bộ hoa lợi, lợi tức từ h−ơng hỏa dùng để chi phí cho việc bảo quản h−ơng hỏa, số còn lại đ−ợc tự h−ởng một phần, phần khác dùng vào việc thờ cúng ng−ời lập h−ơng hỏa và tổ tiên ng−ời đó.

Mục đích của việc lập h−ơng hỏa là để thờ cúng những ng−ời quá cố, vì vậy theo nguyên tắc chung những tài sản dùng làm h−ơng hỏa không đ−ợc chuyển dịch và không có thời hiệu triệt tiêụ Tuy nhiên, trong một số tr−ờng hợp đặc biệt, h−ơng hỏa sẽ bị triệt tiêu:

- Khi trong họ không có ng−ời đàn ông nào kế thừa; - Hội đồng gia tộc quyết định cải dụng;

- Tài sản h−ơng hỏa bị phá hủỵ

Việc thờ cúng ng−ời đã khuất do những ng−ời có quan hệ huyết thống gần gũi thực hiện, cho nên pháp luật qui định việc thờ cúng sẽ đ−ợc thực hiện trong phạm vi 5 đời, sau đó trở thành của tế tự chung cho đồng tông.

Nh− vậy, theo qui định trong Bộ DLBK và HVTKHL, h−ơng hỏa đ−ợc lập theo ý chí của ng−ời có tài sản. Tuy nhiên, pháp luật cũng hạn chế một tỷ lệ tài sản nhất định để làm h−ơng hỏa, phần còn lại chia cho những ng−ời thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Của h−ơng hỏa không ai đ−ợc phép định đoạt mà ng−ời thừa tự phải gìn giữ và l−u truyền cho đời saụ

Trong Bộ Dân luật Sài Gòn 1972, qui định về h−ơng hỏa t−ơng đối giống nh− qui định trong Bộ DLBK và HVTKHL. Điều đó chứng tỏ Bộ Dân luật Sài Gòn đã tiếp thu, kế thừa và phát triển cổ luật và Dân luật thời Pháp thuộc một cách t−ơng đối đầy đủ về h−ơng hoả. Điều 600 DLSG qui định: "H−ơng hỏa là phần tài sản đ−ợc giao riêng cho ng−ời thừa tự để lấy hoa lợi dùng vào việc phụng tự ng−ời quá cố hoặc cả ng−ời phối ngẫu và tổ tiên nội tộc ấy nữạ H−ơng hỏa bất khả đoạn mãi và bất khả thời hiệu".

Theo qui định trên, h−ơng hỏa có thể là động sản hay bất động sản, đ−ợc l−u truyền cho con cháu để sử dụng vào việc thờ cúng những ng−ời quá cố nh−ng luật không bắt buộc phải để h−ơng hỏạ Nếu có lập h−ơng hỏa, thì không quá một phần năm (1/5) số tài sản của ng−ời lập h−ơng hỏạ Ng−ời thừa tự của h−ơng hỏa thì phải lập ng−ời kế tự để tiếp tục thờ cúng tổ tiên. Ng−ời kế tự đó phải là con trai (cháu trai), tr−ờng hợp này h−ơng hỏa đ−ợc truyền từ đời này sang đời khác. H−ơng hỏa mãn kết nếu trong họ không còn ng−ời nào là nam thừa kế để cáng đáng việc phụng tự hoặc hội đồng đại tộc quyết định cải dụng không dùng vào việc thờ phụng nữạ Ngoài ra, pháp luật còn qui định h−ơng hỏa đ−ợc triệt bãi khi đã l−u truyền đ−ợc năm đời liên tiếp.

Ng−ời giữ h−ơng hỏa đ−ợc h−ởng hoa lợi của tài sản lập thành h−ơng hỏa và phải chịu mọi thuế dịch về ruộng đất h−ơng hỏạ Hoa lợi, lợi tức thu đ−ợc từ h−ơng hỏa, ng−ời thừa tự dùng vào việc thờ phụng, tu bổ từ đ−ờng, phần mộ, phần còn lại đ−ợc phép chi tiêu cho bản thân. Ng−ời thừa tự đ−ợc phép bán một phần h−ơng hỏa, nếu tiền đ−ờng đổ nát, trong họ không có tiền sửa sang, thì hội đồng đại tộc cho phép bán. Ngoài ra, hội đồng đại tộc có thể

cho phép bán hay đổi chác, nếu xét thấy có lợi cho h−ơng hỏạ

Thờ cúng bố mẹ, ông bà, tổ tiên là một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử, thì thực hiện việc thờ cúng cũng khác nhaụ Điều quan trọng của thờ cúng là để ghi nhớ công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên, giáo dục thế hệ sau luôn luôn t−ởng nhớ công ơn thế hệ tr−ớc. Chính vì vậy mà việc thờ cúng có thể mang tính t−ợng tr−ng, không cần thiết phải dùng số l−ợng tài sản lớn.

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc cải tạo XHCN và chi viện sức ng−ời, sức của cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống giặc Mỹ xâm l−ợc. Nhân dân miền Bắc thực hiện chính sách tiết kiệm để xây dựng CNXH, vì vậy các phong tục tập quán thờ cúng đ−ợc đơn giản hóa nh−ng vẫn giữ đ−ợc tính tôn nghiêm. Pháp luật trong thời kỳ này không điều chỉnh về h−ơng hỏa nh−ng thực tế một số tập quán của nhân dân ta từ thời kỳ phong kiến còn tồn tại, cho nên pháp luật điều chỉnh về thừa tự và lập tự, coi ng−ời thừa tự nh− con nuôi của ng−ời lập tự, do vậy đ−ợc h−ởng di sản của ng−ời lập tự. Để giải quyết vấn đề này, Thông t− 81- TANDTC ngày 24/7/1981 của TANDTC h−ớng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế không qui định về h−ơng hỏa, nh−ng h−ớng dẫn về thừa tự và lập tự. Ng−ời thừa tự là ng−ời thừa kế hàng thứ nhất của ng−ời lập tự có quyền bình đẳng với những ng−ời thừa kế khác cùng hàng.

Những năm 80 của thế kỷ XX, ở miền Bắc phong tục thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên đ−ợc duy trì ở từng gia đình, dòng họ với nhiều mức độ khác nhaụ Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tập quán của từng địa ph−ơng nh−ng đều có chung một điểm là dùng h−ơng hoa để thờ cúng. Việc thờ cúng này tuy có đạm bạc, nh−ng thể hiện lòng thành của cháu con đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

ở n−ớc ta, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ chế thị tr−ờng theo định h−ớng

XHCN, thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống của nhân dân đã có phần d− dật, cho nên việc thờ cúng ông bà, cha mẹ không những có ý nghĩa t−ởng nhớ đến ng−ời đã khuất và còn là ngày anh em, con cháu sum họp quây quần bên nhau ôn lại những kỷ niệm trong gia đình.

Để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân là uống n−ớc nhớ nguồn và tạo điều kiện cho các thế hệ sau thực hiện việc thờ cúng đ−ợc tốt hơn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong đó có di sản dùng vào việc thờ cúng, Nhà n−ớc đã ban hành Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990, Điều 21 qui định:

“ Nếu ng−ời lập di chúc có để di sản dùng vào việc thờ cúng, thì di sản đó coi nh− ch−a chiạ Khi việc thờ cúng không đ−ợc thực hiện theo di chúc, thì những ng−ời thừa kế của ng−ời để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền h−ởng di sản đó. Nếu những ng−ời thừa kế đều đã chết, thì di sản thuộc về ng−ời đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những ng−ời thừa kế theo pháp luật qui định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này”. [46].

Di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là tiền, vàng, nhà ở, hoa màu do ng−ời chết để lại và đ−ợc giao cho ng−ời thừa kế giữ. Ng−ời thừa kế khai thác công dụng của tài sản thu hoa lợi, lợi tức và lấy một phần tài sản hoặc hoa lợi, lợi tức để duy trì việc thờ cúng ng−ời quá cố và tổ tiên. Việc khai thác lợi ích của tài sản nh− thế nào do những ng−ời thừa kế thỏa thuận. Tr−ờng hợp việc thờ cúng không đ−ợc thực hiện thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ chia cho những ng−ời thừa kế hàng thứ nhất của ng−ời để lại di sản thờ cúng. Nếu những ng−ời thừa kế hàng thứ nhất đều đã chết và thời hiệu về thừa kế đã hết, thì di sản thuộc về ng−ời thừa kế đ−ợc qui định tại các Điều 25, Điều 26 Pháp lệnh Thừa kế đang quản lý hợp pháp di sản đó.

Thờ cúng là một nghĩa vụ mang tính đạo đức, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà cha mẹ, thể hiện lòng tôn kính của nhân dân, của dân tộc đối với những ng−ời đã hy sinh trong các cuộc đấu tranh chống thù

trong giặc ngoài đem lại sự bình yên cho đất n−ớc. Nghĩa vụ này là của mọi ng−ời mà không phải của riêng ai, việc thờ cúng mang tính t−ợng tr−ng không nhất thiết phải bằng hiện vật. Nếu thờ cúng, ăn uống linh đình sẽ tốn kém, gây lãng phí không cần thiết. Điều quan trọng là con cháu muốn đền ơn đáp nghĩa ông bà, thì phải đoàn kết th−ơng yêu giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cho nên pháp luật qui định di sản thờ cúng có thể đ−ợc chia nếu có thỏa thuận của những ng−ời thừa kế và thời hạn quản lý di sản là 10 năm kể từ

Một phần của tài liệu Pháp luật thừa kế của việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 124 - 135)