Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Một phần của tài liệu Pháp luật thừa kế của việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 75)

II. Qui chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch

2. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Việc chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật đ−ợc thực hiện kể từ thời điểm ng−ời có tài sản chết. Kể từ thời điểm này, quan hệ pháp luật thừa kế phát sinh. Cá nhân chết là một sự kiện pháp lý làm phát sinh nhiều quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ pháp luật về thừa kế, vì vậy cần phải xác định địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ thừa kế.

Thời điểm mở thừa kế có thể đ−ợc tính là phút, ngày, tháng, năm. Việc xác định cụ thể cần phải căn cứ vào từng việc thừa kế. Tr−ờng hợp mở thừa kế đã quá lâu mà không xác định đ−ợc ngày, thì thời điểm mở thừa kế có thể đ−ợc tính bằng tháng...

Thời điểm mở thừa kế mang tính t−ơng đối, tùy từng tr−ờng hợp khác nhau mà xác định chính xác đến phút, giờ. Thông th−ờng, thời điểm mở thừa kế đ−ợc tính là ngày (ngày giỗ). Vào thời điểm ng−ời có tài sản chết sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của ng−ời thừa kế và những chủ thể khác. Tr−ờng hợp ng−ời thừa kế ch−a thể hiện ý chí của mình là nhận hoặc không nhận di sản, thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của những ng−ời liên quan nh− ng−ời quản lý di sản.

Nh− vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của ng−ời thừa kế và những ng−ời liên quan đến di sản. Những ng−ời thừa kế có quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến di sản thừa kế, có quyền yêu cầu cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế, các quyền tài sản của ng−ời chết đ−ợc chuyển cho những ng−ời thừa kế. Trong thực tế, có những việc thừa kế sau thời gian dài mới chia di sản, nên di sản có sự biến động do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Những tr−ờng hợp này cần xem xét xác định trách nhiệm dân sự của ng−ời gây thiệt hạị

Trong những năm gần đây chính sách về đất đai của Nhà n−ớc ta có nhiều thay đổị Tr−ớc năm 1992 quyền sử dụng đất không là di sản thừa kế, vì vậy cần phải xác định ng−ời để lại thừa kế đ−ợc Nhà n−ớc giao đất vào thời gian nào và có giấy tờ hợp pháp hay không.

Tr−ớc Hiến pháp 1980, đất đai thuộc quyền sở hữu t− nhân, tập thể, Nhà n−ớc. Hiến pháp 1980 qui định đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, cá nhân chỉ có quyền sử dụng không có quyền định đoạt. Hiến pháp 1992 qui định cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển quyền sử dụng đất, trong đó có quyền để lại thừa kế theo di chúc và đ−ợc thừa kế quyền sử dụng đất. Nh− vậy, cần phải xác định ng−ời để lại thừa kế quyền sử dụng đất chết vào thời điểm nàọ Các tr−ờng hợp ng−ời sử dụng đất hợp pháp chết tr−ớc thời điểm có hiệu lực của Luật Đất đai 1992, quyền sử dụng đất của ng−ời chết không đ−ợc coi là di sản thừa kế, vì tr−ớc thời gian này, việc thừa kế của cá nhân đ−ợc thực hiện theo Hiến pháp 1980 và Thông t− số 81/TANDTC ngày 24/07/1981. Theo qui định của Hiến pháp 1980, cá nhân không có quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu trên đất có các công trình xây dựng hợp pháp hoặc cây lâu năm, thì ng−ời thừa kế của ng−ời chết có quyền thừa kế các công trình xây dựng, cây lâu năm đó và đ−ợc phép sử dụng diện tích đất có di sản thừa kế. Tr−ờng hợp, việc thừa kế đ−ợc mở tr−ớc năm 1992 nh−ng đến nay mới chia di sản thì phải xem xét đất mà ng−ời để lại có GCNQSDĐ hay không và đ−ợc giao cho ng−ời khác sử dụng hay ch−ạ Nếu đất ch−a có GCNQSDĐ và đã giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng và họ đ−ợc cấp GCNQSDĐ thì không là di sản. Tr−ờng hợp mở thừa kế sau Hiến pháp 1992 thì di sản là quyền sử dụng đất có GCNQSDĐ chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định ng−ời thừa kế và những ng−ời liên quan đến việc thừa kế. Điều 635 BLDS qui định: "Ng−ời thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế...". Những ng−ời thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế sẽ đ−ợc h−ởng di sản

thừa kế, nếu họ không vi phạm khoản 1 Điều 643 BLDS. Ng−ợc lại, nếu họ có hành vi vi phạm một số qui định tại điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS thì cần phải xác định hành vi vi phạm đó đ−ợc thực hiện tr−ớc hay sau thời điểm mở thừa kế và nếu tr−ớc thời điểm mở thừa kế thì ng−ời lập di chúc có biết hay không. Cần phải xem xét các tr−ờng hợp sau:

Tr−ờng hợp thứ nhất, nếu hành vi vi phạm là giả mạo di chúc, hủy di chúc xảy ra tr−ớc thời điểm mở thừa kế mà ng−ời có tài sản hoàn toàn không biết và sau thời điểm mở thừa kế ng−ời có hành vi vi phạm đó bị phát hiện, thì họ không có quyền h−ởng di sản thừa kế.

Tr−ờng hợp thứ hai, nếu hành vi vi phạm đó xảy ra tr−ớc thời điểm mở thừa kế mà ng−ời có tài sản đã biết hành vi đó, nh−ng không có ý kiến gì, thì phải coi đó là ch−a vi phạm, bởi vì di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, cho nên ng−ời lập di chúc ch−a chết, thì di chúc ch−a có hiệu lực pháp luật và có quyền lập một di chúc khác. Tr−ờng hợp ng−ời có tài sản không lập di chúc khác, thì phải coi là ng−ời lập di chúc đã đồng ý hủy di chúc đã lập.

Tr−ờng hợp thứ ba, ng−ời làm giả mạo di chúc, sửa di chúc, hủy di chúc sau thời điểm mở thừa kế, các hành vi này bị coi là vi phạm điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS.

Nh− vậy, để xác định đúng hành vi vi phạm cần phải xem xét hành vi đó đ−ợc thực hiện tr−ớc hay sau thời điểm mở thừa kế. Nếu thực hiện tr−ớc thời điểm mở thừa kế và bị phát hiện thì phải xem xét là ng−ời lập di chúc có còn khả năng lập di chúc nữa hay không? Nếu hành vi vi phạm thực hiện tr−ớc thời điểm mở thừa kế và đ−ợc phát hiện, nh−ng ng−ời để lại thừa kế còn khả năng lập di chúc khác thì không bị coi là vi phạm điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS. Nếu hành vi sửa chữa di chúc tr−ớc thời điểm mở thừa kế, bị phát hiện ngay và ng−ời sửa chữa, hủy di chúc biết rằng ng−ời lập di chúc không còn khả năng lập di chúc khác thì hành vi đó đ−ợc coi là vi phạm điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS, bởi vì trong ý thức chủ quan của ng−ời sửa chữa, hủy di chúc

nhận thức rằng nếu không hủy, sửa chữa di chúc thì sau thời điểm mở thừa kế, di chúc này có hiệu lực pháp luật, nh− vậy sẽ bất lợi cho mình, cho nên ng−ời có hành vi trên sẽ không có quyền h−ởng di sản.

Xác định thời điểm mở thừa kế để xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm ng−ời lập di chúc chết. Khi còn sống, ng−ời để lại thừa kế đã lập di chúc tr−ớc đó một thời gian có thể hàng năm, trong thời gian đó tài sản đ−ợc ghi trong di chúc có thể bị ng−ời lập di chúc sử dụng hết hoặc đã định đoạt cho ng−ời khác nh− bán, tặng cho một phần tài sản, thì phần di chúc liên quan đến phần tài sản không còn sẽ không có hiệu lực, phần còn lại có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, sau khi lập di chúc ng−ời lập di chúc có quyền sửa đổi, hủy di chúc hoặc lập di chúc khác. Tr−ờng hợp này, khi chia di sản phải xem xét nội dung của các di chúc đó. Nếu đối với một tài sản mà có nhiều bản di chúc cùng định đoạt, thì di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, xác định thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa đối với việc xác định hành vi từ chối nhận di sản có giá trị hay không, vì ng−ời thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trong vòng 6 tháng, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu quá 6 tháng mà ng−ời thừa kế không từ chối nhận di sản, thì mặc nhiên đ−ợc coi là ng−ời thừa kế nhận di sản.

Điều 633 BLDS qui định về thời điểm mở thừa kế nh− sau: “1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm ng−ời có tài sản chết. Trong tr−ờng hợp Toà án tuyên bố một ng−ời là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày đ−ợc xác định tại khoản 2 Điều 81 Bộ luật này“.

Trong thực tế, sự kiện chết của con ng−ời có thể là tự nhiên (chết sinh học) nh− ốm chết hoặc các bệnh tật khác đem lại cái chết cho con ng−ờị Cái chết cũng thể do hành vi bất hợp pháp gây ra (giết ng−ời) hoặc không may gặp biến cố nh− đổ nhà, bão lụt làm cho một hoặc nhiều ng−ời chết. Tuy nhiên, những tr−ờng hợp mất tích không thể xác định đ−ợc một ng−ời đã chết hay

ch−a chết, tr−ờng hợp này theo yêu cầu của ng−ời có thẩm quyền, Tòa án tuyên bố ng−ời đó là đã chết. Thời điểm mở thừa kế của ng−ời bị tuyên bố chết là ngày Tòa án xác định ng−ời đó chết nh− ngày bị tai nạn... Nếu không các định đ−ợc ngày chết của ng−ời bị tuyên bố chết, thì tuỳ từng tr−ờng hợp Toà án sẽ xác định theo khoản 1 Điều 81 BLDS..

Thời điểm mở thừa kế tính là ngày, tuy nhiên trong một số tr−ờng hợp đặc biệt thời điểm mở thừa kế cần tính là phút, vì theo qui định tại Điều 641 BLDS, thì những ng−ời đ−ợc thừa kế của nhau mà chết cùng tai nạn mà không xác định đ−ợc ng−ời chết sau thì coi là họ chết cùng một thời điểm. Nh− vậy tr−ờng hợp này phải căn cứ vào phút để xác định thời điểm mở thừa kế của từng ng−ờị

Sau khi ng−ời có tài sản chết, những ng−ời có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại ủy ban nhân dân xã, ph−ờng, thị trấn nơi c− trú của ng−ời chết. Nơi c− trú của ng−ời chết gọi là địa điểm mở thừa kế.

Nơi c− trú là nơi ng−ời đó sinh ra, lớn lên và có hộ khẩu th−ờng trú. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều tr−ờng hợp cá nhân sinh ra ở một địa ph−ơng, sống một địa ph−ơng khác và làm việc một nơi, thì nơi c− trú là nơi đăng ký hộ khẩu th−ờng trú. Thậm chí, có nhiều tr−ờng hợp cá nhân chết, nh−ng không xác định đ−ợc nơi đăng ký hộ khẩu th−ờng trú. Để giải quyết hậu quả về tài sản và các quan hệ pháp lý khác, Nhà n−ớc căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để qui định nơi c− trú của ng−ời đã chết và trên cơ sở đó những ng−ời có quyền lợi liên quan yêu cầu cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền bảo vệ lợi ích cho mình. Tại đây những ng−ời thừa kế sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ thừa kế. Tr−ờng hợp, có tranh chấp về thừa kế, ng−ời thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện tại địa ph−ơng đó giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Vậy, địa điểm mở thừa kế là nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của ng−ời thừa kế, là nơi Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết việc thừa kế theo

di chúc hoặc theo pháp luật, nơi cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền giải quyết các quyền và lợi ích của những ng−ời liên quan đến di sản thừa kế.

Địa điểm mở thừa kế đ−ợc qui định tại khoản 2 Điều 633 BLDS: "Địa điểm mở thừa kế là nơi c− trú cuối cùng của ng−ời để lại di sản, nếu không xác định đ−ợc nơi c− trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn tài sản".

Thông th−ờng, cá nhân sinh ra ở đâu thì sống ở đó và đăng ký hộ khẩu tại địa ph−ơng mình sống. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sản xuất tiêu dùng phát triển mạnh. Đặc biệt ở các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất thì nhu cầu tuyển lao động rất lớn, cho nên ng−ời lao động đăng ký hộ khẩu ở địa ph−ơng này nh−ng lại làm việc và sống ở địa ph−ơng khác, vì vậy nơi c− trú có thể khác với nơi ở và nơi làm việc. Nơi c− trú là nơi phát sinh các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, còn nơi làm việc là nơi hàng ngày cá nhân đến đó để lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học...

Nếu cá nhân không có hộ khẩu th−ờng trú tại một địa ph−ơng nh−ng đã đến địa ph−ơng khác sinh sống thì nơi c− trú là nơi th−ờng xuyên sống và có đăng ký tạm trú. Tr−ờng hợp không xác định đ−ợc nơi th−ờng xuyên sống thù nơi c− trú là nơi ng−ời đó thực tế đang sinh sống. Tuy nhiên, do việc quản lý xã hội của Nhà n−ớc ta ch−a tốt dẫn đến tình trạng nhiều ng−ời sinh ra không đăng ký hộ khẩu th−ờng trú hoặc tạm trú, cho nên phải xác định địa điểm mở thừa kế là nơi họ thừơng xuyên sống hoặc nơi đang sống, hoặc nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, vì ng−ời thừa kế cần phải thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền để xác nhận các quyền của mình đã phát sinh từ di sản thừa kế. Trong tr−ờng hợp không có ng−ời thừa kế hoặc không xác định đ−ợc ng−ời thừa kế, thì cơ quan nhà n−ớc có

thẩm quyền sẽ quản lý di sản đó... 3. Di sản (Điều 634)

Tr−ớc khi chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, cần phải thanh toán các chi phí và các nghĩa vụ của ng−ời để lại di sản ch−a thực hiện đối với ng−ời khác khi còn sống. Tr−ờng hợp ng−ời lập di chúc có dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng hoặc để di tặng, thì ng−ời chia di sản phải chuyển cho ng−ời quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc ng−ời đ−ợc di tặng phần di sản đó, phần di sản còn lại sẽ chia cho những ng−ời thừa kế. Di sản thừa kế đ−ợc qui định tại Điều 634 BLDS : “Di sản bao gồm tài sản riêng của ng−ời chết, phần tài sản của ng−ời chết trong tài sản chung của ng−ời khác“.

Theo qui định trên, di sản gồm các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của ng−ời đã chết mà tr−ớc khi chết họ ch−a định đoạt hết, sau khi chết đ−ợc chuyển cho những ng−ời thừa kế. Khối di sản này có thể đ−ợc dùng một phần để thờ cúng hoặc di tặng nếu ng−ời lập di chúc có định đoạt, phần còn lại đ−ợc chia cho ng−ời thừa kế.

Tài sản riêng của ng−ời chết bao gồm các tài sản có tr−ớc thời kỳ hôn nhân, tài sản đ−ợc thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản chung của vợ chồng đã thỏa thuận chia thì những tài sản đã chia đó thuộc quyền sở hữu riêng của vợ và chồng. Ngoài ra, di sản gồm phần tài sản của ng−ời chết trong tài sản chung với ng−ời khác, nếu ng−ời để lại thừa kế có quyền sở hữu chung theo phần hay chung hợp nhất.

Tài sản thuộc quyền sở hữu của ng−ời để lại thừa kế bao gồm nhiều loại tài sản, trong đó tài sản quan trọng là nhà ở, quyền sử dụng đất, thu nhập hợp pháp và các loại tài sản khác do pháp luật qui định. Khi phân chia di sản, cần phải xem xét chế độ pháp lý của các loại tài sản để phân chia phù hợp.

- Nhà ở.

Hiện nay, nhu cầu về nhà ở của dân nhân ta rất lớn, nh−ng Nhà n−ớc ch−a thể đáp ứng đ−ợc cho tất cả các đối t−ợng trong xã hội, cho nên nhà ở do

Một phần của tài liệu Pháp luật thừa kế của việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)