mọi hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ quản lý về số lượng mà trước hết là quản lý về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Kỹ năng sống là khái niệm rất rộng nhưng rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là đối tượng sinh viên đang ở nội trú vì sinh viên ở nội trú chủ yếu là tự quản trong môi trường rất phức tạp. Do vậy việc lựa chọn những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho họ là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Căn cứ vào đặc điểm sinh viên và môi trường nội trú giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến những nội dung sau:
- Kỹ năng học phương pháp học. - Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn - Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
- Kỹ năng bảo vệ môi trường (từ những kỹ năng đơn giản cụ thể đến những kĩ năng mang tính chất toàn cầu v.v…)
- Việc xây dựng kế hoạch để thực hiện nội dung trên nên tiến hành trước toàn thể sinh viên. Kế hoạch đã được thống nhất thì mọi thành viên của lớp phải phấn đấu vì thành tích của tập thể và lợi ích của từng cá nhân. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lớp, để họ có thể thay thế giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch dưới sự giám sát, giúp đỡ của nhà giáo dục .
Trong điều kiện kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức như bản thân vốn có của nó thì việc lựa chọn nội dung và vạch kế hoạch thực hiện phải có tính năng động rất cao, tránh tình trạng giáo dục kỹ năng sống “hút hết” thời gian của sinh viên, làm sao nhãng đến việc học và rèn luyện chuyên môn.
1.6.1.2. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò “cố vấn” trong tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên năng sống cho sinh viên
Vai trò này có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa phát huy được năng lực của tập thể lớp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, vừa giảm bớt tính trực tiếp không cần thiết trong quản lý giáo dục sinh viên. Vai trò cố vấn không có nghĩa là khoán trắng cho sinh viên, cho cán bộ lớp mà ngược lại tăng cường sự chỉ đạo có hiệu quả qua các “kênh” có thể có như: các tổ chức, đoàn thể, phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp và chính sinh viên của lớp.
Cố vấn là chỉ đạo, là tham mưu, là đề nghị, là giám sát một cách tinh tế mà hiệu quả. Trong vai trò “cố vấn” người giáo viên chủ nhiệm không nên “chặt được vác được” mà nên bằng mọi phương pháp, bằng mọi cách để phát huy được năng lực tiềm tàng của tập thể lớp, của đội ngũ cốt cán. Vai trò “cố vấn” của người giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên vừa đòi hỏi cả chiều rộng lẫn chiều sâu.