VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN
1.3.1.4. xuất tiêu chí đánh giá KCNTTMT
Mục đích của việc xây dựng KCNTTMT suy cho cùng vẫn là hướng đến một nền kinh tế công nghiệp bền vững hay cũng chính là bền vững trong từng KCN. Nội hàm của phát triển bền vững khu công nghiệp không nằm ngoài ba mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển có hiệu quả về kinh tế; phát triển hài hòa về mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động; và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trong và ngoài KCN.
Với cách tiếp cận vấn đề phát triển bền vững KCN, đề tài đưa ra hệ thống đánh giá mức độ thân thiện của KCN được xác định theo ba nhóm tiêu chí: Nhóm các tiêu chí đánh giá kinh tế, nhóm tiêu chí xã hội, nhóm tiêu chí môi trường và kỹ thuật. Các tiêu chí này không chỉ phản ánh trong nội tại KCN mà còn liên quan đến những tác động lan tỏa của KCN đến cộng đồng xung quanh.
Phân tích và mô tả mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đã trở thành chủ đề quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa 2 yếu tố này. Tăng trưởng hay sự thay đối trong các hoạt động kinh tế tạo nên các biến đổi về môi trường. Sản xuất và thương mại phát triển sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều ô nhiễm. Sự thay đổi về mức độ ô nhiễm có tính chất thời gian và không gian. Bất cứ sự thay đổi về quan hệ kinh tế hay chính sách của một ngành sẽ gây ảnh hưởng tới ngành khác và thông qua đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Ngược lại, nền kinh tế càng phát triển thì vấn đề quan tâm đến bảo vệ môi trường càng cao.
Những tiêu chí về kinh tế bao gồm:
Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện
Vốn đầu tư bình quân của một dự án và vốn đầu tư bình quân trên một ha đất.
Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN
Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao động, trên 1 ha.
Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi (economies of scope) hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo qui mô (economies of scale) trong hoạt động của KCN.
• Tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ yếu
trong KCN.
• Lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương có KCN. Tỉ lệ doanh
thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN.
• Về mức độ liên kết kinh tế: tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau
trong KCN và tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng số doanh nghiệp KCN.
Tác động lan tỏa về mặt kinh tế
• Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa
phương. Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương so với mức chung của cả nước;
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN: tỉ trọng về doanh thu,
giá trị gia tăng, vốn sản xuất, lao động tính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
• Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu ngân sách
địa phương từ KCN; số lượng và chất
2. Các tiêu chí xã hội
Tiêu chí phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN được tập trung vào các chỉ tiêu về khả năng giải quyết việc làm của KCN cho lao động địa phương:
• Sử dụng lao động địa phương: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với
tổng số lao động làm việc trong KCN.
• Số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động địa
phương.
• Mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động, trong đó, đối với
lao động địa phương và lao động từ nơi khác đến.
• Thực hiện các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế.
• Việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm,...).
3. Tiêu chí môi trường và kỹ thuật
Tiêu chí về quy hoạch
Sự phù hợp của vị trí xây dựng KCN với quy hoạch tổng thể tại khu vực, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và môi trường sinh thái.
Cơ sở hạ tầng
Tiêu chí về cơ sở hạ tầng: Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong KCN là đầu tư xây dựng, cải tạo CSHT, đường xá, khuôn viên cây xanh, mặt nước, hệ thống cung cấp điện, cung cấp và xử lý nước thải,… Ngoài ra, để xây dựng KCNTTMT các CSSX phải đầu tư một số trang thiết bị phục vụ cho các quá trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững như sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo, hóa học xanh, SXSH,….
Các giải pháp kỹ thuật bền vững bao gồm: Sản xuất sạch hơn; Tái sử dụng, tái chế; Hóa học xanh; Cộng sinh công nghiệp; Xử lý cuối đường ống; Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo; Hệ sinh học tích hợp; Thiết kế sinh thái.
Tiêu chí công nghệ
Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng của các nhà máy trong KCN, để xây dựng một KCNTTMT không thể không quan tâm tới công nghệ. Các CSSX phải quan tâm tới các vấn đề về bảo trì máy móc, tân trang, thay đổi trang thiết bị theo xu hướng ngày càng tiết kiệm năng lượng, sử dụng máy móc hiệu quả, tạo ra ít chất thải hơn. Hoặc có thể thay các loại máy móc, thiết bị, các bộ phận máy móc phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu, hóa chất khác với loại đang dùng để trong suốt quá trình sản xuất tạo ra ít chất thải hơn, chất thải ít độc hại hơn.
Tiêu chí quản lý môi trường
- Tuân thủ luật BVMT: Chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, các nghị quyết của Bộ chính trị, các Nghị định của Chính phủ, thông tư liên bộ, thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư các bộ ngành liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
- Các nhà máy, xí nghiệp phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường.
- Ban hành quy chế riêng cho khu công nghiệp và chủ đầu tư, các nhà máy, xí nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chung này.
- Các nhà máy, xí nghiệp phải áp dụng EMS, ISO 14000, kiểm toán môi trường