THÂN PHẬN CON SÂU CÁI KIẾN CỦA CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH.

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 47 - 55)

chất đích thực của nó. Đó không chỉ là cõi không nhà, không cửa, là chốn huỷ diệt phi nhân, tàn bạo nhất mà còn là chốn tuyệt diệt tất cả những khát vọng thường tình, giản dị, đày ải tâm hồn con người trong nỗi thống khổ cùng cực. Không lấy mục đích cơ bản là nêu bật vai trò, ý nghĩa của chiến thắng, tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 chủ yếu hướng tới việc bênh vực quyền sống của con người ở cả hai bên chiến tuyến, cất lên tiếng nói tố cáo và cảnh tỉnh loài người trước thảm hoạ chiến tranh. Ý nghĩa nhân bản đó không cất lên từ những tuyên ngôn, giáo huấn mà cất lên từ chính những bi kịch cá nhân riêng tư, những mất mát, tang thương có thực được tái hiện lại qua sự trải nghiệm của nhà văn. Chiến tranh không phải là trò đùa – và vì thế âm hưởng buồn đau, bi kịch đã trở thành âm hưởng chi phối cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn sau ngày giải phóng. Qua các tác phẩm của mình, thế hệ những người cầm bút này muốn cất lên tiếng nói khẳng định: "những năm kháng chiến vừa

qua thật là anh hùng, thật là cao đẹp nhưng cũng đầy khó khăn và hi sinh... Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội người chiến sĩ nếu chỉ biết đến cái lúc họ vác súng ra mặt trận với với một tâm hồn phơi phới mà không hề biết đến lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị thương, trong bùn lầy, trong mưa bom bão đạn"[40].

CHƯƠNG II

MỐI QUAN HOÀI VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI

I. THÂN PHẬN CON SÂU CÁI KIẾN CỦA CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH. CHIẾN TRANH.

Cùng với việc tái hiện lại bức tranh chiến trận trong quá khứ với những khoảng tối, những mảng thô ráp, xù xì vốn có, tiểu thuyết viết về chiến tranh

sau chiến tranh đồng thời thể hiện mối lưu tâm đặc biệt tới vấn đề con người và thân phận con người. Các nhà văn ưa thích mảng đề tài chiến tranh này đã nhận ra một sự thực: trong suốt mấy chục năm chiến tranh khốc liệt vừa qua, con người không phải bao giờ cũng là chủ nhân của thời đại, có đủ bản lĩnh, tự tin để vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, khắc nghiệt của hoàn cảnh. Bởi vậy, trong các trang viết về chiến tranh sau ngày giải phóng không còn sự "thống trị" tuyệt đối của chân dung những người hùng mà thay vào đó đã xuất hiện bóng dáng những con người nạn nhân với thân phận con sâu cái kiến của chiến tranh. Sự thay đổi về cấu trúc nhân vật trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 chính là một trong số rất nhiều phương diện biểu hiện của cảm hứng bi kịch, của hứng thú viết về nỗi buồn như một tìm tòi, một "phá cách" so với tiểu thuyết trước 1975.

Qua các trang viết về chiến tranh sau ngày giải phóng, chúng ta có thể nhận thấy một thực tế: sinh mệnh con người thật nhỏ nhoi trong khói lửa đạn bom bạo liệt của chiến tranh. Là môi trường của sự tàn khốc và huỷ diệt nên ở đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh. Miêu tả thân phận con người chênh vênh trên cái vạch sinh- tử mỏng manh đó, tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 đã bộc lộ một cái nhìn thấm đẫm thương đau về kiếp người, về thân phận con người. Bị nghiền nát trong guồng máy chiến tranh bạo liệt, những sinh linh bé nhỏ này đồng thời cũng bị chặt lìa khỏi thế giới trần gian dưới muôn nghìn dạng thái khác nhau. Trở về cùng đồng đội trong niềm vui thắng trận ngây ngất, nhưng chính trong giây phút yên bình hiếm hoi, giữa tiếng cười đùa tếu táo của đồng đội, thì thần chết đã sà xuống, lướt nhanh bóng dáng xanh lét của mình trên khuôn mặt Khiển (Ăn mày dĩ vãng- Chu

Lai). Trái tạc đạn rút chốt bỏ quên trong túi áo đã để lại "một vệt lõm hình học bằng miệng nón ở dưới đất. Cả người, cả bàn ghế đã biến đi nhanh và gọn như vừa rồi chẳng có vật thể nào hiện diện cả"[11.105]. Và ngay cả

Khiển cho đến tận khoảnh khắc cuối cùng ấy vẫn không kịp hiểu cái gì đã xảy ra với mình. Cái chết của Bảo giữa tuổi 19 trẻ trung cũng không kém phần đột ngột khi khẩu B40 của người đồng đội ngồi cạnh đấy mươi thước bỗng nhiên cướp cò. Oanh (Thân phận của tình yêu) vừa quay lưng đi phải hứng trọn một băng đạn từ khẩu súng của người phụ nữ mình đã tha mạng. Tạo voi choáng váng vì những thây người dúi dụi đổ xuống trước mũi súng của mình, nhưng khi vừa để khẩu súng ngừng nhả đạn thì Tạo voi lại từ từ gục xuống, hai tay đỡ lấy ngực và "hai mắt thì dại đi, tuồng như tràn đầy ngạc

nhiên"[25.523]. Cái chết của Quảng dường như kéo dài hơn với những vết

thương khủng khiếp- "mạng sườn lõm vào, tay lủng liểng, đùi tím ngắt", nhưng quyết định tìm đến với tử thần, giải thoát cho mình khỏi những cơn đau thể xác lại cực kì chóng vánh và đột ngột khi Quảng đưa tay rút quả u- ét gài bên hông Kiên, tự viết hồi kết thúc cho cuộc đời mình. Cái chết đến nhanh, gọn, bất ngờ, đột ngột dường như đã trở thành một lẽ thường tình trong thời buổi chiến tranh này. Là một nạn nhân bé nhỏ, thụ động, con người thường là không đủ thời gian để nhận ra rằng số phận của mình đã được định đoạt. Bị cuốn vào guồng máy bạo liệt của chiến tranh, con người không thể nắm trong tay sinh mệnh nhỏ nhoi của mình. Họ hoặc bị giết từng người một, hoặc bị tàn sát tập thể trong lưới lửa đạn bom dày đặc như là một sự an bài của số phận, không thể cưỡng lại. Nhiều khi cái chết lại không đến từ bàn tay kẻ thù bên kia chiến tuyến mà đến ngay từ bàn tay đồng đội cùng chung mũi súng. Tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 phát hiện ra tính chất bất thường đầy bi kịch này đã nhận rõ vị thế nạn nhân khốn khổ, thân phận con sâu cái kiến bé nhỏ của con người trong chiến tranh. Các cây bút tiểu thuyết thời kì này đã dũng cảm nói lên một sự thực: chính sự vô trách nhiệm, tính nhu nhược hàm nghĩa vị kỉ của người chỉ huy là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm khốc của nhiều người lính vô tội. Năm Thành (Ba lần và một lần)

vì nóng vội và vì một chút kiêu hãnh, tự phụ cá nhân đã quyết định tung cả đại đội vào một trận đánh mà chưa trinh sát cụ thể sơ đồ toạ độ đóng quân của kẻ thù. Kết quả là gần ba chục con người, "ba chục chàng trai mạnh khoẻ,

ưu tú, niềm tự hào của cả cánh rừng, đã sống cùng nhau bao năm tháng, đã nếm đủ mọi vinh nhục, vui buồn và chưa một ai có vợ (...) chỉ sau một đêm ngủ dậy, bỗng dưng chẳng còn một ai nữa"[12.53]. Mệnh lệnh cứng nhắc

của Bộ chỉ huy và bản tính kiêu hùng, tự ái của Hai Hùng đã phải trả giá bằng cái chết của hai người lính trong trận đột kích qua rào thép gai vào hang ổ kẻ thù, đúng giữa đêm rằm sáng trăng khi khi sức lực đã cạn kiệt. Vì một chút danh dự mà thí thân đồng đội, vì một chút vị kỉ cá nhân mà đẩy đồng đội ra trận bất kể sống chết- đó là những góc khuất của hiện thực mà sau ngày giải phóng các cây bút tiểu thuyết viết về chiến tranh có đủ bản lĩnh để nói lên. Qua trang viết của các nhà văn này, có thể nhận thấy tính chất nghiệt ngã của chiến tranh khi hi sinh, chết chóc trở thành một lẽ thường tình và sự sống tuồng như là điều may mắn hoạ hoằn mới có được trong thời buổi bất thường này. Và thậm chí ngay cả khi là một trong số những người may mắn hoạ hoằn đó thì anh vẫn chỉ có thể yên thân với số phận con sâu cái kiến của chiến tranh. "Anh chỉ có thể sống và chỉ có thể vui lòng chết trong hàng ngũ

những người lính thường mà một trong những đặc trưng góp phần tạo nên sức mạnh vô địch của họ ở mọi chiến trường là tính chất nghĩa quân nông dân giản dị, hiền dịu, có cách nhìn đời nhân hậu và rõ ràng sẵn sàng chịu mọi tai hoạ của chiến tranh tuy nhiên không bao giờ là những người chủ chiến"[25.383].

Với thân phận con sâu cái kiến của chiến tranh, sinh mệnh con người không phải là cái gì to tát, lớn lao và chết chóc dường như đã trở thành quá quen thuộc như một chân lí thời chiến mà bất kì ai dấn thân vào cuộc binh đao này cũng buộc phải chấp nhận. Nhận thức rõ điều đó, các cây bút viết về

chiến tranh sau chiến tranh dũng cảm nói lên một sự thật rằng: không phải sự hi sinh nào cũng lấp lánh hào quang và ồn ào những danh hiệu truy tặng. Hi sinh, chết chóc vốn đã trở thành lẽ thường tình trong thời buổi chiến tranh nên sự ngã xuống của một cá nhân cũng mang vẻ lặng lẽ và nhiều khi bị chìm nghỉm đi giữa vô số những hi sinh khác của đồng đội. Khi Can bỏ xác trên hẻm Tò Vò thì cũng là lúc "tên tuổi, hình hài một con người đã từng vào

sinh ra tử không kém cạnh ai và vốn hoàn toàn không phải là đồ tồi đã đột ngột chìm ngỉm đi"[25.390]. Ngay tiểu đoàn 27 của Kiên cũng vậy, sau một

trận đánh ghê rợn, độc ác, bạo tàn, bị bao vây rồi bị tiêu diệt mất hoàn toàn phiên hiệu thì "từ đó chẳng còn ai nhắc đến tiểu đoàn 27 nữa, mặc dù vô

khối hồn ma ra đời trong trận bại vong ấy hiện vẫn lang thang khắp các xó xỉnh bụi bờ ven rừng, dọc suối chưa chịu chầu trời"[25.638]. Để cứu đoàn

tải thương, cô giao liên Hoà lặng lẽ nhận lấy cái chết rồi sau đấy chẳng ai hỏi gì về Hoà cả. Ngay đến Kiên- người trực tiếp chứng kiến sự hi sinh cao cả ấy cũng "bẵng quên", chỉ thảng hoặc hình ảnh Hoà mới hiện về trong kí ức củ anh như một kỉ niệm buồn. Những năm sau ngày giải phóng, cuộc sống thời bình bon chen, gánh nặng áo cơm đè nặng nên hình bóng những con người ưu tú đã lặng lẽ nằm lại với đại ngàn năm xưa cũng dần trở nên nhạt nhoà. Mối liên hệ duy nhất của họ với cuộc sống hôm nay tuồng như chỉ thông qua sợi dây kí ức của những người đồng đội còn sống. Thông qua kí ức và bằng hồi ức của những nạn nhân chiến tranh may mắn hơn, những người xấu số đó được dựng lại tên tuổi, hình hài- âu cũng là một cách để không bị lãng quên, không bị chìm khuất như chưa từng tồn tại trên cõi đời này. Những năm sau chiến tranh, cùng với anh em ở đội thu nhặt hài cốt tử sĩ, Kiên đã trở về với vô vàn những trận đánh lớn nhỏ trong kí ức của mình, tìm thấy bao thành viên bị quên lãng của đại gia đình những người tử trận- "không có người vinh kẻ

chết. Chỉ người tên tuổi còn đó,người thì thời gian đã xoá mất rồi, và người thì còn chút xương, người chỉ đọng chút bùn lỏng"[25.391]. Không còn ranh

giới kẻ chiến thắng hay người chiến bại, chính nghĩa hay phi nghĩa, chỉ có người nắm xuống, bị cỗ máy đẫm máu của chiến tranh chà đạp, bị bạo lực tăm tối hành hạ, làm nhục, bị chôn vùi, quét sạch, bị làm cho tuyệt diệt là chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Sự ngã xuống của một cá nhân không đáng gì so với sự hi sinh của cả dân tộc- "một người ngã xuống để những người khác được sống, điều đó chẳng có gì mới"- chính điều tưởng như hiển nhiên này đã nói lên sự bé nhỏ, phù dung của kiếp người khốn khổ trong thời buổi đạn bom chết chóc. Viết về những nạn nhân xấu số đó, tiểu thuyết sau 1975 đã cất lên tiếng nói sẻ chia với những sinh linh bé nhỏ bị tước đoạt quyền sống một cách oan uổng đồng thời cũng đắt ra một câu hỏi đau đớn mang tinh thần nhân văn cao cả: "Nồi da nấu thịt, kẻ ngã xuống dù ở tuyến này hay tuyến kia đều là

con dân của một vùng đất nào đó, có ai xót ruột giùm không?" [11.142]. "Ôi chiến trận không bến không bờ... ngày mai hay hôm nay, hôm nay hay ngày mai, nói đi số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ..."[25.380]- lời bài hát quen

thuộc mà quân lính thời 74 hay hát đã bộc lộ ý thức sâu sắc của người cầm súng về thân phận của mình. Chân trời chết chóc mở ra mênh mang vô tận, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó đã đốn gục, đã làm tuyệt diệt không biết bao nhiêu cuộc đời thanh tân tuổi trẻ của cả một thế hệ. Nhưng không dừng lại ở những năm tháng ồn ào đạn bom đó, móng vuốt của chiến tranh còn hiện diện ngay trong cuộc sống thời bình sau này. Những năm sau ngày giải phóng, bóng ma chiến tranh vẫn cứ đè nặng lên thân phận con người khiến con người không thể bình tâm, yên ổn. Bi kịch thời kì hậu chiến lặng lẽ nhưng có cái ồn ào riêng của nó. Chính vì vậy nỗi buồn về kiếp người, về thân phận nhỏ nhoi, mỏng manh, yếu ớt của con người mới lại càng thêm thấm thía, xót xa. Tiểu thuyết sau 1975 với xu hướng viết về dư âm của chiến tranh sau chiến

tranh đã tinh tế nhận ra con người nạn nhân với những bi kịch cay cực, buồn đau thời kì hậu chiến. Bước ra khỏi cuộc sinh tử khốc liệt với tư thế của người chiến thắng, nỗi ám ảnh chiến tranh vẫn cứ đè nặng lên tâm hồn con người khiến người ta không thể yên ổn quay về với cuộc sống bình thường. Phát hiện ra điều này, các cây bút viết về chiến tranh đã xây dựng nên một kiểu nhân vật mới cho văn xuôi- kiểu nhân vật không thể rút chân ra khỏi miệng hố chiến tranh. Kiên, Vượng, Phán (Thân phận của tình yêu), Hai Hùng, Ba Thành, Tám Tính (Ăn mày dĩ vãng), Linh (Vòng trong bội bạc)... và phần lớn những con người bước ra từ cuộc sinh tồn máu lửa mấy chục năm vừa qua dường như luôn phải sống đồng hành hai mảnh đời- quá khứ và hiện tại, quá khứ trong hiện tại. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ám ảnh về nó lại không chịu ngủ yên. Vượng không thể trở thành người lái xe bình thường như mơ ước hồi còn ngồi sau vòng lái xe tăng thời chiến tranh bởi những năm tháng bom đạn đã tạo cho Vượng thói quen không thể kiên nhẫn khi có người láng cháng trước mũi xe cũng như không thể chịu nổi những đoạn đường xóc dễ gợi lại cảm giác xe đang lướt trên những thân người êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn. Trở về sau chiến tranh, Kiên phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia tuồng như đối với anh, cuộc chiến vẫn chưa hề khép lại. Những cái tên truông Gọi Hồn, hồ Cá Sấu, đồi Xáo Thịt, những trận mưa tay chân, những cánh đồng ngập máu, những bãi chiến trường ngập xác tử thi... đã ăn sâu bắt rễ trong tiềm thức của anh gắn với một nỗi buồn chiến tranh dai dẳng triền miên không dứt. Nhiều khi giữa phố xá đông người, mùi hôi hám pha tạp bị cảm giác nồng lên thành mùi hôi thối của những thây người thối rữa đã khiến Kiên "vội đưa tay lên bịt mũi như kẻ hoá rồ trước mặt người qua

đường"[25.420]. Những đêm khuya giật mình tỉnh giấc, tiếng quạt trần vù vù

bỗng hoá thành tiếng kêu rít man rợ của máy bay trực thăng. Và Kiên không thể bình tâm được trước hình ảnh bọn Mĩ gào lên xung trận trên màn ảnh

truyền hình. Chiến tranh đã chặt lìa cuộc đời Kiên ra thành hai nửa thật khó có thể hàn gắn liền lại như cũ- một Kiên của tuổi 17 trẻ trung, thanh tân và một Kiên của tuổi 40 "tật nguyền, dị mọ, đã luống tuổi và đã hết thời, trống rỗng và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 47 - 55)