Cho phát ngôn P Phân tích sự phù hợp

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp (Trang 50 - 52)

Chủ động Cải biến - Cho M và Đ - Cho phát ngôn P

Hãy cải biến P sao cho P’ được tạo ra vẫn phù hợp với M và Đ. Sửa chữa - Cho M và Đ - Cho phát ngôn P không phù hợp

Hãy chỉnh sửa, điều chỉnh lại để P được tạo ra phù hợp với M và Đ

Sáng tạo Dựng mới Cho M và Đ Hãy xác lập P sao cho phù hợp với M và Đ

[22; 235]

II.4. Kĩ năng tự kiểm tra bài làm văn nghị luận

Sau khi hoàn thành bài viết, cần phải tiến hành công việc cuối cùng là đọc lại bài và kiểm tra để phát hiện các lỗi, các sai sót và tiến hành sửa chữa, điều chỉnh những chỗ cần thiết. Công việc này là cần thiết và bổ ích, vì nó được tiến hành sau khi đã viết xong, lúc này, chúng ta có thể đọc toàn bộ bài viết và có cơ sở để phát hiện những thiếu sót đã mắc phải khi viết từng bộ phận, từng chi tiết của bài văn. Đồng thời, việc sửa chữa này cũng là việc sửa chữa các chi tiết, các bộ phận trong mối quan hệ với toàn văn bản.

Tuy nhiên, việc rà soát lại để điều chỉnh bài viết sẽ rất phức tạp, khó khăn nếu khi viết chúng ta bỏ sót ý hoặc lạc ý. Vì vậy, tốt hơn hết là chúng ta nên tiến hành song song với quá trình làm bài, làm xong đoạn nào, ý nào, phần nào là kiểm tra lại ngay.

Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra và điều chỉnh, học sinh phải luôn bám sát các nhân tố giao tiếp chi phối bài làm văn. Xác định xem bài viết của mình đã đạt được mục đích giao tiếp đặt ra hay chưa, có phù hợp với đối tượng giao tiếp hay không.

Kĩ năng kiểm tra bài viết này phải được rèn luyện một cách chính thức chứ không đơn thuần là bước sau cùng trong quá trình viết một bài làm văn. Trong nhà trường, khi viết văn, giáo viên luôn nhắc nhở học sinh phải kiểm tra lại bài, nhưng công việc ấy chỉ mang tính hình thức. Chúng ta phải thực sự coi đây là một kĩ năng quan trọng cần được rèn luyện, nhất là trong các giờ luyện tập làm văn, giờ làm văn nói và giờ trả bài.

Theo định hướng giao tiếp, để rèn luyện cho học sinh kỹ năng này, chúng tôi sẽ đưa ra kiểu bài tập tình huống nhận biết (phân tích sự phù hợp giữa bài văn, đoạn văn, câu với các nhân tố giao tiếp) hoặc sửa chữa (chỉnh sửa, điều chỉnh lại bài văn, đoạn văn, câu để phù hợp với các nhân tố giao tiếp) theo bảng trên nhằm giúp các em hiểu và tạo lập được văn bản đạt hiệu quả giao tiếp cao.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Từ những cơ sở lí luận, thực tiễn và những vấn đề chung về phương pháp, kĩ năng nêu trên; chúng tôi sẽ tổ chức dạy học làm văn nghị luận theo hướng giao tiếp với đối tượng là học sinh lớp 9 THCS. Căn cứ vào những nội dung dạy học cụ thể của chương

trình làm văn lớp 9 THCS mà chúng tôi tiến hành rèn luyện các kĩ năng làm văn đã định ra theo quan điểm giao tiếp.

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w