ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 103 - 113)

Trong văn học chiến tranh trước năm 1975, nhân vật văn học đóng vai trò như là đường dây sâu chuỗi các biến cố, sự kiện lịch sử, và vì thế nhà văn chỉ quan tâm nhiều đến việc diễn tả cái thế giới bên ngoài đầy biến động của

hiện thực mà chưa chú trọng tìm hiểu thế giới bên trong của con người. Ở những tác phẩm này sự kiện lấn át con người, con người trở thành phương tiện để chuyển tải sự kiện lịch sử. Sau năm 1975, nhu cầu đổi mới nội tại của văn học gặp được những điều kiện thuận lợi nở bùng thành một giai đoạn phát triển với nhiều thay đổi mãnh liệt. Hàng loạt các tiểu thuyết chiến tranh ra đời trong thời kì này- đặc biệt là trong thập kỉ 80 và 90 đã thể hiện dấu ấn của cảm hứng thế sự trong cách lựa chọn cốt truyện, sự kiện và nhân vật. Biến cố lịch sử đã trở thành đường viền của số phận cá nhân hoặc là cái cớ để nhà văn khảo sát hành trình tự ý thức, diễn biến tâm lí của con người. Qua các tác phẩm văn xuôi chiến tranh nói chung và tiểu thuyết nói riêng có thể nhận thấy "hiện thực chiến tranh với đầy đủ tính chất ác liệt của nó đã được hiện lên

qua số phận và thế giới nội tâm của con người"[63]. Đi sâu vào thế giới nội

tâm của nhân vật, nhà văn đã sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm, khám phá nửa phần bí ẩn còn lại không thể diễn tả thành lời của con người nhưng là nửa phần phong phú, phức tạp, chứa đựng nhiều bất ngờ hơn cả, qua đó lột tả được bộ mặt phi nhân, khủng khiếp của chiến tranh. Nói cách khác, thủ pháp độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 không chỉ được sử dụng như là một thủ pháp xây dựng nhân vật mà còn là một biện pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng bi kịch trong sáng tác của nhà văn.

Theo Môtưlêva: "Độc thoại nội tâm là ngôn từ trực tiếp không diễn tả

nên lời của các nhân vật hoặc là ngôn từ trực tiếp của tác giả nhân danh mình mà nói nhưng như vậy là sử dụng giọng điệu và từ ngữ của nhân vật hoặc cũng có thể đối thoại bên trong, ở đó, giọng của các nhân vật bị xẻ thành hai giọng đối nghịch"[56]. Là tiếng nói bên trong, ngôn ngữ bên trong

thầm kín của nhân vật, độc thoại nội tâm "không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập

với phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái trong cả hình thức nói lẫn viết"[70].

Trước năm 1975, với nhu cầu hướng ra bên ngoài tìm tiếng nói "đồng ý đồng chí đồng tình" của con người, các nhà văn thường sử dụng ngôn ngữ đối thoại với tần số lớn. Sau năm 1975, khi con người bắt đầu trút bỏ bộ cánh xã hội của thời đại người người có chung một khuôn mặt, trở về với bản ngã cá nhân, cá thể và bắt đầu có những khoảng riêng tư thầm kín thì ngôn ngữ độc thoại có sự gia tăng trong các sáng tác văn học. Bằng ngôn ngữ độc thoại nhà văn có thể đi sâu vào thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp, luôn chứa đựng nhiều chuyển biến bất ngờ, khám phá đến tận cùng những bất ổn, xáo trộn của cõi tiềm thức thẳm sâu của con người. Tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 đã phát hiện ra nhiều bi kịch đau đớn của những con người bị chiến tranh vùi dập, đày đoạ bằng chính ngôn ngữ bên trong này. Có thể nhận thấy một tần số lớn độc thoại nội tâm xuất hiện trong "Chim én bay", "Nước mắt đỏ", "Thân

phận của tình yêu", "Ăn mày dĩ vãng"… Ở "Chim én bay", "Ăn mày dĩ vãng" tỉ lệ ngôn ngữ độc thoại so với ngôn ngữ đối thoại là 1/1 và ở "Thân phận của tình yêu", tỉ lệ này là 3/1. Qua ngôn ngữ độc thoại, nhà văn đã dựng lại được quá trình tâm lí phức tạp gắn với sự thức tỉnh đau đớn của nhân vật, hé mở nỗi ưu tư, niềm xa xót luôn bị che dấu đi sau lớp vỏ bề ngoài bình lặng của con người. Ở những sáng tác trước và ngay sau ngày giải phóng, một số cây bút cũng có nỗ lực trong việc miêu tả quá trình tâm lí của nhân vật thông qua thủ pháp độc thoại nội tâm. Tuy nhiên trong các tác phẩm này quá trình tâm lí của nhân vật thường được diễn ra theo đường thẳng: nhân vật nhận thức được hoàn cảnh, tình thế, hướng tới cái đẹp, cái cao cả để tự hoàn thiện mình. Sau năm 1975, các nhà văn khi miêu tả quá trình tâm lí của nhân vật thường gắn với nỗi buồn, niềm đau riêng tư. Quá trình tâm lí của nhân vật không diễn ra theo đường thẳng mà thường là có nhiều ngã rẽ, khúc quanh bất ngờ. Con đường phát triển tâm lí đó có thể nhận thấy ở Quy (Chim én bay).

khác- dù là bạn hay thù cũng đều "thấy cộn cạo, buồn nôn", nhưng chiến tranh cũng rèn cho Quy một tâm lí chai sạn dẫu rằng "mỗi lần diệt một tên ác

ôn trở về, chị đều đờ đẫn, cảm thấy day dứt"[5.121]. Nhân danh chính nghĩa

để diệt thù nhưng chính những năm tháng sau ngày giải phóng Quy lại day dứt khôn nguôi về hành động vốn hoàn toàn chính đáng của mình. Gặp lại vợ con Hai Đích, giám Tuân- đối mặt với ý nghĩ trả thù của con cái chúng, Quy hoang mang sợ hãi, bắt đầu có những suy nghĩ đánh giá lại những hành động của mình từ vị thế của người thân gia đình nạn nhân. Và chị hiểu, khát vọng trả thù đó không phải là không có lí do chính đáng. Nguyễn Trí Huân đã xây dựng hình tượng nhân vật Quy với một tâm hồn bất ổn và phát triển tâm lí không giản đơn. Ở con người này luôn luôn tồn tại một thế giới bên trong không phẳng lặng, luôn luôn nghiền ngẫm, suy nghĩ, nhận thức lại về chính bản thân.

Tiểu thuyết "Thân phận của tình yêu" (Bảo Ninh) được kết cấu dựa trên dòng hồi tưởng của nhân vật và kết cấu này dường như đã chi phối đến sự lựa chọn ngôn ngữ của nhà văn. Ở đây, ngôn ngữ đối thoại xuất hiện không nhiều, chủ yếu là sự xuất hiện của ngôn ngữ độc thoại. Nhân vật của Bảo Ninh với khát vọng viết về "cuộc chiến tranh của riêng anh" đã tự phơi bày thế giới bên trong phức tạp của mình từ vị thế của người kể chuyện xưng "tôi". Cũng có lúc nhân vật được đẩy sang ngôi thứ ba nhưng ngay cả khi ấy, nhà văn cũng đã nhập thân vào nhân vật để cất lên tiếng nói giãi bày, bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của nhà văn. Toàn bộ tiểu thuyết có thể xem như là thế giới bên trong, hé mở những điều thầm kín, riêng tư nhất của một con người đã kinh qua mọi khổ đau, mất mát của chiến tranh. Và dù kết cấu của tiểu thuyết có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta vẫn có thể nhận thấy ở nhân vật chính một quá trình tâm lí phức tạp trên trục thời trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Bước vào chiến tranh với một niềm say

mê "đến đứng ngồi không yên", Kiên dần dần nhận ra bộ mặt gớm guốc của nó. Tâm thức anh rền rĩ: "Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa,

lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại,là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người"[25.399]. Bước ra khỏi chiến tranh, Kiên ấp ủ một mơ ước giản dị là

được đi học, cưới người con gái anh yêu và sống một cuộc đời yên ổn như mọi người bình thường. Nhưng trong môi trường sống thời hậu chiến xô bồ, anh mới cảm nhận được một điều cay đắng: "cuộc đời thị dân xám xịt, chán

ngắt sao mà cạn đến thế niềm vui. Lạc thú nhớp nhơ, tả tơi và nghèo nàn chẳng khác gì bát cơm manh áo"[25.556]. Ý thức về thân phận trong Kiên

lúc này thấm đẫm nỗi đau về sự mất mát khi anh nhận thức được "trở về sau

chiến tranh, cho đến tận bây giờ tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này qua đêm thâu khác"[25.419] và "càng ngày Kiên càng có cảm giác rằng không phải mình đang sống mà là đang bị mắc kẹt lại trên cõi đời này"[25.467]. Như một sự

thấm nhuần nặng trĩu, giờ đây Kiên hiểu rằng "con đường đời thực sự dành

cho anh, con đường hướng anh tới tương lai tốt đạp, con đường ấy nó đã lùi lại ở đâu đó phía sâu xa trong khoảng tối mịt mù trên những cánh đồng thời gian mà đất nước đã vượt qua"[25.648]. Sau cuộc chiến tranh ấy thì chẳng

còn gì nữa cả trong cuộc đời anh ngoài những mộng mị hão huyền, những ám ảnh triền miên của quá khứ thương đau và Kiên như vỡ ra một điều "thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng (…) và không phải cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay"[25.420].

lí gắn với sự thức tỉnh đau đớn của nhân vật. Thế giới tâm hồn bên trong của Kiên là thế giới của sự nghiền ngẫm mà từ đó nhân vật nhận ra được tình thế bế tắc, vô vọng, cùng quẫn của bản thân trong cuộc sống hiện tại. Nhận ra tình thế cô đơn, lạc lõng và bế tắc, nhân vật cũng không tìm được hướng giải thoát cho mình nên càng lún sâu hơn vào bi kịch. Những sự thức tỉnh của nhân vật vì thế càng mang vẻ u uất, thấm đẫm đau thương.

Với "Thân phận của tình yêu", Bảo Ninh đã chứng tỏ sự đắc dụng của thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức khi khám phá thế giới tâm hồn bên trong của nhân vật Kiên. Sự chồng lớp không gian, thời gian cùng với sự gia tăng của ngôn ngữ độc thoại và thời gian quá khứ trong tác phẩm này đã đưa nhân vật lạc vào một thế giới hai chiều đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Trong cái thế giới đó, Kiên bị cuốn vào dòng xoáy của những hồi ức triền miên mà không cách gì trì kéo để thoát ra được. Mọi suy nghĩ trong anh cuối cùng cũng đều dồn đẩy đến những hồi tưởng về biết bao những kỉ niệm rền rĩ thương đau của quá khứ. Mỗi khi trí óc nhảy nhót thì cũng là lúc Kiên nhận ra "có lẽ lại là một chuyện xưa cũ mèm sắp trỗi dậy, nặng trịch". Mỗi buổi tối, ngồi trước trang bản thảo bao giờ Kiên cũng chuẩn bị cho mình một tâm trạng thích hợp, cố tách bạch mọi cảm xúc, mọi vấn đề nhưng chẳng được bao lâu thì "đang viết ở dòng này chuyện này sang dòng sau ngòi bút nhập hồn vào

chuyện khác mà anh không hay"[25.646], các nhân vật của anh không ngừng

mâu thuẫn. Và hoàn toàn không cưỡng nỗi, kí ức về chiến tranh lại hiện về "và cứ thế, nửa điên rồ, Kiên lai vào chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời

mình, một cách đơn độc (…), một cách cay đắng đầy rẫy va vấp và lầm lạc"[25.425].

Khi sử dụng độc thoại nội tâm để dựng lại quá trình tâm lí, diễn biến tâm lí của nhân vật, các nhà tiểu thuyết sau 1975 cũng đồng thời lưu tâm đến những giằng xé, bất ổn bên trong. Qua những giằng xé, bất ổn nội tâm bên

trong đó, những bi kịch cá nhân riêng tư của con người lại được đề cập tới trong chiều sâu cụ thể, chân thực hơn. Ở tiểu thuyết "Nước mắt đỏ", Trần Huy Quang qua độc thoại nội tâm đã thể hiện những giằng xé nội tâm ở nhân vật Thu khá quyết liệt. Đó là sự giằng xé giữa khát vọng làm mẹ, làm vợ, khát vọng yêu đương tự nhiên của người phụ nữ với nhân cách, phẩm giá, lòng tự trọng của một con người. Bản năng tự nhiên hối thúc Thu phá bỏ tất cả mọi e ngại, gìn giữ để được thoả mãn tất cả mọi đam mê, khát cháy đã bị dồn nén hàng năm ròng; nhưng lí trí trong cô thì lại cất lên tiếng nói trì giữ. Qua sự giằng xé quyết liệt giữa phần lí trí và phần tình cảm ở nhân vật Thu có thể nhận thấy nỗi đau thời kì hậu chiến luôn mang vẻ cay đắng, xót xa không dễ gì hoá giải. Chiến tranh đã đi qua nhưng những di chứng nó để lại thì thật nặng nề. Nỗi đau không thể có được tình yêu, không thể được làm mẹ, làm vợ của Thu (Nước mắt đỏ), Quy (Chim én bay), Thảo (Người sót lại của rừng

cười)…được thể hiện âm thầm, lặng lẽ bằng ngôn ngữ độc thoại đã nói hết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được nỗi cô đơn, niềm chua xót không thể sẻ chia mà chiến tranh đã gây ra cho con người.

Không khai thác giằng xé, đấu tranh nội tâm như Trần Huy Quang, nhiều tác giả khi miêu tả những bất ổn trong tâm hồn nhân vật lại xoáy sâu vào sự dằn vặt, sám hối trước những hành động việc làm gây tổn thương đến người khác trong quá khứ như một lời tạ lỗi muộn màng. Trong vai trò là "người mở đường tinh anh và tài hoa", hàng loạt các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã có sự xuất hiện của kiểu nhân vật sám hối này (Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…). Tiểu thuyết chiến tranh sau

1975 không nằm ngoài dòng chảy chung của văn học giai đoạn này. "Thân

phận của tình yêu" (Bảo Ninh) chứa đựng nỗi đau đớn, xót xa ám ảnh tâm

hồn nhân vật chính của tiểu thuyết một cách dai dẳng bởi vô số những hành động, quyết định trong quá khứ không rõ đã vô tình, gián tiếp hay trực tiếp

gây ra cái chết cho đồng đội. Sự im lặng đồng loã của Kiên trước mối tình phi lí và tội lỗi giữa các đội viên trinh sát với 3 cô gái trẻ, cái chết của Tâm, Hoà, Oanh…tất cả hợp thành miền kí ức đau thương không ngừng rền rĩ trong tâm thức Kiên. Cho đến mãi tận sau này khi chạnh nhớ lại trận chống càn năm xưa, út Thêm vẫn không thôi xót xa: "Chao ôi! Giá mình gắng thêm một chút

nữa, một chút thôi thì bao nhiêu mạng người đã ngã xuống kia sẽ mát lòng mát ruột biết bao"[12.67]. Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) cũng không thể rút

chân ra khỏi miệng hố chiến tranh một cách thanh thản. Ở nhân vật này, khi bộc lộ nhu cầu sám hối, Chu Lai đã sử dụng những đoạn đối thoại nội tâm. Nhà văn đưa nhân vật đi giữa thế giới hữu hình và vô hình của người sống và người chết, đối mặt với hàng loạt những câu hỏi đau đớn, tức tưởi vọng lên từ những âm hồn nhợt nhạt, lạnh lẽo trong lòng đất: "Thủ trưởng ơi! Thủ

trưởng đi đâu đấy? Có nhận ra chúng tôi không? Có nhớ chúng tôi không, có ân hận vì đã để chúng tôi chết chìm chết đống trong khi mình vẫn còn sống không?"[11.168]. Tiếng Viên thổn thức: "Giá như đêm ấy anh đừng lệnh đi thì em đâu có chết ?". Tiếng Bảo trách cứ: "Sao lại chôn vội thế thủ trưởng ơi! Lúc ấy giá anh cứ cho rút bỏ cái chuôi đạn ác nghiệt khỏi bụng tôi, tất nhiên ruột gan sẽ theo ra cả đống nhưng biết đâu tôi có thể sống? Sao chôn tôi vội thế?"[11.169]. Cuộc đối thoại tưởng tượng trong tâm thức

Hai Hùng đã nói lên tính chất bạo tàn của chiến tranh không chỉ đổ ập xuống thân phận người xấu số mà còn đeo bám dai dẳng số phận người may mắn sống sót. Tiếng nói của những âm hồn vọng lên từ thế giới lạnh lẽo cô đơn trong lòng đất là tiếng nói tức tưởi của những con người bị chiến tranh tước

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 103 - 113)