0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Không gian xã hội bên ngoà

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975" (Trang 82 -89 )

I. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT: 1 Không gian nghệ thuật

1.2 Không gian xã hội bên ngoà

Bên cạnh việc dựng lên không gian cá với những bi kịch riêng tư, tiểu thuyết sau 1975 cũng đồng thời hướng tới miêu tả không gian xã hội bên ngoài. Vì "con người là tổng hoà các quan hệ xã hội" (Mác) nên việc nhà văn quan tâm đến các quan hệ xã hội và không gian xã hội khi xây dựng nhân vật văn học cũng là lẽ đương nhiên. Điều đáng lưu tâm ở đây là tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 khi dựng lên không gian xã hội không đơn thuần chỉ coi đó là môi trường sống và hoạt động của nhân vật mà qua không gian còn muốn khai phá sâu hơn những bi kịch thời kì hậu chiến con người đã phải gánh chịu. Trong không gian cá nhân riêng tư, con người đối diện với những bi kịch riêng tư; trong không gian xã hội bên ngoài, con người cũng phải

đương đầu với những bi kịch xã hội không kém phần đau đớn. Với góc nhìn đa chiều như vậy, tiểu thuyết sau 1975 đã mở ra một nỗi buồn chiến tranh trầm tư, lặng lẽ nhưng không bao giờ có thể nguôi ngoai trong lòng người.

Đặc điểm của không gian xã hội bên ngoài được miêu tả trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 là luôn mang vẻ ồn ào, náo động, tiềm tàng những phức tạp bên trong, Cuộc sống hiện tại với vô vàn các quan hệ xã hội đan xen thực sự đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các cây bút sau 1975. Hiện thực cuộc sống mới không ồn ào tiếng đạn bom trở thành mảnh đất hứa hẹn nhiều điều mới mẻ, bất ngờ đối với nền văn học đã gắn bó với không gian chiến tranh, bối cảnh chiến tranh suốt 30 năm. Viết về chiến tranh trong bối cảnh hoà bình, giữa môi trường xã hội mới đầy biến động, mỗi cây bút tiểu thuyết đều chú trọng tìm một hướng đi riêng cho mình. Chu Lai tỏ ra đặc biệt hứng thú khi miêu tả chân dung người lính thời bình trước những biến động của cơ chế thị trường thời mở cửa. Các tiểu thuyết "Phố", "Ăn

mày dĩ vãng", "Ba lần và một lần", "Vòng trong bội bạc" đều được dựng lên

từ cái nền không gian xã hội này. Trong sự vận hành mới của nền kinh tế, nhiều thói tật đã nảy nòi bên cạnh những chân giá trị thực sự. Môi trường xã hội thời mở cửa được Chu Lai miêu tả với nhiều quan hệ xã hội phức tạp đan xen luôn tạo nên cảm giác ngột ngạt, chật chội, khó chịu bởi những toan tính chồng lớp, bởi sự lên ngôi của đồng tiền và bởi nỗi bon chen nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh. Ở môi trường đó, những con người bước ra từ khói lửa đạn bom bạo liệt thật khó tìm thấy một tiếng nói chung đồng cảm. Bi kịch của họ là bi kịch cô đơn giữa đồng loại, bi kịch của cái đẹp vốn được tôi luyện từ trong chiến tranh nhưng hoặc bị coi là "lạc thời", hoặc hoàn toàn thất thế trong cuộc đương đầu với cái xấu, cái cơ hội của cuộc sống hiện tại. Linh (Vòng tròn bội bạc) đơn độc ngay trong toà soạn báo của mình và càng nhọc nhằn vất vả hơn trong cuộc đương đầu với Nguyễn Quách, với Phạm

Văn Hoè để đi tìm cái đích của sự thật, bảo vệ cho lẽ công bằng. Bước ra từ không gian trận mạc của quá khứ để sống trong môi trường xã hội mới với sự bung ra của các thành phần kinh tế cạnh tranh, Hai Hùng, Tám Tính (Ăn mày

dĩ vãng), Sáu Nguyện, Bảy Thu, Ba Đẩu (Ba lần và một lần) chẳng khác gì

"một con nộm rơm khốn khổ giữa cánh đồng đời đầy giông bão"[11.6]. Không được chuẩn bị hành trang cho cuộc sống thời bình nên khi được trở lại với môi trường xã hội phức tạp, sống trong một nền kinh tế đang biến động, giữa các quan hệ toan tính, người hùng năm xưa không thể tìm lại vị thế chủ nhân của mình, đành sống kiếp sống của người làm thuê hoặc trở thành cái bóng nhợt nhạt giữa vô số thân phận con người bé nhỏ khác của cuộc đời.

Khác với Chu Lai- Nguyễn Trí Huân, Trần Huy Quang, Lê Lựu... không có nhiều hứng thú trong việc dựng lên không gian xã hội trong cơn lốc làm ăn kinh tế mà ở đó người lính bước ra từ chiến tranh ác liệt luôn là kẻ hụt hơi, đuối sức, phải nhận về mình nhiều thiệt thòi hơn cả. Các nhà văn này hướng vào khai thác các quan hệ đời thường để tái hiện một không gian xã hội dường như ít căng thẳng hơn với những sinh hoạt thường nhật giản dị của con người. Đó là quan hệ anh- em, vợ - chồng, bạn bè, đồng nghiệp; là các hành vi khu xử giữa người với người vốn tiềm tàng bên trong rất nhiều khúc quanh, nhiều ngả rẽ bất ngờ. Ở những quan hệ đời thường này, bi kịch chiến tranh được thể hiện rõ nét qua hàng loạt sự đối sánh. Thu (Nước mắt đỏ), Quy (Chim én bay) hoàn thành tốt vai trò xã hội của mình- một bác sĩ, một cán bộ huyện gương mẫu, nhưng lại không thể có được thành công như vậy trong đời sống riêng tư. Tác giả Trần Huy Quang đã dựng lên xung quanh nhân vật Thu hàng loạt các mối quan hệ: quan hệ với đồng nghiệp, với những người đàn ông hoặc được bạn bè giới thiệu, hoặc quen biết qua lớp học tiếng Anh hay qua báo chí. Tuy nhiên tất cả những quan hệ tưởng là phong phú, ồn ào kia cuối cùng vẫn biểu hiện rõ hơn nỗi cô đơn đã hoá thạch của nhân vật không bao giờ có thể hoá giải được.Thu

không thể có cái hạnh phúc của một người bình thường- được làm vợ, làm mẹ. Cái chết của Thu như là một sự chạy trốn khỏi cuộc đời đơn độc, khổ đau dường như là con đường giải thoát duy nhất.

Nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết "Thời xa vắng"(Lê Lựu) cũng phải hứng chịu những bi ngay từ môi trường xã hội tưởng như là rất tốt đẹp, thậm chí có nhiều ưu ái đối với anh. Lê Lựu đã xây dựng nên một kiểu nhân vật luôn bị các quan hệ xã hội dồn đẩy sâu hơn vào những bi kịch vốn đã không có lối thoát của mình, như muốn cất lên một thông điệp rằng: số phận con người, dù là người hùng lí tưởng- cũng không thoát khỏi vòng xô đẩy nghiệt ngã của cuộc đời. Và trong cuộc sống hiện tại thời bình, số phận con người vẫn là một cái gì đấy hết sức mong manh, vô thường mà con người không thể nào nắm giữ, điều khiển, định hướng cho nó được. Dưới sức ép của gia đình, đồng đội, của cấp trên và của chính tham vọng phấn đấu cá nhân. Sài buộc phải sống cuộc sống của người khác trong cuộc sống của mình- yêu cái người khác yêu. Nửa đời còn lại, không đủ sự khôn ngoan, lọc lõi mà cuộc đời dạy cho, Sài rơi vào cạm bẫy ái tình của Châu để đi yêu cái mình không có. Không gian xã hội trong tiểu thuyết "Thời xa vắng" được miêu tả trên một diện rộn- từ mảnh đất quê hương làng Hạ Vị đến chiến trường nơi đơn vị Sài đóng quân và đặc biệt là mảnh đất Hà Nội đã gắn bó với Sài nhiều kỉ niệm về một tình yêu dang dở và một mối tình không trọn vẹn khác trong phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên mảng không gian rộng rãi này lại luôn tạo nên cảm giác ngột ngạt, bức bối. Cảm nhận được tình thế bị dồn đẩy sâu hơn vào bi kịch không lối thoát, con người vùng vẫy muốn phá bỏ không gian để thoát ra bên ngoài- nhưng rời bỏ không gian này đến một không gian khác, sự dồn đẩy tiếp tục xảy ra và con người lại rơi vào bi kịch.

Dựng nên kiểu không gian xã hội bên ngoài, tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 dường như muốn tạo nên một sự đối sánh giữa hiện tại và quá khứ. Từ

sự đối sánh này, nhiều nghịch lí oái oăm, trớ trêu đã lộ ra rõ nét. Không gian quá khứ mở ra với khung cảnh núi rừng, sông nước, chiến trường rộng lớn thì không gian hiện tại luôn tạo ấn tượng về sự ngột ngạt, bức bí. Không gian quá khứ ồn ào đạn bom, u ám mất mát, bi thương nhưng có cái yên tĩnh trong lòng người. Không gian xã hội với vô vàn các quan hệ xã hội phức tạp không ồn ào tiếng bom rơi, đạn nổ song lại náo động, bon chen, toan tính và những yếu tố bất thường đầy lốc xoáy bên trong. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 nói riêng và văn học viết về đề tài này nói chung đã xoáy sâu vào những bi kịch của con người thời kì hậu chiến khi đứng trước ngưỡng giao thoa, chuyển đổi không gian- môi trường sống này. Không chỉ có tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh mà các truyện ngắn của nhiều cây bút như Nguyễn Minh Châu, Lại Văn Long, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo… khi đặt nhân vật vào không gian xã hội đã phát hiện thấy sự cô đơn, lạc lõng đau đớn của con người thời kì hậu chiến. Dư âm của chiến tranh sau chiến tranh đã làm nên âm điệu buồn cho phần lớn các tác phẩm viết về chiến tranh trong những năm tháng hoà bình này.

1.3. Không gian thiên nhiên lí tưởng:

Nhận thấy vị thế binh nhì bé nhỏ giữa đời thường, lạc lõng và cô đơn của mình, phần đông các nhân vật của tiểu thuyết sau 1975 thường hướng về rừng xanh núi đỏ nơi một thủa hào hùng đã gắn bó với họ những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời- như một giải pháp kiếm tìm sự bằng an, thanh tĩnh trong tâm hồn. Thiên nhiên trở thành người nâng đỡ, an ủi và chở che cho những tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ nhưng lại phải chịu quá nhiều thương đau. Sáu Nguyện, Ba Đẩu và hàng trăm đồng đội khác hướng về rừng xanh núi đỏ với giấc mơ lập một đại gia đình sống bình yên, thanh thản. Linh (Vòng trong

bội bạc) mệt mỏi với những bon chen, cơ hội, với hành trình cơm áo gạo tiền

rừng, cây cỏ, con người đều thấm đẫm khí chất trong lành nguyên thuỷ có thể tiếp thêm sức mạnh cho họ trên chặng đường đời mệt mỏi. Kiên (Thân phận

của tình yêu) cuối cùng cũng rời bỏ căn gác nhỏ ra đi như muốn dấn thân vào

con đường tìm lại những vận hội đã để lỡ của mình- những vận hội bị phí phạm ấy chưa thể mường tượng ra cụ thể được, nhưng rất có thể là mảnh đất miền Nam, hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ cũ mèm, sống cuộc đời lao động trong sạch và lồng lộng tự do giữa núi đồi và thảo nguyên. Ba Thành, Tám Tính (Ăn mày dĩ vãng) thu hẹp không gian giao tiếp với những thói tật của xã hội nảy nòi từ sau chiến tranh bằng ngôi nhà với khu vườn rợp bóng cây trái miền Nam, hoàn toàn tách biệt với mọi ồn ào của phố thị bên ngoài. Tiểu thuyết chiến tranh sau chiến tranh xuất hiện kiểu dạng không gian thiên nhiên lý tưởng như một chốn dừng chân, một nơi tìm đến thanh thản của những con người mà cuộc đời bị chiến tranh phạt xuống vô số những vết chém dọc ngang. Ở đó, thiên nhiên và con người tìm được mối tương giao đồng cảm. Ở đó, người lính bước ra từ chiến tranh mới có thể tìm thấy hạnh phúc, sự bằng an, yên ổn trong phần đời còn lại của mình. Cây cỏ, núi rừng, sông nước sẽ di dưỡng cái phần thiên tính tốt đẹp, xoa dịu những vết thương lòng, hàn gắn lại mọi khổ đau trong lòng người. Tuy nhiên chốn nương náu lí tưởng này với hơi hướng của một vùng đất tìm về ẩn cư, lánh đục, thực tế lại vẫn là không gian con người thể hiện sự bất lực của mình trong hành trình nhập cuộc với đời trong những năm tháng sau hoà bình. Bởi vậy, tìm đến với không gian yên bình này, con người đã gặp, đã thấy được sự thanh thản song vẫn không tránh khỏi cảm giác ngậm ngùi, lặng lẽ.

Không gian thiên nhiên lý tưởng trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 được miêu tả trong vẻ khoáng đạt, hùng vĩ. Ở đây không có cái ồn ào, náo nhiệt, bức bối của cuộc sống đô thị mà thay vào đó là một không khí hoàn toàn trong lành mát dịu- dù nhà văn miêu tả cảnh rừng núi hay sông

nước, cao nguyên hay miệt vườn. Nhân vật của tiểu thuyết sau 1975 tìm đến với miền không gian này dường như còn nhằm thoả mãn chính khát vọng của bản thân. Đó là nỗi nhớ rừng, nỗi nhớ miền không gian một thời họ đã từng gắn bó. Thời đại của họ, tuổi trẻ của họ và biết bao những đồng đội thân yêu, những tín điều tốt đẹp, thiêng liêng cũng như khổ đau khốn cùng- tất cả đều đã nằm lại sâu xa kia trong cánh rừng đại ngàn. Bởi vậy, quay trở lại với thiên nhiên núi rừng thực tế lại là biểu hiện của nỗi hoài vọng, nuối tiếc quá khứ một thời đã qua. Tìm về với núi rừng, cỏ cây, âu cũng là một cách có thể được một lần sống lại những năm tháng vinh quang, bi hùng đã qua của thế hệ mình. Sau tất cả mọi biến ải của kiếp người dâu bể, không ít những người may mắn trong cuộc máu lửa vừa qua mới nhận ra rằng- thiên nhiên, núi rừng hoang sơ, hùng vĩ đó mới là không gian lí tưởng dành cho họ, mà xa rời nó họ chỉ là những cái bóng nhỏ nhoi đi bên lề cuộc đời, không bao giờ hoá giải hết được mọi khổ đau, mất mát.

Mặc dù mang tính lí tưởng, có thể hoá giả hết được mọi khổ đau, mất mát mà chiến tranh gây ra cho con người song không gian thiên nhiên này được các cây bút tiểu thuyết sau 1975 tạo dựng lên vẫn mang tính chất của một giải pháp tình thế. Những nghịch lí éo le, những phi lí trớ trêu mà con người phải chịu đựng trong hành trình sống cuộc đời bình thường của mình vẫn không tìm được sự hoá giải hợp lí. Tìm đến với thiên nhiên trong phần đời còn lại, người lính một lần nữa lại gặp bi kịch. Đó là bi kịch của người không bao giờ có thể tìm thấy vị thế và tiếng nói của mình trong cuộc sống hiện tại. Cống hiến, hi sinh để có được cuộc sống hoà bình rồi, thì người lính tuồng như bị gạt ra bên ngoài, tách khỏi guồng quay hối hả của xã hội. Nỗi buồn chiến tranh từ góc độ âm vang của nó được tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 thể hiện day dứt và khắc khoải đã tạo nên một nét riêng cho mảng văn học chiến tranh thời kì này.

Với 3 kiểu không gian phổ biến trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975: không gian cá nhân riêng tư, không gian xã hội bên ngoài, không gian thiên nhiên lí tưởng, các nhà tiểu thuyết đã khai phá được tận cùng những bi kịch mà chiến tranh đã để lại trong cuộc đời con người. Đặt nhân vật trong những chiều không gian khác nhau, nhà văn đi được đến nhiều góc khuất trong chiều sâu tâm hồn nhân vật. Và vì thế nỗi buồn chiến tranh phản ánh từ nhiều góc độ càng trở nên sâu lắng, xa xót nhiều hơn.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975" (Trang 82 -89 )

×