Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 94 - 99)

a) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp (Điều 25 Nghị định 182/2004/NĐ-

3.2.5.Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê và kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, làm căn cứ để lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thiết lập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất của từng đơn vị hành chính ở các cấp, từ đó đề xuất việc hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của cấp huyện và cấp tỉnh, hoàn chỉnh các chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương, của tỉnh và của cả nước. Muốn thế ta cần làm tốt một số việc sau đây:

Một là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời cũng là cơ sở để hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để các hoạt động giao quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, thu hồi quyền sử dụng đất tiết kiệm, đạt hiệu quả cao; đây là nội dung quan trọng để phòng chống vi phạm hành chính về đất đai. Vì vậy, để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả cao, những năm tới, Thái Bình cần phải làm tốt những việc sau:

- Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Thái Bình, tại các thị trấn, thị tứ phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH và tốc độ đô thị hóa của từng địa phương. Công bố công khai việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có biện pháp kiểm tra theo dõi việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng đất thực tế, tránh tình trạng quy hoạch "treo".

- Phải thực sự coi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý khoa học, do vậy chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm, chỉ đạo để đảm bảo độ chính xác, độ khoa học phù hợp với yêu cầu hiện tại và đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

- Tổ chức việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và thẩm định việc đền bù quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh đúng thời gian, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời hàng năm phải làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất, xử lý kịp thời các vi phạm; từ đó đề ra các giải pháp tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của năm tiếp theo.

Hai là, thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai.

Thống kê, kiểm kê đất đai là tổng hợp các số liệu có liên quan đến đất đai thu được trong quá trình đánh giá, đăng ký sử dụng đất.

Thống kê, kiểm kê đất đai rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai, nó không những để theo dõi tình hình quản lý và sử dụng đất đai, mà còn cung cấp những thông tin, những số liệu cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Chính vì vậy, việc thống kê đất đai phải được thực hiện thường xuyên và tổng hợp hàng năm để các cơ quan quản lý đất đai nắm chắc được tình hình sử dụng đất đai ở địa phương mình, từ đó có kế hoạch sử dụng đất cho những năm tiếp theo.

Theo quy định tại Điều 53 Luật Đất đai, thì việc thống kê đất đai thực hiện mỗi năm một lần, việc tổng kiểm kê đất đai tiến hành 5 năm một lần; đơn vị thống kê, kiểm kê là xã, phường, thị trấn. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương. UBND cấp tỉnh báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 5 năm của cả nước.

Việc thống kê, kiểm kê đất đai của Thái Bình cần làm tốt các việc sau đây:

- Kiểm kê diện tích đất đai được tiến hành theo đối tượng là các loại đất quy định tại Điều 13 Luật Đất đai và theo đối tượng là NSDĐ được quy định tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2003.

- Diện tích đất đai kiểm kê phải ghi rõ diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ, diện tích đang sử dụng phù hợp hoặc không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; đồng thời cần xác định chi tiết đối với một số loại đất như đất có mặt nước, đất do các tổ chức đang sử dụng, đất thuộc khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh quy định tại Chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc kiểm kê đất đai phải được hoàn thành trong năm 2005 như quy định tại Chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai năm 2005.

Ba là, thực hiện tốt việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy

hoạch sử dụng đất.

Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất, đáp ứng việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, của các địa phương, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh; đồng thời phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng; và cũng là những yếu tố quan trọng để đề ra các biện pháp ngăn ngừa vi phạm hành chính về đất đai.

Năm 2003, Thái Bình đã có 278 xã, thị trấn/284 xã, phường, thị trấn có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 và 6 phường/284 xã, phường, thị trấn có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/2.000. Trong đó, 123 xã, thị trấn lập bằng phương pháp thủ công; 161 xã, thị trấn, phường được lập bằng phương pháp số. Cũng trong năm 2003, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các huyện, thành phố của tỉnh được lập bằng phương pháp số theo tỷ lệ 1/10.000; và ở tỉnh lập theo phương pháp số với tỷ lệ 1/50.000. Nhìn chung chất lượng bản đồ tương đối tốt, là tài liệu cơ bản và quan trọng cho việc lập bản đồ năm 2005 và những năm tiếp theo.

Để việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở Thái Bình đạt kết quả, cần thực hiện tốt một số việc sau:

- Bản đồ phải đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Bản đồ thể hiện đầy đủ, chính xác toàn bộ quỹ đất trong địa giới hành chính.

- Bản đồ phải được xây dựng theo ba bước bằng phần mềm Mapinpho là: chuẩn bị, xử lý tài liệu và số liệu, tạo thành phẩm.

- Bản đồ của cấp nào thì phải có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp đó ký duyệt; riêng bản đồ của cấp huyện và tỉnh thì phải có chữ ký và dấu của cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.

- Bốn là, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý quan trọng để xác định QSDĐ của NSDĐ. Quá trình cấp GCNQSDĐ là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mọi quan hệ pháp luật về đất đai. GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý cho NSDĐ được thực hiện các quyền năng của mình về đất đai như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển.

Theo quy định tại Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 thì "phấn đấu đến hết năm 2005 hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại".

Tuy vậy, đến tháng 2 năm 2005 thì ở Thái Bình vẫn còn nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo việc cấp GCNQSDĐ. Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các tổ chức sử dụng đất đạt rất thấp, làm hạn chế việc thực hiện các quyền của NSDĐ và công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, nhằm hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai, trong thời gian tới các cấp, các ngành ở Thái Bình cần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đẩy mạnh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho NSDĐ. Gắn việc cấp GCNQSDĐ với việc giải quyết các tồn tại, thiếu sót về đất đai theo tinh thần chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai đồng loạt cấp GCNQSDĐ đối với đất ở, đất công trình tín ngưỡng dân gian; đất nông nghiệp sau "dồn điền, đổi thửa".

- Chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc về hộ khẩu, về quy hoạch, bãi bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp pháp luật làm cản trở việc cấp GCNQSDĐ.

- Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với UBND xã, phường, thị trấn để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục NSDĐ khẩn trương, tích cực đi đăng ký kê khai đất đai làm cơ sở cho việc cấp GCNQSDĐ.

- Xử lý nghiêm túc những cán bộ, cá nhân cố tình gây phiền hà, cản trở việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 94 - 99)