Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 99 - 116)

a) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp (Điều 25 Nghị định 182/2004/NĐ-

3.2.6.Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đa

đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, như hiện nay, khi mà "tấc đất" là "tấc vàng", và đặc biệt với Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thì công tác quản lý và sử dụng đất đai càng có tầm quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới, vì vậy đòi hỏi cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai.

Để có quyết định đúng và trúng, giải pháp được thực hiện tối ưu, sai sót được phát hiện kịp thời, hạn chế những vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm pháp luật đất đai phải được xử lý nghiêm khắc.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai còn nhằm phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, uốn nắn, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ và giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý các vi phạm về đất đai. Đề cập đến vấn đề thanh tra, kiểm tra, VI.Lênin đã viết: "Nói chung, việc thi hành đạo luật được bảo đảm bằng cách nào? Thứ nhất, bằng cách giám sát sự thi hành đạo luật. Thứ hai, bằng cách trừng phạt trong trường hợp không thi hành" [23, tr. 357] và Người cũng nhấn mạnh: "Cục, vụ là những thứ bỏ đi; sắc lệnh cũng là thứ bỏ đi. Tìm người, kiểm tra công việc - tất cả là ở đó" [22, tr. 450]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [26, tr. 520]. Đồng thời, "tăng

cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, tập trung giải quyết khiếu kiện của nhân dân, coi đó là công cụ quan trọng để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội" [13, tr. 39].

Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai là phân định rõ đúng, sai, tốt, xấu, từ đó kiến nghị biện pháp để sửa chữa hoặc xử lý vi phạm. Xét về bản chất và mục đích của kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai không phải là để "bới lông, tìm vết", "tóm bắt" và "vạch mặt", mà giá trị chân chính của nó là nhân rộng ưu điểm, khắc phục vi phạm, tìm cách uốn nắn, sửa chữa chính xác và kịp thời.

Để công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đạt kết quả tốt; các vi phạm hành chính về đất đai đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời, mang tính ngăn ngừa và giáo dục cao, theo chúng tôi Thái Bình cần thực hiện tốt một số điểm sau:

Một là, phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và ngắn hạn;

tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tùy tiện hoặc khi các cá nhân, đơn vị "có vấn đề", có đơn tố cáo… rồi mới thanh tra, kiểm tra. Các cấp lãnh đạo đều phải nhận thức rằng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra cũng là nâng cao chất lượng lãnh đạo.

Những năm tới, Thái Bình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tập trung vào thanh tra công tác quản lý, SDĐ ở cơ sở, việc thực hiện quy hoạch SDĐ, cấp GCNQSDĐ, việc ngăn chặn phá vỡ mặt bằng đất canh tác, đào

ao, vượt thổ trái phép. Kiểm tra việc SDĐ

ở một số tổ chức, đơn vị trong tỉnh, thanh tra việc thực hiện bồi thường giá trị QSDĐ để giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và việc thực hiện Quyết định số 948/2000/QĐ-UB ngày 25/9/2000, Quyết định số 18/2002/QĐ-UB ngày 27/3/2002 của UBND tỉnh Thái Bình; kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Đồng thời chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung giải quyết dứt điểm những tranh

chấp, khiếu nại về đất đai còn tồn đọng và việc giải quyết kịp thời những vụ việc mới phát sinh ngay từ cơ sở [19, tr. 90-91].

Hai là, phải công khai và dân chủ hóa trong quá trình kiểm tra, thanh tra.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành công khai; việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kết luận vi phạm về đất đai phải dựa trên những căn cứ, chứng cứ rõ ràng, không được quy chụp, "theo dư luận", hoặc theo ý kiến chủ quan của người thanh tra, kiểm tra.

Kết luận vi phạm, kết quả xử lý phải được thông báo công khai, rộng rãi nhằm tạo bầu không khí tâm lý thẳng thắn, dân chủ, trung thực, tin tưởng lẫn nhau, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra. Các khuyết điểm được chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra không phải chỉ để kỷ luật, mà chủ yếu là để người vi phạm không tái phạm vi phạm pháp luật đất đai nữa, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa giáo dục các đối tượng khác không có hành vi vi phạm như người đã bị xử lý.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra phải dựa vào quần chúng. Bởi vì, chỉ có dựa

vào quần chúng thì mới có thể xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất sự việc, hiện tượng. Khi thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai ở cơ sở các cơ quan, cá nhân có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra phải dựa vào quần chúng, biết tạo cho quần chúng tham gia nhiều nhất với các hình thức khác nhau vào công tác này thì hiệu quả sẽ cao, nhanh chóng và có sức giáo dục lan truyền mạnh hơn.

Chính quyền cấp xã, cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của mình về việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy thanh tra, kiểm tra; coi trọng chất lượng, đảm bảo đủ

số lượng, xứng đáng là "tai, mắt", của Đảng, của chính quyền các cấp. Đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để bộ máy thanh tra, kiểm tra các cấp hoạt động thuận lợi; giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, có uy tín với quần chúng.

Năm là, linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, thanh tra như các hình thức thường xuyên, đột xuất, định kỳ; phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Mỗi hình thức và phương pháp thanh tra, kiểm tra đều có những ưu điểm riêng, chúng bổ sung và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần phát huy những ưu điểm này. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra không nên tuyệt đối hóa một hình thức, phương pháp nào.

Sáu là, mọi vi phạm pháp luật về đất đai đều phải bị xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kỳ ai dù ở cương vị công tác nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép một ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý. Kiên quyết chống mọi hành vi bao che, nương nhẹ, nể nang người vi phạm pháp luật đất đai dưới bất kỳ hình thức nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luận không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng. Mà chút gì cũng xử phạt cũng không đúng [26, tr. 284].

Bảy là, triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Thực tế đã

phản ánh, nhiều cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thỏa thuận sử dụng "giải pháp dung hòa", "cả hai cùng có lợi" bằng cách "cưa đôi" số tiền bị xử phạt; người có thẩm quyền xử phạt nhận số tiền này, coi là tiền của riêng mình và "bỏ qua" vi phạm không làm thủ tục xử phạt đối với cá nhân vi phạm nữa.

Tóm lại, vi phạm hành chính về đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất

đai ở Thái Bình nói riêng là hệ quả trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ đầu chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Để phòng, chống các hành vi vi phạm hành chính về đất đai, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thực hiện bằng nhiều giải pháp, các giải pháp này có mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo thành sức mạnh

tổng hợp, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, của các cơ quan, các đơn vị. Các giải pháp này phải được được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; có như vậy mới hạn chế được vi phạm pháp luật về đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất đai nói riêng. Với Thái Bình, một tỉnh thuần nông, mật độ dân số cao thì việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đó là cần thiết cho phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai mà luận văn đã đề cập trong chương 3.

Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với mọi quốc gia, ở mọi thời điểm thì đất đai luôn là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài sản vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất đai có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc; càng ngày nó càng được khai thác có hiệu quả hơn để phục vụ đời sống con người. ở nước ta, từ trước đến nay, đất đai luôn được mọi chế độ Nhà nước quan tâm, bảo vệ; đặc biệt là chế độ Nhà nước XHCN. Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ tầm quan trọng và ý nghĩa đó, bởi mỗi tấc đất Việt Nam đã thấm bao mồ hôi, máu và nước mắt của mọi thế hệ người Việt Nam.

Cũng chính vì đất đai có vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nên nhiều tổ chức và cá nhân đã cố tình vi phạm pháp luật đất đai, tìm mọi cách để làm lợi cho mình từ đất đai, đặc biệt là với Thái Bình, khi mà bình quân diện tích đất trên đầu người rất thấp. Để hạn chế vi phạm pháp luật đất đai cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai với nhiều biện pháp như làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; xử lý nghiêm các vi phạm dù đối tượng vi phạm là bất kỳ ai, giữ bất kỳ vị trí gì trong xã hội; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai... Một trong các biện pháp hữu hiệu để quản lý đó là xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính về đất đai được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý, hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Những năm qua, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình đã đạt được những kết quả rất tích cực, cùng nhân dân cả nước bảo vệ từng tấc đất - đó là thành quả cách mạng do bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ; góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự; đưa đất đai vào sử dụng ngày một đúng pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm; người sử dụng đất gắn bó với đất hơn và sử dụng đất hiệu quả hơn; dành được nhiều đất hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng,

phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Tuy việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy, nhưng chính bản thân nó cũng còn những bất cập, hạn chế, yếu kém nhất định. Vi phạm đất đai xảy ra nhiều nhưng xử lý ít, thậm chí không xử lý; dùng văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở thay cho việc xử phạt; từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm liên tục tái diễn, làm "nhờn" pháp luật và diễn biến phức tạp mà hậu quả chưa thể lường trước được.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống pháp luật về đất đai, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa hoàn chỉnh; trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn hạn chế; một bộ phận đội ngũ cán bộ này thiếu trách nhiệm, né tránh, thoái hóa, biến chất; việc xử lý vi phạm không nghiêm, không có tính răn đe, ngăn ngừa và giáo dục; bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như sự hiểu biết về pháp luật, tinh thần và trách nhiệm chưa cao của một số ít nhân dân...

Vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai hiện nay ở Thái Bình trở nên bức xúc và cấp thiết, nó xuất phát từ thực trạng hoạt động của chính bản thân nó trước những đòi hỏi và sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai, phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai phải dựa trên nhiều cơ sở, sử dụng nhiều giải pháp và áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau, nhưng chủ yếu dựa vào các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai.

những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố

1. Đỗ Thị Phượng (2005), "Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ địa chính - một giải pháp

cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai", Nghiên cứu và trao đổi, (1), Nội san của Trường Chính trị Thái Bình, tr. 43-44.

2. Đỗ Thị Phượng (2005), "Một số kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng đất đai ở

Thái Bình những năm qua", Thông tin công tác trường chính trị, (2), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 28-29.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 99 - 116)