Quan điểm về tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 78 - 83)

a) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp (Điều 25 Nghị định 182/2004/NĐ-

3.1.2.Quan điểm về tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay

3.1.2. Quan điểm về tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay

Từ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Thái Bình về phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến đất đai; trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai; chúng ta thấy rằng, tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải quán triệt đầy đủ các quan điểm:

Một là, phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai phải đảm bảo đất đai thuộc

sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Nhà nước ta có được đất đai như ngày nay, chúng ta phải khẳng định rằng đó là thành quả cách mạng mà bao thế hệ đi trước đã phải đổ máu, hy sinh để bảo vệ, giữ gìn từ bọn đế quốc, phong kiến; cha ông ta, nhân dân ta đã phải trải qua bao gian khổ, bỏ ra biết bao công sức để khai phá, cải tạo, bồi bổ đất đai; chính vì vậy mà đất đai không thuộc về một cá nhân, một tổ chức hay một giai cấp nào mà nó thuộc về toàn thể nhân dân, nhưng Nhà nước thay mặt cho nhân dân làm đại diện chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối trong quản lý. Quan điểm này đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; trong văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước ta; và được ghi nhận trong Nghị quyết Trung ương bảy khóa IX: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" [15, tr. 61]. Đồng thời, quan điểm cũng phù hợp với bản chất của đất đai "là lãnh thổ, tài nguyên, là tài sản chung vô cùng quý giá của quốc gia được tạo lập nên bởi công sức và xương máu của toàn dân tộc qua nhiều thế hệ" [5, tr. 11].

Quan điểm trên đã thể hiện rõ toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước ta thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, mà không thể thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào.

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu duy nhất về đất đai, Nhà nước có đầy đủ, trọn vẹn các quyền năng của một chủ sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, mà các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ đất đai không thể có được. Quán triệt quan điểm này, trong việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải coi toàn bộ đất đai trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; vì vậy, không còn khái niệm đất vô chủ, đất vắng chủ, không có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai, không có sự phân công, phân cấp về sở hữu đất đai. Tuy rằng, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nhưng Nhà nước không độc quyền về quyền sử dụng đất đai, và cũng không trực tiếp sử dụng đất đai, mà Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài dưới hình thức cho thuê đất, giao đất có hoặc không thu tiền sử dụng đất. Việc giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất là nhằm mục đích khuyến khích việc sử dụng đất có hiệu quả, song đó không phải là quyền tư hữu, vì Nhà nước có quyền định đoạt tối cao thông qua bộ máy quản lý từ Trung ương đến cơ sở. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của mình như: Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quyết định mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, nghiêm cấm việc lấn, chiếm, hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích...

Nhà nước quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai theo quy hoạch, đã giúp cho Nhà nước can thiệp sâu vào quá trình sử dụng đất, đồng thời khắc phục những tồn tại về quản lý đất đai do lịch sử để lại; là điều kiện để đất đai được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện quyền thống nhất quản lý đất đai của mình. Nhà nước thiết lập bộ máy quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương, đồng thời quy định chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, mục đích để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh buông lỏng, chồng chéo hoặc phân tán trong quản lý; mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đều phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra.

Hai là, tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải trên cơ sở quan điểm "quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt" [15, tr. 61].

Luật Đất đai năm 1993 quy định trong điều kiện nhất định thì người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất; chính vì vậy, từ đó đến nay, quyền sử dụng đất đã trở thành hàng hóa.

Do đất đai có tính chất đặc biệt, nên hàng hóa quyền sử dụng đất đai cũng mang tính chất đặc biệt, mà không như các loại hàng hóa khác.

Quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt, vì một số lẽ: Nó chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, Nhà nước đặt ra các quy định pháp lý đặc biệt để quản lý như cơ quan quản lý đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất...; hơn nữa, vì là hàng hóa nên quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường và chịu sự tác động của thị trường, nên Nhà nước phải đặt ra những quy định để phù hợp với quy luật vận động của thị trường quyền sử dụng đất đai.

Quyền sử dụng đất là hàng hóa để cho phép người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, vì vậy nó đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó, yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước là phải quan tâm đầy đủ đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong quản lý thị trường đặc biệt này, tránh coi trọng vấn đề xã hội mà bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề kinh tế, hoặc ngược lại quá coi trọng vấn đề kinh tế mà coi nhẹ hoặc bỏ qua vấn đề chính trị, xã hội, phải "bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội" [15, tr. 61].

Ba là, tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải

đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng của đất đai.

Đây là quan điểm được ghi nhận trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai.

Sử dụng đất đai hợp lý là dựa vào tính chất của từng loại đất, yêu cầu và mục đích của việc sử dụng để sử dụng đất.

Việc sử dụng đất phải trên căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đó chính là cơ sở, là điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm.

Để khai thác có hiệu quả đất đai, xuất phát từ cơ sở đất đai bị hạn chế bởi không gian, chính vì thế Nhà nước đã quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác, cải tạo đất trống, đồi núi trọc, đất hoang, đất ven biển vào sử dụng với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng vẫn phải tuân thủ điều kiện tiết kiệm.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quy định rất cụ thể mục đích sử dụng các loại đất, vì vậy người sử dụng phải tuân thủ mục đích đã được quy định; nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất mà khi chuyển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thì người sử dụng đất phải xin phép và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Bốn là, đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là

trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai là lực lượng nòng cốt, chính quyền cơ sở có vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai.

Năm là, trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai phải coi

trọng các biện pháp phòng ngừa, kết hợp giữa phòng và chống. Chống tốt để răn đe, phòng ngừa, ngược lại phòng ngừa tốt để hạn chế tới mức thấp nhất vi phạm và xử lý vi phạm.

Phòng, chống vi phạm pháp luật là tổng hợp các biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm ngăn ngừa, hạn chế vi phạm; tìm nguyên nhân và điều kiện dẫn tới vi phạm để từng bước loại trừ nguyên nhân và điều kiện đó; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật xảy ra. Phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm hai nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất là phòng ngừa: Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật theo phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Mục đích của nó là ngăn chặn không cho các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính về đất đai xảy ra; đồng thời phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện để dẫn đến vi phạm, từ đó có biện pháp triệt tiêu nguyên nhân và điều kiện đó. Biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa là làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân; đồng thời sử dụng có hiệu quả sức mạnh của dư luận xã hội. Phòng ngừa vi phạm hành chính mang tính nhân đạo và đảm bảo hiệu quả cao về mặt kinh tế, bởi vì nó làm giảm đáng kể các chi phí của Nhà nước cho việc phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm; các chi phí do người vi phạm bỏ ra để khắc phục hậu quả của việc vi phạm.

Thứ hai là phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm: Việc phát

hiện kịp thời các vi phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng, chống vi phạm. Vì nó sẽ làm cho chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, từ đó hạn chế tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm là để tuân thủ pháp chế XHCN, đồng thời nó cũng có tác dụng giáo dục với người vi phạm và cũng là động thái để phòng ngừa các hành vi vi phạm khác.

Thấy được tầm quan trọng của công tác phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, UBND tỉnh Thái Bình đã rất quan tâm đến vấn đề này. Thời gian qua, đã có nhiều chỉ thị, kế hoạch, công văn chỉ đạo cụ thể như Chỉ thị 11/2002/CT-UB ngày 21/5/2002 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; Công văn 277/UB- TH ngày 02/3/2004 về kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của các doanh nghiệp; Công văn 480/UB-TH ngày 6/4/2004 về kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất ven đường quốc lộ, tỉnh lộ và việc quản lý, sử dụng đất chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Công văn 541/UB-TH ngày 15/4/2004 về kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; Kế hoạch 07/KH-UB ngày 28/6/2004 về tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Chỉ thị 16/2004/CT-UB ngày 28/6/2004 về triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003; Công văn 1829/UB-TH ngày 18/10/2004 về xử lý vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 23/KH-UB ngày 19/11/2004 về kiểm kê đất đai năm 2005; Công văn 163/ UB- TH ngày 28/01/2005 về tăng cường kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai

ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; Thông báo 06/TB-UB về chủ trương xử lý vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh... Các văn bản trên là định hướng, là căn cứ quan trọng cho công tác phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 78 - 83)