Hóa học xanh (Green chemistry – GC)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng Hàn Quốc tỉnh Bình Phước (Trang 30 - 31)

VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN

1.2.3.Hóa học xanh (Green chemistry – GC)

Hóa học xanh nghĩa là thiết kế, phát triển và ứng dụng các sản phẩm hóa chất cũng như các quá trình sản xuất, tổng hợp hóa chất nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ việc sử dụng các chất gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường”. Nói một cách tổng quan là “xanh hóa” những chất tổng hợp cũ, “xanh hơn” những chất tổng hợp mới và sản sinh ra những hợp chất ít độc hại hơn. [2]

Các nguyên tắc của Hóa học xanh: 12 nguyên tắc [3]

Nguyên tắc 1: Ngăn ngừa chất thải

Nguyên tắc 2: Thiết kế hóa chất và sản phẩm an toàn hơn Nguyên tắc 3: Thiết kế những hóa chất tổng hợp ít nguy hại hơn Nguyên tắc 4: Sử dụng nguyên liệu có thể tái sinh

Nguyên tắc 6: Loại trừ dẫn xuất hóa học

Nguyên tắc 7: Chuyển đổi tối đa lượng nguyên tử tham gia phản ứng vào sản phẩm

Nguyên tắc 8: Sử dụng dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn Nguyên tắc 9: Gia tăng hiệu suất năng lượng

Nguyên tắc 10: Thiết kế hóa chất và sản phẩm để có thể phân rã sau sử dụng Nguyên tắc 11: Phân tích nội quy trình tức thời để ngăn ngừa ô nhiễm

Nguyên tắc 12: Giảm thiểu tiềm năng xảy ra rủi ro

Nguyên nhân chính làm cho hóa học xanh được sự hưởng ứng và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì đây là con đường dẫn đến sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Và công nghệ Hóa học xanh đã ra đời cũng như đã được xem như là một công nghệ chiến lược cho phát triển bền vững toàn cầu. Hóa học xanh còn được gọi là Hóa học bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) đề xướng lần đầu tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm nhằm truy tìm những biện pháp giải quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là đặt trọng tâm vào việc quản lý và xử lý các chất thải rắn, lỏng, và khí từ ngành công nghiệp.

Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu trong việc ứng dụng Hóa học xanh vào các ngành công nghiệp sản xuất như: ngành sản xuất dược phẩm, ngành sản xuất vật liệu bán dẫn, ngành xử lý gỗ,... Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hóa học xanh là một khái niệm tương đối mới. Do đó, bên cạnh việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên Thế giới, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu áp dụng hóa học xanh cho các ngành công nghiệp sản xuất khác nhằm áp dụng đại trà cho các ngành công nghiệp trong cả nước, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng Hàn Quốc tỉnh Bình Phước (Trang 30 - 31)