Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp (Trang 81 - 85)

IV.1. Kết quả các tiết dạy thực nghiệm

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng các tiết “Phép phân tích và tổng hợp”, “Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” ở lớp 9A và 9D, (trường THCS Lý Thường Kiệt) và lớp 9A1, 9A2 (trường THCS Tô Hiệu) chúng tôi đã tổng hợp, đánh giá kết quả học tập của học sinh các lớp trên thông qua phiếu bài tập do chúng tôi soạn nhằm mục đích kiểm tra xem học sinh có phát huy, vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội được thông qua mỗi tiết học vào việc tạo lập những văn bản cho những tình huống giao tiếp khác nhau hay không.

Trên cơ sở bảng điểm của phiếu bài tập, chúng tôi phân loại và so sánh kết quả chung giữa các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. Kết quả đó thể hiện trong các bảng số liệu sau:

Bảng 1: Kết quả đánh giá học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy hai tiết thực nghiệm tại trường THCS Lý Thường Kiệt. So sánh các kết quả đánh giá.

Thời gian kiểm tra

Phân loại kết quả

Lớp thực nghiệm (9A, 33hs) Lớp đối chứng (9D, 31hs) Độ chênh lệch giữa Lớp TN và Lớp ĐC Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Giỏi (9 → 10 điểm) 7 21,2 5 16,1 + 2 + 5,1 Khá (7 → 8,5 điểm) 16 48,5 10 32,3 + 6 + 14,2 Trung bình (5→6,5) 9 27,3 14 45,2 - 5 - 17,9 Yếu kém (dưới 5) 1 3,0 2 6,4 -1 - 3,4 Giỏi (9 → 10 điểm) 8 24,3 5 16,1 + 3 + 8,2 Khá (7 → 8,5 điểm) 18 54,5 13 41,9 + 5 + 12,6 Trung bình (5→6,5) 7 21,2 12 38,7 - 5 - 17,5 Yếu kém (dưới 5) 0 0 1 3,2 - 1 - 3,2

Bảng 2: Kết quả đánh giá học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy hai tiết thực nghiệm tại trường THCS Tô Hiệu. So sánh các kết quả đánh giá.

Thời gian kiểm tra

Phân loại kết quả Lớp thực nghiệm (9A1, 28hs) Lớp đối chứng (9A2, 30hs) Độ chênh lệch giữa Lớp TN và Lớp ĐC Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Sau khi

dạy tiết Giỏi (9 → 10 điểm) 5 17,9 4 13,3 + 1 + 4,6

Khá (7 → 8,5 điểm) 14 50 11 36,7 + 3 + 13,3

Trung bình (5→6,5) 8 28,5 14 46,7 - 6 - 18,2

Yếu kém (dưới 5) 1 3,6 1 3,3 0 - 0,3

Sau khi

dạy tiết Giỏi (9 → 10 điểm) 8 28,5 4 13,3 + 4 + 15,2

Khá (7 → 8,5 điểm) 17 60,7 12 40 + 5 + 20,7

Trung bình (5→6,5) 3 10,8 13 43,4 - 10 - 32,6

Yếu kém (dưới 5) 0 0 1 3,3 - 1 - 33,3

Mặc dù sĩ số của các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau và học lực cũng tương đối đồng đều, thậm chí học lực của lớp 9D còn khá hơn lớp 9A một chút, nhưng nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy được sự biến chuyển rõ rệt.

Sau khi học tiết 3, bài 18, kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm có phần tiến bộ hơn kết quả học tập của học sinh lớp đối chứng.

Ở trường THCS Lý Thường Kiệt, số học sinh đạt điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 7 học sinh, chiếm tỉ lệ 21,2%; đạt điểm khá là 16 em, chiếm 48,5% và số học sinh bị điểm yếu, kém chỉ là 1 em, chiếm 3,0%. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, số học sinh đạt điểm giỏi là 5 em, chiếm tỉ lệ 16,1%, đạt điểm khá là 10 em chiếm 32,3% và có 2 học sinh bị điểm yếu, kém chiếm 6,4%.

Như vậy, số lượng và tỉ lệ học sinh khá, giỏi của lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng là 8 em còn số học sinh bị điểm yếu, kém thì ít hơn lớp đối chứng là 1 em.

Ở trường THCS Tô Hiệu, số học sinh đạt điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 5 học sinh, chiếm tỉ lệ 17,9%; đạt điểm khá là 14 em, chiếm 50% và số học sinh bị điểm yếu, kém chỉ là 1 em, chiếm 3,6%. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, số học sinh đạt điểm giỏi là 4 em, chiếm tỉ lệ 13,3%, đạt điểm khá là 11 em chiếm 36,7% và chỉ có 1 học sinh bị điểm yếu, kém chiếm 3,3%.

Điều này cho thấy định hướng giao tiếp trong dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS đã có những dấu hiệu đáng mừng. Các em đã nắm được kiến thức và hình thành kĩ năng làm văn và thực hiện yêu cầu bài học tương đối tốt.

Không những thế, sau khi dạy học tiết 4, bài 22 và kiểm tra việc lĩnh hội của học sinh thông qua phiếu bài tập, chúng tôi thấy kết quả học tập của các lớp thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt.

Tại trường THCS Lý Thường Kiệt, số học sinh đạt điểm giỏi tăng 1 em, số học sinh khá tăng từ 16 lên 18 em, số học sinh đạt điểm trung bình giảm từ 9 xuống còn 7 em, đặc biệt là không còn học sinh yếu kém. Ở lớp đối chứng, kết quả kiểm tra sau khi học bài này cũng có thay đổi tuy không đáng kể và thấp hơn so với lớp thực nghiệm. Số học sinh đạt điểm giỏi ít hơn lớp thực nghiệm 3 em và còn 1 em bị điểm yếu, kém.

Với trường THCS Tô Hiệu, số học sinh đạt điểm giỏi tăng 3 em, số học sinh khá tăng từ 14 lên 17 em, số học sinh đạt điểm trung bình giảm từ 8 xuống còn 3 em, cũng không còn học sinh yếu kém. Ở lớp đối chứng, kết quả kiểm tra sau khi học bài này cũng có thay đổi không đáng kể. Số học sinh đạt điểm giỏi ít hơn lớp thực nghiệm 4 em, số học sinh đạt trung bình nhiều hơn lớp thực nghiệm là 10 em và còn 1 em bị điểm yếu, kém.

Qua kết quả cụ thể của hai lần kiểm tra ở lớp thực nghiệm, chúng tôi thấy nhiều em học sinh đạt điểm yếu đã vươn lên đạt được điểm trung bình, nhiều học sinh chỉ

đạt trung bình đã vươn lên điểm khá, thậm chí đạt được điểm giỏi. Điều này chứng tỏ việc dạy học làm văn nghị luận theo hướng giao tiếp cho học sinh là một hướng đi đúng, có triển vọng.

IV.2. Kết quả thăm dò ý kiến học sinh

Trước và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến cho các em học sinh ở cả hai loại lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) để tìm hiểu nguyện vọng của các em đối với việc học các tiết làm văn nghị luận cũng như những khó khăn mà các em thường gặp phải trong các giờ học này. Sau đó, chúng tôi so sánh kết quả thống kê qua hai lần thăm dò với nhau.

Kết quả thăm dò ý kiến được thể hiện qua hai bảng số liệu sau đây:

Bảng3: Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt đối với việc học làm văn nghị luận

Thời điểm

thăm dò Kết quả phân bố Số lượng Lớp thực nghiệm 9A Lớp đối chứng 9D

hs Tỉ lệ (%) Số lượng hs Tỉ lệ (%)

Trước khi dạy

thực nghiệm Có thích 18 54,5 14 45,2

Không thích 15 45,5 17 54,8

Sau khi dạy

thực nghiệm Có thích 23 69,7 15 48,4

Không thích 10 20,3 16 51,6

Bảng4: Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh trường THCS Tô Hiệu đối với việc học làm văn nghị luận.

Thời điểm

thăm dò Kết quả phân bố Số lượng Lớp thực nghiệm 9A1 Lớp đối chứng 9A2

hs Tỉ lệ (%) Số lượng hs Tỉ lệ (%)

Trước khi dạy

thực nghiệm Có thích 13 46,4 14 46,7

Không thích 15 53,6 16 53,3

Sau khi dạy

thực nghiệm Có thích 19 67,8 15 50

Không thích 9 22,2 15 50

Nhìn vào bảng số liệu thu được vào thời điểm trước khi dạy thực nghiệm, chúng tôi thấy hứng thú của học sinh đối với việc học làm văn nghị luận là không cao lắm.

Tại trường THCS Lý Thường Kiệt, ở lớp 9A, số học sinh thích học các giờ làm văn nghị luận là 18 em, chiếm 54,5%; ở lớp 9D là 14 em, chiếm 45,2%. Còn trường THCS

Tô Hiệu, ở lớp 9A1 số học sinh thích học các giờ làm văn nghị luận là 13 em, chiếm 46,4%; ở lớp 9A2 là 14 em, chiếm tỉ lệ 46,7%.

Chúng ta có thể khẳng định rằng nếu các em không có hứng thú đối với việc học tập thì chắc chắn kết quả học tập sẽ không cao.

Tuy nhiên, sau khi được học hai tiết thực nghiệm, số học sinh thích học các giờ làm văn nghị luận đã tăng lên đáng kể. Ở lớp 9A trường THCS Lý Thường Kiệt tăng từ 18 lên 23 em. Trong khi đó ở lớp đối chứng 9D, sau một thời gian học tập, số lượng và tỉ lệ học sinh thích và không thích học các tiết làm văn nghị luận không có thay đổi nhiều, số em thích chỉ tăng thêm 1 mà thôi. Kết quả cũng tương tự ở trường THCS Tô Hiệu: lớp 9A1 số em thích học các tiết làm văn nghị luận tăng từ 13 lên thành 19 em, chiếm 67,8%; lớp đối chứng 9A2 chỉ tăng có 1 em.

Điều này chứng tỏ quan điểm, phương pháp và định hướng dạy học mà chúng tôi triển khai trong hai tiết dạy thực nghiệm đã có tác động đến nhu cầu và sở thích của các em trong học tập, làm cho các em cảm thấy hứng thú với những tình huống giao tiếp đặt ra và mong muốn được giải quyết những tình huống ấy.

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w