Tài liệu và phương tiện: giấy A4, bút dạ 1.4 Hướng dẫn hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 67 - 72)

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn khác giới.

3. Điều kiện thực hiện

1.3. Tài liệu và phương tiện: giấy A4, bút dạ 1.4 Hướng dẫn hoạt động

1.4. Hướng dẫn hoạt động

- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm phát cho người học một phiếu bài tập và yêu cầu trả lời các câu hỏi trong đó.

a) Những điểm mạnh của tôi:

………... ……… b) Những điểm yếu của tôi:

……… ……….. ………..

- Bước 2: Học viên chia sẻ với nhau theo từng cặp và thảo luận trong nhóm có ghi biên bản.

- Bước 3: thảo luận trước toàn thể sinh viên nội trú của lớp

Mỗi nhóm cử 1 người lên báo cáo còn những người khác thì lắng nghe và đóng góp ý kiến. Toàn lớp thảo luận 2 câu hỏi:

+ Có ai hoàn toàn giống ai không?

+ Có ai toàn những điểm mạnh và không có một điểm yếu nào không?

- Tổng kết

Biết được những điểm mạnh và những điều cần cố gắng chính là tự nhận thức về mình. Không có người nào là không có ưu điểm và nhược điểm. Điều quan trọng là cách phát huy những điểm tốt và hạn chế những điểm yếu của mỗi người. Trong cuộc sống, chúng ta nên nhìn vào những điều tốt của con người.

Hoạt động 2. Thế nào là tự nhận thức

Giúp sinh viên nhận thức được thế nào là kỹ năng tự nhận thức đồng thời củng cố một số kỹ năng khác.

Cách tiến hành

- Bước 1: Sinh viên làm bài tập

a. Nếu ước mà có được thì bạn sẽ ước 3 điều gì cho mình ? b. Hàng ngày bạn có tự đánh giá về bản thân mình không ?

- Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu với toàn lớp những việc mà chúng ta vừa làm trên chính là kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng tự nhận thức là kỹ năng tự đánh giá về những đặc điểm của tính cách, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và những điều hạn chế của bản thân. Đó là khả năng biết được mình của mỗi con người.

- Bước 3. Thông qua việc thực hành kỹ năng tự nhận thức và những điều mà anh chị vừa thực hiện, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong những điểm mạnh, điểm cần cố gắng của bản thân thì điểm nào dễ trả lời nhất ?

b. Bạn nhận xét gì về khả năng tự nhận thức của mình? c. Vai trò của tự nhận thức ?

- Tổng kết

Ai cũng có khả năng tự nhận thức về mình nhưng khả năng đó không ai giống ai, có người rất dễ khi nói lên những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, có người phản ánh khá chính xác về những điểm yếu nhưng khó nhìn ra điểm tốt của mình và ngược lại.

Trong quá trình nhận thức về bản thân thường hay bắt gặp cơ chế tự an ủi động viên bản thân theo kiểu: khi xem màu da của mình “ đen nhưng mà có duyên”, “ to mà gọn”, “mắt to để bà nhìn cháu tốt hơn”…Tự nhận

thức cái bề ngoài thì dễ, nhận thức cái nội dung bên trong thì khó hơn. Chúng ta cần tôn trọng những điểm vốn có của người khác nhưng cũng cần cố gắng tạo điều kiện cho họ khắc phục những điểm chưa tốt.

Hoạt động 3. Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức (trò chơi)

Mục tiêu

Giúp người học trải nghiệm những đánh giá của người khác về mình và có thái độ tích cực đối với những lời nhận xét, đánh giá đó.

Phương tiện

Bút lông, băng keo, giấy A4, ghế ngồi không có phần dựa lưng.

Cách tiến hành

- Người ngồi sau dán giấy A4 lên lưng của bạn phía trước. Khi giáo viên chủ nhiệm hô “bắt đầu”, tất cả mọi người ngồi sau lưng ghi lời nhận xét của mình về người mà mình vừa dán giấy A4. thời gian cho trò chơi này là 2 phút. Hết thời gian yêu cầu sinh viên gỡ giấy A4 sau lưng mình ra xem.

- Giáo viên chủ nhiệm lấy tinh thần xung phong để 4 bạn đọc lời nhận xét cho cả lớp nghe và hỏi những cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhận xét đó.

- Chỉ định 4 người đọc lời nhận xét và nói lên suy nghĩ của bản thân về sự nhận xét của bạn mình đối với mình.

Tổng kết

Khi nghe ý kiến của người khác nhận xét đánh giá về mình chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt để xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì chúng ta tiếp nhận, còn những ý nào khen quá lời, định kiến thiếu khách quan thì ta nên để tham khảo. Lời khen dễ làm ta kiêu ngạo, tự cao tự đại, không đánh giá đúng mình. Lời chê dễ làm người ta bực mình và thiếu tự tin

trong cuộc sống. Hãy tự khẳng định mình để người khác suy nghĩ chân thành về mình.

Chủ đề 2. Kỹ năng giao tiếp 2.1. Mục tiêu

- Giúp người tham gia hiểu được phong cách giao tiếp: phong cách hiếu thắng, kích động, phong cách dung hòa nhưng kiên định, phong cách bị động và phụ thuộc.

- Khuyến khích sử dụng phong cách giao tiếp dung hòa nhưng kiên định.

- Yêu cầu người tham gia với tinh thần tự giác cao. - Rèn luyện và củng cố một số kỹ năng:

+ Kỹ năng thương lượng và từ chối + Kỹ năng đương đầu với thách thức + Kỹ năng tự nhận thức

+ Kỹ năng lắng nghe

+ Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

+ Kỹ năng giao tiếp theo phong cách dân chủ (dung hòa nhưng kiên định)

2.2. Thông điệp

Không tiếp xúc với người khác chúng ta không thể thành người. Sự cô

độc là một trong 3 nỗi lo lớn nhất của mỗi người. Trong thời đại toàn cầu hóa, con người cần biết cách giao tiếp để sống với người khác mình, khác văn hóa, khác dân tộc, khác quốc gia.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w