Phương tiện: giấy A4, viết, phiếu bài tập 4.4 Hướng dẫn hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 82 - 85)

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn khác giới.

3. Điều kiện thực hiện

4.3. Phương tiện: giấy A4, viết, phiếu bài tập 4.4 Hướng dẫn hoạt động

4.4. Hướng dẫn hoạt động

Hoạt động 1. Quá khứ và tương lai

Mục tiêu

Giúp học sinh phát triển kỹ năng tự nhận thức và tư duy phê phán.

Cách tiến hành

- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên nội trú làm việc hồi tưởng và liệt kê một số sự kiện quan trọng và cảm xúc vui hoặc buồn với những gì diễn ra đối với bản thân trong cuộc sống ví dụ: vui với ngày đầu tiên đi học, tâm trạng lo lắng của ngày đi thi, buồn vì một lý do nào đó.

Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên ghi lại những suy nghĩ và dự định của bản thân trong tương lai. Sau khi làm việc cá nhân thời gian từ 5 đến 7 phút, giáo viên học viên trao đổi với bạn bên cạnh những nội dung như trên.

- Bước 2: thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:

+ Những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của anh ( chị) là gì? + Sau mỗi sự kiện quan trọng này anh chị cảm thấy thế nào? + Anh (chị) có dự định gì trong tương lai?

- Tổng kết

Trong cuộc sống, ai cũng có sự kiện quan trọng cho riêng mình và ai cũng có những lúc vui, buồn, thành công và thất bại cũng như là có những mục tiêu cho bản thân trong tương lai. Ai không như vậy không phải là mình. Vấn đề quan trọng là xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã vạch ra như thế nào?

Mục tiêu

Giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nói trước nhiều người và kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự nhận thức.

Cách tiến hành

- Bước 1: giáo viên chủ nhiệm lớp chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 thành viên. Mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Mỗi nhóm cử ra một sinh viên được phỏng vấn, những sinh viên khác có trách nhiệm phỏng vấn và ghi chép lại kết quả. Khi phỏng vấn hướng vào các câu hỏi sau:

+ Bạn đã làm gì để có được thành công đó? + Bạn mất bao lâu để có được thành công? + Bạn có những thuận lợi gì?

+ Những khó khăn nào bạn đã gặp phải? Bạn đã vượt qua những khó khăn này bằng cách nào?

+ Bạn đã có được sự giúp đỡ của ai? Băng cách nào?

- Bước 2: lần lượt các nhóm đóng vai phỏng vấn trước lớp và nhận xét kết quả phỏng vấn, ghi những vấn đề cơ bản vào bảng sau:

Tên nhóm Thành công gì Thời gian Thuận lợi Khó khăn Cách thức vượt qua khó khăn Sự giúp đỡ 1 2 3 … n - Tổng kết

Mỗi người đều có mục tiêu riêng cho mình và có những cách thức khác nhau để thực hiện mục tiêu đó. Có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và mục tiêu dài hạn. Cái cơ bản là phải biết xác định mục tiêu phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Điều quan trọng là xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách hợp lí.

Hoạt động 3. Xác định mục tiêu trong cuộc sống

Mục tiêu

Giúp cho sinh viên biết các yêu cầu đặt mục tiêu và thực hành đặt mục tiêu cho bản thân.

Cách tiến hành

- Bước 1: giáo viên phát cho mỗi học viên một phiếu bài tập “ xác định mục tiêu” hướng dẫn và yêu cầu học viên làm bài tập.

- Bước 2: sinh viên chia sẻ kết quả bài tập theo từng cặp - Bước 3: chia sẻ theo nhóm

- Bước 4: thảo luận theo lớp với các câu hỏi sau: + Việc đặt mục tiêu có quan trọng không? Vì sao?

+ Khi đặt mục tiêu, chúng ta phải chú ý những yêu cầu gì? - Tổng kết thảo luận

Giáo viên chủ nhiệm tổng kết nội dung thảo luận bổ sung ý kiến cho những yêu cầu khi đặt ra mục tiêu như sau:

+ Dùng những từ cụ thể để thể hiện và nhằm trả lời những câu hỏi sau: sẽ thực hiện cái gì? Và khi nào? Bằng cách nào?..

+ Những thuận lợi đã có và những khó khăn có thể gặp? Hướng khắc phục những khó khăn đó

+ Phải kiên định, phải quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu - Tổng kết

Để thực hiện được những mong muốn, dự định trong cuộc sống con người trước hết phải biết đặt mục tiêu. Đặt mục tiêu là khâu đầu tiên rất quan trọng. Đối với mỗi chúng ta việc đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Đặt ra mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng và không nên đưa ra mục tiêu quá cao xa, mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Một mục tiêu khả thi là mục tiêu phải phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, xác định đúng những thuận lợi khó khăn trước mắt và có kế hoạch cho những giai đoạn thực hiện mục tiêu. Quyết tâm chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện đạt tới mục tiêu.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w