Quan điểm, chủ trương và các văn bản của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trong xử lý vi phạm pháp luật về đất đai nói chung và vi phạm hành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 66 - 69)

a) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp (Điều 25 Nghị định 182/2004/NĐ-

2.3.1. Quan điểm, chủ trương và các văn bản của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trong xử lý vi phạm pháp luật về đất đai nói chung và vi phạm hành

tỉnh Thái Bình trong xử lý vi phạm pháp luật về đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất đai nói riêng

Như chúng ta đã biết, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính ít hơn so với tội phạm. Tuy vậy, vi phạm hành chính về đất đai nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi sẽ tăng và trở thành tội phạm, vì ranh giới mức độ nguy hiểm cho xã hội giữa hành vi vi phạm hành chính và tội phạm là rất mỏng manh. Hơn nữa "vì đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá" [85, tr. 3], nên các hành vi vi phạm hành chính về đất đai chính là hành vi xâm hại tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Do đó, cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, xử lý vi phạm hành chính về đất đai là rất quan trọng. Nếu không được quan tâm đúng mức, thiếu các giải pháp đồng bộ, thiếu kiên quyết, đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý không đáp ứng yêu cầu thì sẽ không thể ngăn chặn, đầy lùi và tiến tới loại bỏ vi phạm hành chính về đất đai. Những yếu kém, khuyết điểm trong cuộc

đấu tranh này không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý hành chính nhà nước mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gây mất trật tự an toàn xã hội trong tỉnh, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị của tỉnh Thái Bình.

Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính về đất đai nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành rất nhiều văn bản để chỉ đạo công tác phòng, chống và xử lý vi phạm. Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 12/ 01/1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ổn định tình hình trong tỉnh năm 1997 là do việc "cấp đất, bán đất trái thẩm quyền một cách phổ biến, chính quyền ở nhiều cơ sở đã lạm dụng việc xử phạt hành chính một cách tùy tiện, trái quy định, quá sức chịu đựng của dân, gây bất bình trong nhân dân" [47, tr. 7]. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Thái Bình đã đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm ổn định tình hình trong tỉnh. Chủ trương, giải pháp đã chỉ rõ:

Đất đai là vấn đề dễ gây thắc mắc khiếu kiện trong nhân dân, nên việc giải quyết phải xem xét cụ thể, có lý, có tình, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng kết hợp với các huyện, thị điều tra, phân tích, nắm chắc thực trạng tình hình, trên cơ sở đó có chủ trương, biện pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền phải báo cáo xin chủ trương chỉ đạo giải quyết của Chính phủ để đảm bảo giải quyết cơ bản, tạo được sự ổn định lâu dài [47, tr. 33].

Và "chấn chỉnh công tác quản lý đất đai cả về tổ chức, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong và lề lối làm việc, đưa công tác quản lý đất đai từ tỉnh đến cơ sở đi vào nền nếp" [47, tr. 35]. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thái Bình lần thứ 16 đã chỉ rõ: "... xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm, khắc phục tình trạng hữu khuynh, né tránh" [51, tr. 71]. Cụ thể hóa các Chủ trương của Tỉnh ủy và thi hành các văn bản của Trung ương, nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt vi phạm hành chính về đất đai; UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành 31 văn bản quy phạm pháp luật (phụ lục 7) và hàng trăm văn bản hành chính khác nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất

đai. Một số chỉ đạo cụ thể là: "Các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý đất đai, có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời những đơn vị, địa phương, cá nhân vi phạm Luật Đất đai" [65, tr. 13];

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc để xảy ra vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn mình quản lý [66, tr. 17];

ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp, văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất của các doanh nghiệp được giao đất, thuê đất, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai [70, tr. 1].

Đối với những hộ dân lợi dụng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tùy tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đào ao vượt thổ làm nhà, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây dư luận không tốt trong nhân dân; ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã kiểm tra xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm này [71, tr. 1]. "Khẩn trương làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với người quản lý và người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai theo quy định hiện hành và có biện pháp khắc phục các mặt yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương, cơ sở" [72, tr.2];

Tổ chức, quán triệt sâu sắc nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2003 đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức, tự giác, tích cực thực hiện và nâng cao hiệu quả về quản lý, sử dụng đất đai, đưa công tác quản lý đất đai đi vào trật tự, kỷ cương [67, tr. 1];

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, kiên quyết xử lý và truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi cố ý vi phạm, làm trái pháp luật đất đai, nhất là đối với cán bộ, công chức lợi dụng chức, quyền, tham nhũng, hối lộ hoặc giao đất, cho thuê đất sai quy định, không đúng thẩm quyền, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai còn tồn đọng; phát hiện, ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai [68, tr. 2].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục docx (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)