Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo (Renewable resources)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng Hàn Quốc tỉnh Bình Phước (Trang 31 - 32)

VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN

1.2.4.Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo (Renewable resources)

Tài nguyên có thể tái tạo (có thể phục hồi) là những loại nếu biết khai thác hợp lý, chúng có khả năng tự phục hồi để trở lại trạng thái ban đầu, như các động vật, thực vật, đất và các độ phì của đất, năng lượng mặt trời, gió, ...

Chúng ta cần phải tăng tối đa khả năng sử dụng nguồn tài nguyên có thể tái tạo/phục hồi phụ thuộc vào nguồn bức xạ mặt trời, gió, sinh khối, năng lượng sinh học, xăng sinh học và các tài nguyên có thể tái tạo khác. Ngoài nguồn năng lượng hiện có

để giảm tối đa về vấn đề ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, năng lượng cần cho KCN cũng cần dựa vào các nguồn tài nguyên này. Nguồn tài nguyên có thể phục hồi đem lại lợi ích kinh tế và môi trường.

Việc sử dụng tài nguyên có thể tái tạo được góp phần làm cho các nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt, giá trị sử dụng của các nguồn tài nguyên không bị mất đi. Mặt khác, việc làm này góp phần giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, gián tiếp bảo vệ nguồn tài nguyên này trong tình hình cạn kiệt tài nguyên như hiện nay. Do đó, phát triển bền vững phải sử dụng tối đa nguồn năng lượng vô cùng quí giá này và giảm đến mức tối thiểu sử dụng nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo.

Tùy theo điều kiện tại khu vực sản xuất, ngành nghề sản xuất mà có thể áp dụng nguồn tài nguyên tái tạo khác nhau. Đây là một nguồn tài nguyên có nhiều tiềm năng áp dụng ở Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng Hàn Quốc tỉnh Bình Phước (Trang 31 - 32)