Những khó khăn gặp phải khi phát triển KCNTTMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng Hàn Quốc tỉnh Bình Phước (Trang 25 - 27)

VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN

1.1.7.Những khó khăn gặp phải khi phát triển KCNTTMT

Phát triển KCNTTMT là công cuộc kinh doanh phức tạp đòi hỏi sự tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong thiết kế và ra quyết định. Sự thành công của mô hình KCNTTMT tùy thuộc vào mức độ cộng tác của các tổ chức liên quan các chuyên gia về thiết kế, những nhà đầu tư và các nhà máy trong KCN.

Một số lợi ích khi phát triển KCNTTMT chỉ trở nên rõ ràng khi chi phí và lợi ích được tính cho một khoảng thời gian dài hơn so với hoạt động tài chính của KCN.

Các nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế). Sự trao đổi sản phẩm phụ/chất thải có thể hạn chế tính tin cậy khi sử dụng vật liệu độc hại. Các giải pháp SXSH của

các vật liệu thay thế hay quy trình thiết bị lại phải tính đến thứ tự ưu tiên trong việc trao đổi các vật liệu tính độc hại trong KCNTTMT.

Một số doanh nghiệp không quen với cách làm việc trong “cộng đồng” và có thể gặp trở ngại trong việc phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp khác. Sự cộng tác có thể đặc biệt khó khăn nếu KCNTTMT tập hợp nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia có đặc điểm văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN.

Nhiều KCN là tập hợp của nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và vừa. Mặc dù các doanh nghiệp này sẽ có lợi khi sử dụng chung các dịch vụ môi trường trong KCN, nhưng ít có khả năng về công nghệ để cải tiến hiệu quả môi trường ở doanh nghiệp mình. Vì vậy, KCNTTMT cần hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho những trường hợp này.

 Các cơ sở nhỏ bên ngoài KCN thường gây ô nhiễm trầm trọng môi

trường xung quanh do thiếu nhân lực, công nghệ lạc hậu và sử dụng tài nguyên không hiệu quả. Trong khi đó, các cơ sở này lại thường là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy trong KCN. Do đó, KCNTTMT phải đặt ra yêu cầu và cần tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất này thực hiện nghiêm túc các hoạt động xử lý ô nhiễm và BVMT, tổ chức các khóa huấn luyện và ngay cả hỗ trợ kinh phí thực hiện.

 Hoạt động trao đổi sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải có thể dẫn đến việc

loại bỏ một số cơ sở đã từng thu lợi từ chất thải và sản phẩm phụ (như các cơ sở thu mua phế liệu hay cơ sở tái sinh, tái chế tư nhân). Sự hình thành mạng lưới tái sinh hoặc trao đổi sản phẩm phụ giữa các doanh nghiệp trong KCNTTMT có thể làm mất đi nguồn thu nhập, kế sinh nhai của hàng ngàn hộ gia đình. Do đó, các nhà đầu tư KCNTTMT có thể hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp này nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo đạt TCMT. Các cơ sở này cũng có thể trở thành thành viên của Trung Tâm trao đổi chất thải của KCNTTMT.

 Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung

vào xử lý chất thải hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCNTTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật để hỗ trợ sự hình thành và phát triển các KCNTTMT trong tương lai.

 Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định.

 - Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các

nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến;

 - Các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có

quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái;

 - Hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý

thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dạng vật chất.

 Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức

năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng Hàn Quốc tỉnh Bình Phước (Trang 25 - 27)