NHỮNG BINH NHÌ CỦA CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG:

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 55 - 64)

Viết về chiến tranh sau chiến tranh, các cây bút tiểu thuyết sau 1975 không chỉ có tham vọng tái hiện lại một thời kì lịch sử hào hùng, đau thương của dân tộc, dựng lên bức chân dung người lính sinh động, chân thực mà còn muốn khám phá mối quan hệ không phải lúc nào cũng thuận chiều giữa người hùng năm xưa với cuộc sống đa đoan, đa sự bộn bề hôm nay. Ở góc nhìn mới này, các nhà văn nhận ra rằng "tướng lĩnh trong chiến tranh có khi sống giữa

đời thường chỉ là binh nhì"[17.19]. Đặt người hùng của quá khứ vào trong

môi trường mới của cuộc sống thời bình, nhà văn tiếp tục cảm hứng viết về nỗi buồn ở một góc độ khác khi nhận ra những nghịch lí, những oái oăm, trái lẽ vốn không phải là hiếm hoi trong công cuộc sinh tồn hôm nay. Ở đây, dấu vết của chiến tranh được thể hiện gián tiếp qua cuộc sống thời bình của những con người vừa bước ra khỏi cõi đạn bom sinh tử khó lường. Chiến tranh không được miêu tả trực diện nhưng âm vang của nó vẫn là nguồn cảm hứng của nhiều cây bút tiểu thuyết. Điều này được thể hiện trong hàng loạt các tác phẩm: Trung tướng giữa đời thường (Cao Tiến Lê), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Phố, Vòng trong bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một

lần (Chu Lai), Bến không chồng (Dương Hướng)... Khảo sát các tác phẩm

này có thể nhận thấy phần lớn các nhà văn khi viết về quãng đời bình lặng của người lính sau chiến tranh đều phát hiện ra sự xa lạ, lạc lõng của người anh hùng trận mạc năm xưa với cuộc sống đời thường đa sự hôm nay. Ánh hào

quang của quá khứ dường như không giúp ích được con người trong việc thích nghi với cuộc sống bình thường, với những vấn đề đời thường của cuộc sinh tồn. Viết về âm vang của chiến tranh từ góc độ này, tiểu thuyết sau 1975 có các xu hướng khai thác cơ bản sau:

- Xu hướng thứ nhất: miêu tả người lính trong sự cô lập với môi trường bên ngoài. Nhân vật tự biến mình thành kẻ lạc lõng, bàng quan, xa lạ với mọi biến động của thời cuộc.

- Xu hướng thứ hai: quan tâm đến số phận người lính trong quá trình "nhập cuộc" với đời gắn với hành trình sinh tồn đầy vất vả, nhọc nhằn.

- Xu hướng thứ ba: hướng vào khai thác đời tư, quan tâm đến hành trình kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc vốn cũng nhọc nhằn và đầy nghịch lí không kém hành trình sinh tồn của người anh hùng năm xưa.

Ba hướng khám phá cơ bản trên đây đã tạo nên chân dung một binh nhì lạc lõng, ngơ ngác vốn quen với môi trường chiến trận ồn ào nay phải tập thích nghi với cuộc sống thời bình yên tĩnh nhưng luôn chứa đựng nhiều bão tố, sóng ngầm bên trong.

Trở về sau 30 năm cầm súng, Đông (Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn

Kháng) tự cho phép mình được nghỉ ngơi, đứng ngoài những biến động của

cuộc sống áo cơm thường tình. Những năm tháng chiến đấu gian khổ, Đông luôn là niềm tự hào của người vợ với vẻ đẹp của một vị đại tá can tràng, dũng cảm đã từng vào sinh ra tử trên nhiều chiến trường ác liệt. Nhưng trong cuộc sống thời bình, trở thành một ông cán bộ về hưu lười nhác, tự thoả mãn về mình, thì niềm tự hào quá khứ không còn và bi kịch gia đình xảy ra. Tư tưởng hưởng thụ của Đông cũng là tư tưởng hưởng thụ của một bộ phận không nhỏ những người lính vừa mới rút mình ra khỏi chốn bom đạn sinh tử khó lường. Có thể thấy điều này trong phát ngôn khá bạo miệng của Ba Thành: "Đạo là

bây giờ còn mười năm ở đời, tao phải lo sống cho cái Muôn"[11.125]. Đặt

mình ra ngoài những biến động áo cơm của cuộc sống đời thường, Đông có nét gặp gỡ gần gũi với Hoàng Lương (Trung tướng giữa đời thường- Cao Tiến Lê), với Nam (Phố- Chu Lai). Hoàng Lương là người của những huyền thoại, của những chiến công ngoài mặt trận nhưng lại tách biệt, xa rời với cuộc sống hôm nay. "Hoàng Lương không cần của cải, không cần vật chất. Cả cuộc đời

Hoàng Lương chỉ có chiến tranh, chỉ rực sáng lúc chiến tranh"[17.20]. Lối

sống của Đông, của Hoàng Lương thực tế đã hoàn toàn tách mình với những đổi thay của xã hội bên ngoài. Những con người này là người anh hùng kiểu mẫu một thời - niềm tự hào, ngưỡng mộ của quá khứ nhưng lại lạc lõng, ngơ ngác khi bị trả về với cuộc sống đời thường bởi thói quen, nếp nghĩ, lối sống được đào luyện từ môi trường chiến trận đã hằn in quá sâu, không phải một sớm một chiều là có thể đổi thay. Vẻ đẹp nguyên phiến của người anh hùng trận mạc năm xưa trong các trang tiểu thuyết hôm nay bởi thế không còn nữa. Thu mình lại tách biệt với mọi biến động của môi trường sống xung quanh, bản thân con người đã tự gạt mình ra bên ngoài cuộc đời để chui vào thế giới riêng tư cô lập và đơn độc. Ở những nhân vật này luôn luôn có sự hội tụ giữa cái tốt và cái xấu nên họ vừa đáng thương vừa đáng giận. Nỗi buồn của nhà văn trước trang đời của những con người là hiện thân của vẻ đẹp lạc thời ấy là một nỗi buồn thương cảm có pha chút ưu sầu, ái ngại.

Bên cạnh xu hướng viết về bi kịch của những người lính tự cô lập mình với môi trường sống bên ngoài, không ít tiểu thuyết hướng vào theo dõi quá trình "nhập cuộc" với đời của những con người một thời từng dọc ngang trên khắp các nẻo chiến trường suốt dọc dài tổ quốc. Ở hướng đi này phải kể đến: "Tiễn biệt những ngày buồn" (Trung Trung Đỉnh), "Ba lần và một lần", "Ăn

mày dĩ vãng", "Vòng trong bội bạc" Chu Lai), "Thân phận của tình yêu"

cuộc sống đời thường sau những năm tháng ồn ào vinh quang và đau buồn vừa qua của người lính thật vất vả, nhọc nhằn. Môi trường sống thời bình được miêu tả như một mặt trận mới không ồn ào đạn bom nhưng lại chứa đựng đầy những cạm bẫy, những thử thách khốc liệt. Nói như Nguyễn Khải: "Chiến tranh náo động mà lại có cái yên tĩnh của nó. Hoà bình mà lại chất chứa những sóng ngầm, gió xoáy bên trong". Trên mặt trận chiến trường đạn bom, đối mặt với kẻ thù, người lính là một anh hùng, là người đại diện cho chính nghĩa, cho chiến thắng. Sau ngày giải phóng, trên mặt trận cuộc đời họ lại là những người chiến bại, hoàn toàn bé nhỏ, dễ bị khuất chìm sau mối lo cơm áo gạo tiền, sau những toan tính tranh quyền đoạt lợi. Xét cho cùng khi trút bỏ bộ quần áo ngang tàng, kiêu hùng của quá khứ, họ cũng chỉ là những thân phận cá nhân bé nhỏ, vất vả, cùng quẫn trong công cuộc mưu sinh. Vận trở thành ông chủ số đề, Khâm- ban ngày là một nhà báo bỗ bã, hoang tàng nhưng đêm xuống lại là một con người khác – một tay bốc vác thuê kiếm kế sinh nhai (Vòng tròn bội bạc). Sáu Nguyện (Ba lần và một lần) sau khi giải ngũ phải lăn lộn với đủ mọi nghề- từ công việc của một công nhân cạo mủ cao su cho nông trường, cán bộ phòng kế hoạch, người làm thuê trông nom cánh đồng tôm, trông nom của hàng sữa chữa, phụ tùng xe máy... tới việc làm bảo vệ cho một xí nghiệp xây dựng. Ba Đẩu với ý tưởng lập nên một đại gia đình nơi rừng xanh núi đỏ gồm tập hợp những con người ưu tú một thời vào sinh ra tử vốn chật vật trong cuộc mưu sinh vì hầu hết mải lo đánh trận mà học hành lỡ dở, không nghề, không nghiệp- cái ý tưởng tốt đẹp ấy cũng bị chao đảo, bị đe doạ bởi vô số những toan tính vị kỉ của đồng loại. Xoay, Hà, Luân (Tiễn biệt những ngày buồn)- những nhà văn trước khi cầm bút đã từng cầm súng, với cái vốn học vấn và trí tuệ của mình cũng không thoát khỏi mối lo cơm áo thường nhật. Cuộc sống của người anh hùng năm xưa không lấp lánh ánh hào quang, không rộn rã những khúc hoan ca mà lặng trầm, bức bí,

tù túng, chật chội. Tuy nhiên các nhà tiểu thuyết sau 1975 không cực đoan, tuyệt đối hoá cái nhìn bi kịch chất chứa nhiều nghịch cảnh éo le này khi bên cạnh những mảng đời nhọc nhằn đó vẫn xây dựng những mẫu hình nhân vật bước ra từ chiến tranh đã bắt kịp được những biến động của thời cuộc để tạo cho mình một vị thế xã hội vững vàng. Đó là Tuấn (Ăn mày dĩ vãng), Chiến (Vòng tròn bội bạc)... Tuy nhiên những con người thức thời ấy không nhiều so với những số phận người bé nhỏ luôn bị cái đói, cái nghèo đeo bám. Cống hiến cả tuổi thanh xuân để đem lại cuộc sống ấm no cho hàng triệu con người nhưng bản thân những con người từng vào sinh ra tử vì mục đích cao cả đó lại không thể có một cuộc sống ấm êm, an lành. Nguyên nhân của nghịch lí đó oái oăm thay lại nằm ở chính sự hi sinh cao cả vì những tín điều tốt đẹp suốt mấy chục năm đạn bom chinh chiến của người lính. Bước vào cuộc chiến tranh bằng tâm hồn nông dân giản dị, hành trang của người lính khi trở về với cuộc sống thời bình cũng không có gì ngoài bản chất nguyên sơ, chân thật đó- chiến tranh không cho phép họ có điều kiện học hành và trang bị những tri thức cần thiết cho mình để sớm hoà hợp, thích nghi với môi trường sống vắn tiếng đạn bom. Bởi vậy, khi được trả về với đời thường, người anh hùng năm xưa không còn tư thế kì vĩ của người chủ nhân của thời đại mà bị khuất chìm đi sau trăm nghìn số phận cá nhân bé nhỏ khác của cuộc đời.

Trong công cuộc mưu cầu sinh tồn thời hậu chiến, những con người bước ra từ chiến tranh dường như không thể bắt kịp những thay đổi chóng mặt thời mở cửa với sự bung ra của cơ chế thị trường, với những qui luật cạnh tranh kinh tế nghiệt ngã. Chậm chân trong cuộc bươn trải kiếm kế sinh nhai, cái lạc lõng, đơn độc của họ còn biểu hiện ngay trong quan hệ với đồng loại, với mọi người xung quanh. Đó là khi con người bị rơi vào môi trường xấu, nhiều kẻ cơ hội, toan tính, nhưng với bản chất tốt đẹp được tôi luyện từ những năm tháng sống ở chiến hào, họ không chịu nhuộm đen mình, đành chấp nhận

là một kẻ lạc thời hoặc bị coi là "hâm hấp", "dở hơi". Linh (Vòng tròn bội bạc), Sáu Nguyện (Ba lần và một lần) đơn độc trong hành trình bảo vệ công

lí, tố cáo cái xấu, cái ác ngay giữa một tập thể không đủ dũng cảm để cất lên tiếng nói bảo vệ sự thật. Tuy nhiên động cơ tốt đẹp đó lại không dễ gì tìm được tiếng nói đồng cảm. Sống trong môi trường mà mọi người đã quen với sự nhẫn nhịn, cam lòng với số phận cá nhân, e ngại trước những cái bóng quyền thế, thì hành động cương trực đầy trách nhiệm của Linh, Khâm, Sáu Nguyện... lại có chút bất thường, lạ lẫm trong con mắt mọi người xung quanh. Đối đầu với Nguyễn Quách, Phạm Văn Hoè và ban lãnh đạo xã Thanh Lâm; với giám đốc Thành Nam và liên doanh nước ngoài ma quỷ của hắn, Linh, Sáu Nguyện đã thoát khỏi ma lực cám dỗ của đồng tiền để nhân danh lương tri của người lính cất lên tiếng nói bảo vệ sự thật, loại trừ cái xấu, cái ác, cái cơ hội ra khỏi cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên động cơ tốt đẹp đó lại không dễ tìm được tiếng nói đồng cảm. Không chịu sự tác động của chủ nghĩa cơ hội và sự chi phối của đồng tiền, người lính năm xưa trở thành kẻ lạc thời từ chính thiện chí cải tạo xã hội, mong muốn xã hội ngày càng tốt đẹp hơn của mình. Điều trớ trêu đó là một nghịch lí có thực những năm bom đạn đã thôi không còn ồn ào trên đất nước ta. Bi kịch thời hậu chiến này đã tạo ra những khoảng lặng buồn trong tiểu thuyết về chiến tranh sau chiến tranh.

Cùng với xu hướng viết về người lính trong hành trình nhập cuộc với đời đầy vất vả, nhọc nhằn, nhiều tiểu thuyết sau 1975 hướng vào khai thác đời tư, khám phá hành trình kiếm tìm hạnh phúc, tình yêu của những con người bước ra từ khói lửa chiến tranh. Ở phương diện này, người anh hùng năm xưa vẫn là một "binh nhì" kém cỏi khi không thể nắm lấy hạnh phúc, tình yêu và đón nhận, hưởng thụ nó như mọi người bình thường. Hầu hết các nhân vật của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 khi trút bỏ bộ cánh của người anh hùng trận mạc đều phải sống cuộc sống của một người độc thân không chồng,

không vợ, không con cái, không gia đình. Điều này có thể nhận thấy qua cuộc đời của Thu (Nước mắt đỏ), Kiên, Sinh, Vượng (Thân phận của tình yêu), Hai Hùng, Ba Thành (Ăn mày dĩ vãng), Sáu Nguyện, út Thêm (Ba lần và một

lần)...Cuộc chiến tranh khốc liệt, cam go kéo dài mấy chục năm vừa qua đã

rút hết sinh lực của con người, ném trả lại họ cái hình hài ốm o, yếu ớt- là một trong những nguyên nhân khiến người lính năm xưa chẳng thể nào kiếm tìm cho mình được một mẩu hạnh phúc. Hai Hùng từng có một thời ngang dọc, tráng kiện chẳng kém gì ai- "cao một mét bảy ba, nặng cũng suýt soát bảy

mươi kí (...) vòng ngực vênh cong như rá úp, tóc dầy cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chằng như chão bện, da nâu bánh mật, có lúc đỏ nâu"[11.35] - bây giờ "chỉ nặng có bốn mươi lăm cân, hốc hác. bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ nơi dông người, dấu vết mặc cảm tự ti in hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khóc" hệt như "một con nộm rơm khốn khổ giữa cánh đồng đời đầy dông bão"[11.6]. Bao nhiêu xung lực, nội lực đã

dồn cả vào trong chiến trận, không còn đủ sức lực để làm một người đàn ông với những thiên chức đích thực, trọn vẹn của mình, cánh cửa hạnh phúc sập lại trước mặt Hai Hùng một cách nghiệt ngã. Thu (Nước mắt đỏ) đau đớn,tuyệt vọng trong nỗi khát thèm làm mẹ, làm vợ đã phải thốt lên: "Đừng

hỏi tôi tuổi trẻ, đừng hỏi tôi sự duyên dáng, đừng hỏi tôi sắc đẹp... tôi không có đau hỡi những người đàn ông. Tôi không còn đâu,đừng hỏi. Xin hãy hỏi Đấng tối cao, ông ấy biết tất cả, sinh ra tất cả và sắp xếp tất cả. Không ai có thể đứng ngoài bàn cờ của Đấng siêu nhiên"[33.124]. Chung nỗi đau ấy với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu, Quy (Chim én bay) phải nhận lấy cuộc sống cô độc, lẻ loi, không dám đón nhận tình yêu của một ai khác bởi thiên chức làm mẹ thiêng liêng của

người đàn bà trong cô đã bị chiến tranh đoạt mất vĩnh viễn. Ở "Bến không

chồng" của Dương Hướng, hậu quả của chiến tranh cũng để lại những bi kịch

đau lòng đè nặng lên cuộc sống riêng tư không chỉ của người từng trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trở về sau cuộc chiến tranh, chất độc màu da cam đã khiến Nghĩa không thể có con. Ly hôn với Hạnh và trong cuộc hôn nhân thứ hai với Thuỷ, khát vọng làm cha cũng không thành, Nghĩa mới nhận ra lỗi lầm oan uổng mà Hạnh phải gánh chịu. Thuỷ vì muốn bù đắp lại mong mỏi của chồng mà phải tìm đến với những người đàn ông khác. Bi kịch của ba mảnh đời Hạnh- Nghĩa- Thuỷ cũng như bi kịch tình yêu ngang trái của Vạn đã cho thấy tính chất khủng khiếp của chiến tranh ngay trong những năm tháng hoà bình không tiếng bom rơi đạn nổ... Bàn tay nghiệt ngã của chiến tranh không chỉ cướp đi sinh lực, tuổi trẻ của con người mà còn chặt lìa họ

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 55 - 64)