SỰ THA HOÁ CỦA CON NGƯỜI BỞI MÔI TRƯỜNG, HOÀN CẢNH

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 64 - 70)

hiện ra nhiều bi kịch cá nhân với những cảnh ngộ riêng tư. Nhưng trên tất cả những đau buồn riêng tư vẫn là bi kịch của những người hùng vốn quen với cuộc sống trận mạc sinh tử khó lường nay vất vả, chật vật trong hành trình sống thời bình, trở thành những "binh nhì" bé nhỏ giữa cuộc sống thời bình đa sự hôm nay. Viết về dư âm của chiến tranh sau chiến tranh, các nhà văn sau 1975 đã tạo nên một diện mạo riêng cho tiểu thuyết thời kì này với dấu ấn của cảm hứng bi kịch, của hứng thú viết về nỗi buồn xuất hiện trong nhiều tác phẩm.

III. SỰ THA HOÁ CỦA CON NGƯỜI BỞI MÔI TRƯỜNG, HOÀN CẢNH CẢNH

Viết về chiến tranh khi đã có đủ độ lùi thời gian cần thiết, các cây bút tiểu thuyết sau 1975 đã thể hiện cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, khắc phục sự phiến diện một chiều của văn học trước đó. Với quan niệm "chiến tranh là thứ thuốc thử cực nhạy để con người hiện lên hết màu hết nét"[69], các nhà văn sau 1975 đã dựng lên những mẫu hình nhân vật phong phú, đa dạng, có thể vượt lên trên hoàn cảnh để khẳng định vẻ đẹp của mình đồng thời lại cũng có thể bị gục ngã trước những thử thách khắc nghiệt, éo le của môi trường sống. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thể hiện ngay trong cách xử lí mối quan hệ nghịch chiều đó của

nhà văn. Với một cái nhìn công bằng hơn, họ nhận ra rằng người anh hùng thời đại năm xưa cũng chỉ là một con người bé nhỏ, không nằm ngoài guồng chi phối, tác động của ngoại cảnh. Bởi vậy nhân vật người lính trong tiểu thuyết sau 1975 không còn vẻ đẹp nguyên phiến mà đã có sự đồng hành giữa cái xấu và cái tốt, bóng tối và ánh sáng, có phần thiên thần và quỷ dữ song song tồn tại. Nhà văn đặc biệt tỏ ra chú ý đến sự biến đổi tính cách như là một hệ quả tác động của ngoại cảnh. Ở các mức độ đậm nhạt khác nhau, tiểu thuyết thời kì hậu chiến miêu tả rất phong phú, đa dạng tác động của ngoại cảnh tới tâm lí, tính cách con người- có những tác động khiến người ta xấu đi, trở thành kẻ tha hóa, biến chất nhưng cũng có những tác động chỉ làm thay đổi bản chất, tính cách, suy nghĩ của con người song chưa thực sự bị đẩy sang bên kia giới hạn của cái tốt.

Hiểu được tính chất bất thường, tàn khốc của chiến tranh và vị thế cá nhân bé nhỏ của con người, các nhà tiểu thuyết sau 1975 đã nhận ra những dấu hiện tha hoá do tác động của môi trường sống ngay từ trong chiến tranh. Đó là tâm lí hoang mang mang, dao động, là sự hèn nhát, nhu nhược, là nỗi bi quan, chán nản chiến chinh... vẫn tồn tại trong hàng ngũ những người cầm súng chúng ta. Kiên, Can (Thân phận của tình yêu), Hai Hùng, Ba Thành, Tám Tính (Ăn mày dĩ vãng), Năm Thành, Sáu Nguyện (Ba lần và một lần)... đã bước vào chiến tranh với một niềm say mê lí tưởng mãnh liệt như bao chàng trai tuổi trẻ khác của thế hệ mình. Nhưng ngả đường chiến tranh liên miên, những thống khổ cùng cực của hoàn cảnh khiến con người dù có cứng rắn, bản lĩnh bao nhiêu thì cũng không thể tránh được những phút giây giao động, nản lòng, nhụt chí. Can đã "gắng tu dưỡng", đã "hoàn thành nhiệm vụ,

không cãi cấp trên, không rượu, không hồng ma, không đánh bài (...), sẵn sàng mất tuốt để có một tuần ở ngoài Bắc"[22.385] - nhưng cuộc chiến tranh

vào cuộc chiến với một niềm say mê "đến đứng ngồi không yên" thì cũng không thoát khỏi tác động của môi trường đạn bom nồng nặc mùi tử khí, trở thành người ơ hờ với mọi vật xung quanh, thậm chí với cả sự sống của chính mình. Nỗi buồn chán chiến tranh, sự bi quan, tuyệt vọng choán ngợp cả cái thế giới tâm hồn đang ngày một thêm hoang phế của anh. Đối với Hai Hùng, Tuấn, cuộc chiến khốc liệt này giúp họ nhận ra rằng nghĩa vụ của con người trước trời đất là phải sống chứ không phải là hi sinh nó. Hành động đưa tay, giơ chân ra hứng đạn để được chuyển về tuyến sau được Hai Hùng, Tuấn lí giải bằng cái lí do rất đơn giản mà cực kì thấm thía: "một cuộc đời tật nguyền không vợ không con, không tương lai, không niềm vui nỗi buồn, vô tri vô giác nhưng còn ngàn lần hơn vĩnh viễn chui vào lòng đất câm lặng"[11.132]. Cuộc sống trận mạc đượm mùi tử khí, thiếu thốn, khổ cực

nhiều khi làm con người lâm vào những tình thế không thể cưỡng lại, phải sống khác với mình, đi ngược lại với bản chất tốt đẹp bên trong. Hai Hùng dù ngang tàng trận mạc như vậy vẫn có lúc sợ hãi, nao núng- thậm chí rất công tâm khi khai trừ Đảng một đồng chí gan dạ nhưng đã tự tiện ăn hết phần gạo quy định thì bản thân Hai Hùng vẫn cứ là nạn nhân của cái đói khi tự tiện mò sang lán thương binh ăn trộm một hộp sữa và "không dao, không kéo, chỉ

bằng hai hàm răng anh đã cạp thủng nắp hộp và mút một hơi đến đáy"[11.134]. Hai Tính (Ba lần và một lần) bản chất là một người lính can

trường, dũng cảm song cũng không tránh khỏi thói ích kỉ cá nhân thường tình trong hành động cứa đứt dây võng của Sáu Nguyện để thoả mối tư thù. Có thể nói, môi trường chiến tranh ác liệt không phải bao giờ cũng tôi luyện cho con người tốt hơn, đẹp thêm mà trái lại, chính sự khốc liệt, đày ải của chiến tranh nhiều khi lại làm cho con người xấu đi. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh khi đề cập đến tâm lí hoang mang, dao động, sự chao đảo ngã lòng, sự đói khát, cùng quẫn... đã đề cập đến sự tha hoá của con người dưới

tác động của ngoại cảnh. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, sự tha hoá, biến đổi này hoàn toàn có thể thông cảm và thể tất khi con người còn chưa biến mình thành nô lệ của hoàn cảnh, vẫn biết cố gắng gượng đứng dậy sau mỗi vấp ngã, vẫn giữ lại cho mình được những giá trị, những vẻ đẹp tinh thần cao quý bên trên những thói tật nảy nòi từ trong chiến tranh.

Bên cạnh việc đề cập đến sự tha hoá, biến đổi có thể cảm thông, thể tất được của con người, các cây bút sau 1975 cũng phê phán gay gắt những sự tha hóa bản chất vốn là nhân tố cơ bản dẫn đến sự tha hoá con người trong cuộc sống thời bình sau này. Chiến tranh đã trở thành môi trường nuôi dưỡng "mầm ác" để trong hoà bình "mầm ác" đó phát triển thành mối nguy hại lớn hơn cho cả cộng đồng. Phân biệt được hai kiểu tha hóa ấy, chúng ta sẽ không thể đồng nhất tâm lí hoang mang, dao động, chút nao núng, ngã lòng với sự hèn nhát, nhu nhược. Nỗi buồn chán chiến tranh của Kiên, Can. Hai Hùng, Tuấn.... không thể so sánh với hành động chạy trốn của chính uỷ Ba Tiến; hành động đào ngũ của Can cũng không thể đồng nhất với hành động của Kiêu (Nắng đồng bằng), Năm Thành (Ba lần và một lần). Mục đích rời bỏ hàng ngũ của Kiêu, Năm Thành mang đậm tư tưởng hưởng thụ cá nhân, trốn tránh trách nhiệm. Cướp đoạt hạnh phúc của đồng đội, mong muốn sống cuộc sống đầy đủ, sung túc, không có can đảm chịu trách nhiệm về sai lầm của mình- Năm Thành là hiện thân của thói vị kỉ, hèn nhát, là kiểu người bị tha hóa, biến chất ngay từ trong chiến tranh. Trở về với cuộc sống thời bình, sự tha hoá, biến chất đó tiếp tục phát triển dưới tác động, chi phối của đồng tiền, của cơ chế thị trường thời mở cửa. Năm Thành quay lưng lại với đồng đội cũ, tỏ ra bàng quan với số phận của đồng loại- đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ. Có thể tìm thấy bóng dáng của Năm Thành trong rất nhiều nhân vật khác của văn học sau 1975 như Huấn (Vòng tròn bội bạc), Chí (Hai

của trận đánh để sát hại một đồng đội vì tư thù cá nhân, mầm ác trong Huấn tiếp tục phát triển trong hoà bình ngày một dữ dội hơn dưới chức danh Bí thư xã Thanh Lâm: nhận cha của đồng đội đã giết làm bố nuôi, chèn ép các Đảng viên "cứng đầu", thiết lập bộ máy hành chính quân phiệt phục vụ cho quyền lực cá nhân, tổ chức làm ăn phi pháp... Trượt dốc ngay từ trong khói lửa đạn bom ác liệt, con người không thể giữ mình lại trong cuộc sống thời bình nên ngày càng dấn sâu vào vòng tội lỗi. Cũng từng là người lĩnh can trường, dũng cảm, không ngại vào sinh ra tử nhưng họ lại không đủ bản lĩnh để cưỡng lại mọi sự cám dỗ của tiền tài, địa vị, quyền lực trong cuộc sống hôm nay nên thụ động xuôi theo tác động của hoàn cảnh, trở thành kẻ cơ hội, thủ đoạn, toan tính. Điều này cũng có nghĩa con người đã bước ra khỏi hàng ngũ của người lính vốn là biểu tượng của chính nghĩa, của cái tốt đẹp đã nhập vào hàng ngũ của cái xấu xa, cái tiêu cực vốn là kẻ thù cần phải tiêu diệt trên mặt trận không tiếng súng sau ngày hoà bình.

Ở tiểu thuyết "Chuyện làng Cuội", Lê Lựu khám phá sự tha hóa của con người dưới tác động của môi trường theo một hướng khác. Nhìn từ góc độ đời tư, nhà văn đã xây dựng lên một kiểu nhân vật biết nương theo hoàn cảnh, dựa vào sự biến động của hoàn cảnh để thích nghi và trục lợi cho mục đích cá nhân. "Chuyện làng Cuội" không ồn ào tiếng bom đạn bởi không gian chủ yếu của tác phẩm được xây dựng ở hậu phương phía sau với những ồn ào riêng bên trong vẻ ngoài yên tĩnh, bình lặng. Tuy vậy bóng dáng của chiến tranh lại hiện diện rõ nét, tác động sâu sắc đến cuộc đời, số phận nhân vật. Ở tiểu thuyết này, khi xử lí mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, Lê Lựu đã thể hiện được sự già giặn của một cây bút tiểu thuyết lão luyện, tạo nên mối quan hệ hai chiều: hoàn cảnh làm biến đổi con người và con người khi chịu sự tác động của hoàn cảnh cũng đồng thời điều phối trở lại hoàn cảnh. Nhân vật Hiếu bản chất là con người hiền lành nhưng cuộc sống thời chiến ở hậu phương đã dạy anh ta

cách sống để không phải chịu thiệt thòi: phải biết im lặng, phải biết nhịn nhục, biết chờ thời cơ... Khi hiểu rõ quy luật của cuộc chơi, con người dường như thoát khỏi sự định đoạt của hoàn cảnh, môi trường để quay trở lại điều khiển, chi phối hoàn cảnh nhằm phục vụ mục đích cá nhân của mình. Chiến tranh được coi là công cụ để rộng đường danh lợi, Hiếu tham gia vào đó không hề có lí tưởng, khát vọng mà giản đơn chỉ là cuộc hành trình đi tìm vỏ bọc xã hội cho mình. Sự hi sinh của hai em Mai, Sau, lòng tốt của bác Văn Yến, nỗi niềm của người mẹ thật thà, tội nghiệp... đều được trưng dụng tối đa để Hiếu dần leo cao trên nấc thang danh vọng. Trong chiến tranh, Hiếu là kẻ cơ hội núp vỏ bọc, sau chiến tranh, bộ mặt của kẻ cơ hội lộ rõ hơn với những thủ đoạn không chỉ sử dụng với đồng nghiệp mà với cả người thân. Hiếu chính là hiện thân của kiểu người sa đoạ, bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ, kiểu người tha hoá, biến chất ngay từ trong chiến tranh. Không đứng trong hàng ngũ kẻ địch nhưng những người như Hiếu, Năm Thành, Hoè... cũng là một loại kẻ thù mà chúng ta cần phải tiêu diệt nếu muốn những hi sinh của người ngã xuống cho cuộc sống tốt đẹp hôm nay không uổng phí. Đó là vấn đề đầy tính nhân bản mà tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh đã đặt ra.

Khi viết về sự tha hóa của con người bởi hoàn cảnh, một số tiểu thuyết lại có hướng tiếp cận khác: phát hiện ra sự tha hoá của con người khi trở về sống cuộc sống thời bình. Bản thân những con người này trong chiến tranh là người tốt, thậm chí từng được coi là biểu tượng cao quý của cộng đồng song lại không thể gìn giữ được vẻ đẹp đó trước cuộc sống bộn bề, đa sự thời kì hậu chiến. Đó là trường hợp của Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng). Sau chiến tranh, dưới cái tên giám đốc Tư Lan, xét ở góc độ nào đó, Ba Sương đã gặt hái được nhiều thành công trên hành trình lập nghiệp của mình. Nhưng khi đã ngồi trên đỉnh cao của chiếc ghế danh vọng thì Ba Sương lại rơi vào tình thế thích hư vinh, thích nhấm nháp vòng hào quang không có thực, cố tình chối bỏ quá

khứ, chạy trốn dĩ vãng một thời vốn dĩ rất hào hùng của mình. Căn bệnh đó của Ba Sương là căn bệnh của không ít người đã từng vào sinh ra tử vốn không hề kém cạnh ai song lại bị choáng ngợp trước vô số những cám dỗ của cuộc sống thời bình, buộc phải sống khác mình đi.

Vấn đề tha hóa của con người dưới sự tác động của chiến tranh là vấn đề mà các cây bút sau 1975 đặc biệt quan tâm và thực tế đã phát hiện được nhiều góc cạnh mới mẻ, lí thú. Với một cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, nhà văn đã nhận ra những bi kịch kịch đáng buồn trong sự thay đổi tính cách, tâm lí của người anh hùng năm xưa. Vẻ đẹp nguyên phiến của nhân vật được dựng lên bằng cảm hứng ngợi ca của văn học trước đây không còn nữa, tiểu thuyết sau 1975 đã thể hiện một cái nhìn mới về người lính- đời thường hơn, "con người" hơn. Và vì thế họ cũng có những gót chân "A-sin", cũng mỏng manh, yếu ớt, chao đảo trước mọi va đập của hoàn cảnh như bất kì con người thường nào. Nêu lên vấn đề tha hoá của con người do tác động của môi trường sống, tiểu thuyết sau 1975 đồng thời cũng bộc lộ nỗi buồn, mối quan hoài sâu sắc mang tinh thần nhân bản của nhà văn về số phận con người. Bản thân cách nêu vấn đề và nhìn nhận vấn đề đó đã thể hiện dấu ấn của cảm hứng bi kịch trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh sau chiến tranh như một đặc điểm nổi bật của văn học sau 1975.

Một phần của tài liệu Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975" (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w