- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn khác giới.
3. Điều kiện thực hiện
3.3. Phương tiện: giấy A4, bút viết, hộp đựng phiếu, tài liệu phát cho
sinh viên .
Hoạt động 1. Nhận biết các loại mâu thuẫn
Mục tiêu
Giúp người học nhận biết các mâu thuẫn.
Cách tiến hành
- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu kể tên những mâu thuẫn thường xảy ra trong cuộc sống? Mâu thuẫn với ai ? Mâu thuẫn về những vấn đề gì ?
- Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm ghi tất cả các loại mâu thuẫn vào bảng sau:
STT Mâu thuẫn với ai Mâu thuẫn về vấn đề gì
1 2 3 4
- Bước 3: Thảo luận lớp với câu hỏi sau:
+ Những loại mâu thuẫn nào chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống?
+ Những mâu thuẫn nào làm cho chúng ta khó chịu nhất và phải giải quyết ngay?
- Tổng kết
Giáo viên chủ nhiệm tóm tắt nội dung bằng cách nêu lên sự đa dạng về mâu thuẫn. Mâu thuẫn là những xung đột bất bình, thường tranh cãi với một người hay một nhóm người về một vấn đề của cuộc sống có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ của các bên. Những mâu thuẫn mà
chúng ta thường gặp là mâu thuẫn với bạn bè, với các diều kiện sống ở môi trường nội trú.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quuyết vấn đề
Mục tiêu
- Nắm được nguyên nhân gây mâu thuẫn. - Có thái độ đúng đắn đối với mâu thuẫn.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ, tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định,
Cách tiến hành
- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm đi sâu về nguyên nhân nảy sinh ra mâu thuẫn với bạn bè, cha mẹ, ngườikhác, mâu thuẫn với chính mình và hướng vào thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Bạn thấy thế nào khi mâu thuẫn xảy ra? + Mâu thuẫn có thể giải quyết bằng cách nào? + Sau mỗi cách giải quyết các bên sẽ như thế nào? - Bước 2: Thảo luận lớp
Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả, các thành viên còn lại chú ý lắng nghe và đóng góp ý kiến.
- Tổng kết
Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn thường xuất phát từ sự khác nhau về chính kiến, về lối sống, về tín ngưỡng, về văn hóa, về tính cách, về phong cách giao tiếp… Mỗi loại mâu thuẫn có cách giải quyết riêng, tùy vào sự hiểu biết, tùy vào thái độ và cách tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi bên. Mâu thuẫn là
động lực của sự phát triển. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp người ta giải thoát được sự bế tắc, bạo lực, sự mất đoàn kết trong các mối quan hệ.
Hoạt động 3. Vấn đề của bạn và của tôi
Mục tiêu
Giúp cho sinh viên nôị trú hiểu được những căng thẳng, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn và cản trở.
Cách tiến hành
- Phát cho mỗi người 1/4 tờ giấy khổ A4 để từng bạn ghi ra các vấn đề mà mình gặp phải, sau đó bỏ vào hộp đựng phiếu của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm trộn phiếu sau đó mời từng bạn nhặt lại 1 phiếu bất kì, rồi đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- Mời 1 bạn làm thư kí ghi lên bảng những vấn đề phản ánh trong các phiếu cá nhân (chỉ ghi những vấn đề không trùng lặp ).
- Sau đó tổ chức phân loại các vấn đề. - Tổng kết
Trong cuộc sống của từng người, cũng như của mọi người có rất nhiều vấn đề giống và khác nhau. Những vấn đề này đều cần phải được giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. Những vấn đề mà sinh viên nội trú thường gặp:
+ Học tập: kết quả học tập và sự căng thẳng trong học tập. + Tình cảm, quan hệ trong gia đình.
+ Quan hệ thầy trò.
+ Sức ép của bạn bè, mâu thuẫn trong tình bạn + Thiếu kĩ năng sống
+ Tình bạn khác giới, tình yêu + Việc làm, nghề nghiệp
Và các bước của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gồm:
+ Kiềm chế cảm xúc – sử dụng các kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tình huống, tâm trạng đó.
+ Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn- Ai là người gây ra mâu thuẫn. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. ( Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó).
+ Hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian không để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó.
+ Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình.
Chủ đề 4. kĩ năng xác định mục tiêu trong cuộc sống 4.1. Mục tiêu
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc sống.
Biết cách đạt mục tiêu cho bản thân.
Rèn luyện kĩ năng sống như : phân tích, tổng hợp phê phán, kỹ năng lập kế hoạch.
4.2. Thông điệp
Con người sống không có mục đích giống như con thuyền giữa biển khơi không có người điều khiển. Tùy vào hoàn cảnh và năng lực của bản thân để đề ra mục tiêu. Trong mục tiêu gồm mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn. Dựa vào mục tiêu người ta lập nên kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách hợp lí để hoạt động.