VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN
3.2.3. Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
Các nước phát triển, việc áp dụng kỹ thuật này vào KCN đã được thực hiện rất nhiều nơi và rất hiệu quả nhất là về năng lượng: sử dụng năng lượng gió, mặt trời, dầu sinh học thay cho dầu hóa thạch, …Ở nước ta việc áp dụng còn gặp rất nhiều khó khăn do vốn ban đầu, và do chính các doanh nghiệp ngại thay đổi công nghệ, hầu hết đều nghĩ là các giải pháp này khá khó khăn để thực hiện.
Việc sử dụng năng lượng môi trường vẫn chưa được áp dụng ở KCN Minh Hưng – Hàn Quốc nói riêng và ở tỉnh Bình Phước nói chung do một số nguyên nhân như sau :
- Thiếu quy hoạch tổng thể và chính sách phát triển năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng.
- Thiếu cơ quan đầu mối phối hợp nghiên cứu và triển khai
- Tuyên truyền và đầu tư cho các biện pháp tiết kiệm năng lượng chưa đủ - Thiếu chính sách huy động các nguồn vốn tư nhân
- Thiếu các chính sách trợ giá và khuyến khích ứng dụng năng lượng tái tạo để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Do đó, đối với KCN Minh Hưng – Hàn Quốc cần quan tâm hơn nữa về các giải pháp về sử dụng năng lượng mặt trời trong quá trình xây dựng KCN thành thân thiện môi trường. Những loại tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đây là một tiềm năng đầy hứa hẹn tại Việt Nam
Hình 3-7: Các hình thức năng lượng có thể tái tạo và giải pháp tương ứng
Trong các hình thức năng lượng có thể tái tạo ở trên thì trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc có thể áp dụng trực tiếp là năng lượng mặt trời, sinh khối từ gỗ (có thể áp dụng cục bộ trong nhà máy vì ngành sản xuất gỗ trong không nhiều), còn các năng lượng tái tạo khác lấy từ cỏ cây, dầu cải (tạo xăng sinh học) khó áp dụng hơn do nguồn nguyên liệu không sẵn có, có thể lấy từ nơi khác sau khi đã chế tạo ra nhiên liệu.
Thực tế, nguồn tài nguyên này hầu như chưa được áp dụng tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, đây vẫn còn là một tiềm năng đầy hứa hẹn.