- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn khác giới.
3. Điều kiện thực hiện
2.4. Hướng dẫn hoạt động
Hoạt động 1. Hợp tác, tương trợ nhau
Mục tiêu
- Giáo dục tinh thần hợp tác giúp đỡ khi gặp khó khăn và tạo ra tinh
thần đoàn kết.
- Rèn luyện một số kỹ năng như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng tương trợ và giúp đỡ, kỹ năng giao tiếp,
Phương tiện: Tờ báo, sân bãi Cách tiến hành
- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 người.
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ báo, tờ báo là thuyền, sân chơi là biển cả - Cả lớp cùng hát bài “ Nối vòng tay lớn”, tất cả sinh viên đi lại trong sân.
- Giáo viên chủ nhiệm hô “ bão biển”, tất cả mọi người chạy về phía thuyền của mình và đứng gọn vào trong tờ báo, ai còn 1 chân chìa ra ngoài tờ báo có nghĩa là người đó đã chết (không được chơi). Giáo viên chủ nhiệm hô “ bão tan” thì tất cả trở lại bình thường.
Thuyền sau bão biển đã bị hỏng, chỉ còn 1 nửa tờ báo (tờ báo gấp lại), mọi người vẫn đi lại bình thường và ca hát. Giáo viên chủ nhiệm hô “ bão biển”, mọi người lại chạy về thuyền của mình, ai không đứng trong thuyền thì chết. Sau 90 giây thì bão tan. Càng về sau thì thuyền càng nhỏ nên càng khó khăn, đòi hỏi mọi người phải hợp tác, hỗ trợ nhau để đứng được trong thuyền của mình.
- Giáo viên chủ nhiệm tập họp lớp và hướng vào hỏi làm thế nào để bảo đảm sự an toàn cho các bạn của mình trong trò chơi này.
- Kết luận
Trong lúc khó khăn đòi hỏi con người phải đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ, hay nói cách khác biết tựa vào nhau, biết hợp lực và biết tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để vượt qua khó khăn.
Hoạt động 2. Lắng nghe tích cực
Mục tiêu
Giúp sinh viên hiểu được vai trò của kỹ năng lắng nghe tích cực.
Học viên có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác và tạo điều kiện để người khác nói.
Cách tiến hành
Lần thứ nhất
Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 người. Yêu cầu các nhóm thảo luận về một vấn đề như : phòng chống tệ nạn xã hội, tình yêu đôi lứa…
- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các thành viên trong nhóm bày tỏ ý kiến của mình trong cùng một lúc, không cần lắng nghe người khác nói gì (thời gian 1 phút, ai cũng phải nói ).
- Bước 2: Sau khi các nhóm kết thúc, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên nói rõ cảm giác của mình trong cuộc thảo luận vừa qua và những thông tin mà mình thu nhận được.
Lần thứ 2
- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các sinh viên trình bày ý kiến của mình nhưng lần này yêu cầu một người nói còn những người khác thì lắng nghe.
- Bước 2: Sau khi kết thúc, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu từng học viên nói lên cảm xúc của mình khi được người khác lắng nghe điều mình nói.
Kết quả giao tiếp lần 2 sẽ như thế nào?
- Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp thảo luận 2 câu hỏi sau và sau đó tóm tắt ý kiến của sinh viên.
+ Làm thế nào để trở thành người biết lắng nghe? + Cần phải làm gì để khuyến khích người khác nói? - Tổng kết
Lắng nghe tích cực là yếu tố cần thiết của giao tiếp có hiệu quả. Mỗi người cần phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người đang nói. Một số cách để thực hiện lắng nghe tích cực:
+ Im lặng, tạo điều kiện để người nói cảm thấy thoải mái.
+ Thể hiện sự đồng cảm, chăm chỉ lắng nghe bằng cách nhìn chăm chú về phía người đang nói, gật đầu nhè nhẹ thể hiện sự đồng tình, dỏng tai về phía đối tượng.
+ Kiềm chế những biểu hiện tiêu cực (sốt ruột, không chú ý, nhìn đi chỗ khác), không ngắt lời để người nói bày tỏ hết tình cảm, ý nghĩ của mình. Trong trường hợp mình muốn nói thì phải xin lỗi.
Hoạt động 3. Giao tiếp với người có phong cách hiếu thắng, kích động
Mục tiêu
Giúp sinh viên biết được phong cách giao tiếp xã hôị. Rèn luyện phong cách giao tiếp dung hòa nhưng kiên định.
Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng từ chối, kỹ năng thuyết phục.
Cách tiến hành
- Bước 1: Đọc cho cả lớp nghe “truyện ba cô gái”
Lan, Hòa và Linh là 3 bạn gái cùng lớp ở một làng quê. Một hôm Lan đến nhà Hòa và nói rằng cô cần sự giúp đỡ của Hòa. Lan giải thích rằng cô muốn Hòa cùng đi sang làng bên cạnh để đánh một cô gái bởi vì cô ấy đã trêu chọc Lan. Khi Hòa nghe đến điều đó, cô cảm thấy hơi choáng và nói rằng cô không muốn đi. Lan trở nên tức giận và nói to “ Nếu Hòa không đi cùng thì tình bạn chúng ta sẽ chấm dứt”. Hòa vừa lo sợ, vừa đau xót bởi những điều Lan vừa nói. Cuối cùng Hòa đồng ý đi.
Sau đó, Lan lại đến nhà Linh rủ cô đi cùng. Khi Lan đến nhà Linh và kể lại toàn bộ câu chuyện cho Linh nghe và yêu cầu Linh cùng đi. Linh bình tĩnh giải thích rằng cô cảm thấy bất tiện nếu tham gia vào cuộc chiến đó. Linh nói với Lan đánh nhau chỉ làm cho tình thế xấu hơn, sao không nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề. Sau đó Linh còn hỏi Lan có hiểu vì sao Linh đề nghị như vậy không? Lan từ từ suy nghĩ và thấy được phương án của Linh là hợp lý. Linh cảm ơn Lan đã hiểu được cách giải quyết của mình và hứa sẽ đi cùng với Lan qua làng bên cạnh gặp cô gái để giải quyết mâu thuẫn.
- Bước 2: Phân tích các bước mà Linh đưa ra để chứng tỏ mình có phong cách giao tiếp dung hòa nhưng kiên định .
+ Linh bình tĩnh giải thích cô cảm thấy bất tiện (tình cảm xuất phát từ trái tim).
+ Linh nói với Lan đánh nhau làm tình thế xấu đi, sao không nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề, thể hiện sự phân tích, so sánh cái hại, cái lợi của cách giải quyết mà Lan đưa ra .
+ Linh đưa ra cách giải quyết của chính mình. Đó là kết quả của trí óc Cuối cùng cả Lan và Linh sang làng bên gặp cô gái để giải quyết vấn đề - Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu cho cả lớp quy trình 3 bước khi giao tiếp với người hiếu thắng như sau:
Từ trái tim: Nghĩa là khi đáp lại ai đó muốn công kích, muốn ép buộc,
bạn hãy sử dụng tình cảm từ trái tim của mình và nói với người đó rằng bạn cảm thấy tình huống và hành vi của họ đã làm phiền đến bạn.
Ví dụ: Tôi cảm thấy không vui… Tôi không thích điều đó… Điều đó làm tôi khó xử…
Đến khối óc: Bạn nói với họ những suy nghĩ của mình hoặc tại sao
bạn không làm điều đó, hoặc bạn muốn làm điều gì đó thay vì điều mà họ yêu cầu.
Ví dụ: Tôi không muốn làm điều đó vì....
Tôi nghĩ rằng làm điều đó sẽ mạo hiểm cho bạn... Ta nên làm theo cách này có hay hơn không...
Cuối cùng nắm tay nhau: Chỉ ra cho người đó hiểu rằng bạn vẫn
quan tâm đến họ và muốn họ hiểu rằng tại sao bạn phải nói từ không với lời đề nghị với họ.
Ví dụ: Đừng giận đừng mất lòng vì tôi không đồng ý.... Mong bạn hiểu cho vì sao tôi từ chối...
Tôi luôn mong đợi điều tốt lành sẽ đến với bạn… - Tổng kết
Trong giao tiếp với con người ta nên nghe nhiều hơn nói và tạo điều kiện cho người khác nói nhiều để ta được nghe và biết nghe. Bởi tạo hóa đã tạo ra con người một cái miệng và 2 cái tai để nghe. Nghe để hiểu mình hiểu người và biết được nhiều thứ.
Chủ đề 3. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 3.1. Mục tiêu
- Giúp sinh viên nhận thức được nguyên nhân tạo ra mâu thuẫn trong cuộc sống, nhận thấy sự cần thiết giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý.
- Bình tĩnh trước những mâu thuẫn và xung đột.
- Có thái độ thiện chí và suy nghĩ tích cực khi giải quyết mâu thuẫn. - Nắm đuợc quy trình giải quyết mâu thuẫn.
- Rèn luyện một số kỹ năng như : + Kỹ năng thương lượng.
+ Kỹ năng tự nhận thức. + Kỹ năng kiểm soát hành vi + Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả.
3.2. Thông điệp
Trong cuộc đời người không ai là người không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn và việc giải quyết tốt mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.Việc giải quyết tốt mâu thuẫn là cơ sở của sự thành đạt, sự trưởng thành. Nếu con người không còn mâu thuẫn nghĩa là khi ấy không còn khát vọng, không còn mơ ước, con người tồn tại chứ không phải là sống.