VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KCNTTMT VÀO KCN MINH HƯNG
* Điểm mạnh
- Cơ sở hạ tầng của KCN tốt, nên việc triển khai không đòi hỏi đầu tư nhiều; - Sự hình thành và phát triển của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc được sự quan tâm của cả 2 chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc;
- Các công ty đầu tư vào KCN hầu hết là các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến;
- Các chủ đầu tư phần lớn là người nước ngoài nên có ý thức môi trường cao; - Đội ngũ cán bộ của BQL trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc khá hoàn thiện; - Ngành nghề đa dạng là một lợi thế cho cộng sinh công nghiệp;
- Vị trí thuận lợi, gần khu dân cư và gần các khu công nghiệp khác tạo nhiều điều kiện trao đổi chất thải.
* Điểm yếu
- Sự thiếu hụt các chuyên gia trình độ cao, các kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về kỹ thuật môi trường;
- Thiếu hụt các công cụ kinh tế, nguồn kinh phí. Khung chính sách hỗ trợ chưa hoàn thiện;
- Thiếu các phương tiện kỹ thuật để đánh giá thực hiện;
- Năng lực và kinh nghiệm thực hiện các giải pháp kỹ thuật bền vững trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế;
- Các Nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động.
- KCN tập hợp nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia có đặc điểm văn hóa khác nhau làm cho sự cộng tác khó khăn hơn;
- Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế;
- Thiếu các công cụ hiệu quả trong quản lý CTR độc hại, ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh CTR.
* Cơ hội
- Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến;
- Một số quy định mới trong chính sách hỗ trợ, thuộc chức năng hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt nam;
- Triển vọng phát triển các ngành thương mại và dịch vụ liên quan đến quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển, chế biến, xử lý, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao…) phát triển ngành tái chế, các sản phẩm tái chế;
- Sự phát triển của các khía cạnh nghiên cứu mới trong lĩnh vực quản lý CTR; - Tỷ lệ tái sử dụng, tận thu và tái chế phế thải tương đối cao;
- Khả năng áp dụng các công nghệ mới trong tận thu và tái chế CTR;
- Mở rộng và gắn liền trách nhiệm của nhà sản xuất với vòng đời của sản phẩm. Nhận thức và trình độ của cộng đồng ngày càng được nâng cao;
- Nhận thức rõ ràng về thuận lợi và khó khăn trong công tác ngăn ngừa giảm thiểu tác động của CTR (bao gồm nguồn sinh hoạt và nguồn phát sinh CTR độc hại);
- Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng rác thải như nguồn nguyên liệu và năng lượng đầu vào (ví dụ tại các lò nung xi măng).
- Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN;
* Thách thức
- Tầm nhận thức về KCNTTMT của các doanh nghiệp và của các chủ đầu tư chưa cao;
- Thói quen trong cách ứng xử trong giới công nghiệp đã được hình thành hàng trăm năm, khó thay đổi nhận thức và thói quen của công nhân.
Giải pháp hỗ trợ:
- Tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế về tài chính cũng như đầu tư về kinh nghiệm thực hiện hay chuyên gia;
- Thu hút sự quan tâm của các chuyên gia trong nước
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các chủ đầu tư và công nhân thông qua nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn, thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông,…
- Các nhà máy sợ mất nguồn cung cấp hoặc tiêu thụ chất thải khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế);
- Hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các CSSX thực hiện các giải pháp kỹ thuật bền vững;
- Khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ cho các sản phẩm từ vật liệu tái sinh; - Xây dựng các chương trình thực hiện thật rõ ràng, cụ thể.
Nhận xét:
Qua phân tích SWOT ta thấy khả năng áp dụng mô hình KCNTTMT vào KCN Minh Hưng – Hàn Quốc tuy có nhiều khó khăn và thử thách nhưng có thể tận dụng những điểm mạnh sẵn có và các cơ hội để khắc phục nó. Trước mắt, quan trọng nhất vẫn là khâu tuyên truyền. Chúng ta có thể tìm nhiều cơ hội từ các dự án nước ngoài.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KCN MINH HƯNG – HÀN QUỐC THÀNH KCN TTMT HOẠCH ĐỊNH DỰA TRÊN
HỆ THỐNG TIÊU CHÍ
4.1. LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KCN MINH HƯNG – HÀN QUỐC THÀNH KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Hiện tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc đang ở mức độ TTMT trung bình, do đó để tiến tới mức TTMT cao nhất về kỹ thuật KCN phải trải qua 2 giai đoạn từ mức TTMT trung bình đến mức khá và từ mức TTMT khá đến mức cao. Giai đọan 1 sẽ được thực hiện từ năm 20011 đến năm 2015 và giai đoạn 2 được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020.
* Giai đoạn 1 – Tiến trình thực hiện từ mức TTMT trung bình đến mức TTMT khá
Bước 1: Lọc ra những tiêu chí chưa đạt
Các tiêu chí đó bao gồm:
1. Có hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải
2. Xây dựng hệ thống quản lý CTR, CTNH đảm bảo vệ sinh, an toàn 3. Có khu vực giành cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
4. Có hệ thống vận chuyển, trao đổi nguyên liệu giữa các nhà máy hay trung tâm trao đổi chất thải
5. Tận dụng và tái chế rác thải bên trong nhà máy 6. Cộng sinh công nghiệp, hệ sinh học tích hợp 7. Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo 8. Thiết kế sinh thái
9. Xử lý cuối đường ống
10. Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu
Sau khi chọn ra các tiêu chí chưa đạt có thể đề ra các giải pháp tăng cường kỹ thuật có thể thực hiện một số tiêu chí quan trọng và bỏ qua vài tiêu chí ít quan trọng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là mức khá. Ngoài ra, trong các tiêu chí nêu trên mỗi tiêu chí đều có đặc điểm riêng biệt, do đó phải có các biện pháp thực hiện thích hợp với từng tiêu chí cụ thể.
Để đưa KCN Minh Hưng – Hàn Quốc từ mức TTMT trung bình lên mức khá thì đối với một số tiêu chí đã được thực hiện nhưng chưa tốt cần có biện pháp tăng cường thực hiện hơn nữa. Còn các tiêu chí chưa được thực hiện trong đó cụ thể là sẽ xây dựng mới một số công trình thì các công trình xây dựng mới sẽ được xây một lần cho phù hợp tiêu chuẩn của mức cao (Nếu xây dựng phù hợp với mức khá sau đó lại nâng cấp lên mức cao sẽ tốn nhiều công sức và kinh phí hơn, quá trình thực hiện phức tạp hơn). Các công trình sẽ được xây dựng mới là:
- Hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải;
- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý CTR, CTNH đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn. Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải;
- Xây dựng thêm các khu vực hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân.
Còn lại các tiêu chí khác có thể nâng cấp từ từ. Trong từng nhà máy cần quan tâm đến các giải pháp như:
- Tận dụng và tái chế rác thải
- Áp dụng hóa học xanh (tính cho các cơ sở có sử dụng hóa chất) - Cộng sinh công nghiệp, hệ sinh học tích hợp
- Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo - Thiết kế sinh thái
- Xử lý cuối đường ống
- Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu
- Các CSSX phải quan tâm bảo trì, nâng cấp và đổi mới thiết bị - Công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ cao trong nhà máy
Bước này sẽ triển khai các hoạt động cụ thể như chương trình ở bước 2 đã đưa. Việc thực hiện các tiêu chí tại các CSSX có thể gặp khó khăn do thói quen của công nhân, do tiếp cận với phương pháp mới, do trình độ của công nhân… nên chúng ta phải có một tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các giải pháp đến từng cơ sở.
Quá trình hành động phải được kiểm tra, đánh giá liên tục nhằm phát hiện những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết ngay lập tức và khắc phục những nội dung chưa phù hợp.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện một số nội dung hay toàn bộ nội dung của chương trình đề ra ở trên.
- Kiểm tra giám sát sự phù hợp với các yêu cầu của các mục tiêu.
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp cải thiện để khắc phục các tồn tại phát hiện từ các lần kiểm tra trước.
- Việc kiểm tra giám sát được thực hiện tại theo các hình thức: Tại hiện trường, phỏng vấn và qua sổ sách, tài liệu.
Bước 4: Đánh giá lại mức TTMT của KCN
Sau khi thực hiện xong các giải pháp nâng cao mức độ TTMT cần đánh giá lại lần cuối để xác định tổng số điểm và mức TTMT hiện tại KCN đã đạt được sau khi thực hiện các giải pháp. Và dựa vào đó để đề ra chương trình hành động cụ thể tiếp theo.
* Giai đoạn 2 – Tiến trình thực hiện từ mức TTMT khá đến mức TTMT cao
Giai giai đoạn 2 cũng sẽ được thực hiện trình tự theo các bước như giai đoạn 1 chỉ khác là điểm xuất phát và điểm cần phải đạt được ở mức cao hơn. Ngoài ra, một số tiêu chí ở giai đoạn trên chưa triển khai sẽ tiếp tục triển khai và các tiêu chí còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện ở một cấp độ cao hơn. Đầu tiên sẽ sử dụng bảng đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí để lọc ra những tiêu chí chưa đạt và tiếp tục đưa ra từng giải pháp cho từng tiêu chí.
Dưới đây là mô hình minh họa các kỹ thuật thực hiện chuyển đổi KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN TTMT.
-Khởi đầu:
98
Quy hoạch phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt, máy móc thiết bị hiện đại, cán bộ quản lý có trình độ cao
Các giải pháp kỹ thuật bền vững về môi trường chưa cao
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (TTMT trung bình)
- Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải.
- Xây dựng hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải. - Các giải pháp nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại hoá.
- Các giải pháp kỹ thuật bền vững bảo vệ môi trường (thực hiện đạt 60 – 70%).
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (TTMT khá)
- Các giải pháp sử dụng tài nguyên có thể tái tạo.
- Các giải pháp thiết kế sinh thái. - Các giải pháp hóa học xanh. - Cộng sinh công nghiệp. - Xử lý cuối đường ống. …
- Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng
- Hoàn thiện hệ thống trao đổi chất thải trong và ngoài KCN
- Giải pháp tái sinh và tái chế chất thải trong KCN
- Các giải pháp nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân. - Các giải pháp thay đổi công nghệ tự động hóa.
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (TTMT cao)
Mức 2
Mức 3
Hình 4-1: Mô hình kỹ thuật tổng quát