Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, quy chế làm việc cũng như sự phối hợp trong công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây với Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 84 - 89)

hợp trong công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây với Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Sau khi sát nhập các phòng nghiệp vụ: phòng Thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra án ma túy; phòng Thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra án trị an; phòng Thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra án kinh tế; phòng Thực hành quyền công tố

kiểm sát điều tra án an ninh, thành một phòng: Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, với phương châm thu gọn đầu mối. Đây là chủ trương của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Song thời gian qua thực trạng hoạt động của phòng này cho thấy việc điều hành công việc quá lớn tập trung vào một người (trưởng phòng), do đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây sau một năm thực thi mô hình tổ chức mới cho thấy hiệu quả công việc không cao, một người phải giải quyết quá nhiều việc, nên theo chủ trương của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phòng Thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lại tách ra thành các phòng chức năng nhỏ để dễ điều hành phần công việc theo sự phân loại trên. Tuy nhiên, để công việc diễn ra được thuận lợi, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây cần có quy chế làm việc cũng như sự phân công phối hợp trong công tác, làm như thế nào để Viện kiểm sát không bị động trong hoạt động nắm bắt thông tin ban đầu; khi có sự việc xảy ra luôn có sự thông báo kịp thời của Viện kiểm sát cấp dưới lên cấp trên để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh cũng như nhận được sự chỉ đạo của cấp trên khi tiến hành giải quyết vụ việc. Điều quan trọng không được để tình trạng không có Kiểm sát viên tham gia kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự. Để làm tốt được khâu này cần chú ý một số vấn đề sau: Hà Tây là một tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước, hòa cùng xu hướng chung trong thời gian tới hội nhập, hợp tác, mở cửa làm ăn với các nước trên thế giới và trong khu vực, tình hình tội phạm sẽ có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, tai nạn, tệ nạn, án về trật tự xã hội sẽ có chiều hướng gia tăng cả về vụ việc và tính chất nghiêm trọng của nó. Do vậy đòi hỏi phải có một lực lượng hùng hậu trong cơ cấu tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, thứ nhất: phải tăng thêm biên chế cho đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát tỉnh Hà Tây, hiện nay số lượng đội ngũ này trên địa bàn tỉnh Hà Tây quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu; thứ hai: nâng cao trình độ cho đội ngũ này bằng hình thức tiếp tục học tập, rèn luyện nâng cao trình độ; thứ ba: Tập huấn chuyên sâu thường xuyên nắm bắt được những quy định của pháp luật để đào tạo một đội ngũ giỏi về luật, giỏi về thực tiễn, yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với công tác.

Cần xây dựng được quy chế làm việc cũng như quy chế về sự phối hợp hoạt động giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cũng như các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, để thực hiện được yêu cầu này cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Trên cơ sở những mối quan hệ sẵn có, cần xây dựng và củng cố mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra, cũng như các cơ quan khác không phải là Cơ quan điều tra nhưng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, đối với địa bàn tỉnh Hà Tây, hàng năm án giao thông chiếm tỷ lệ 73,7% tổng số án các loại, do đó cần xây dựng mối quan hệ với lực lượng Cảnh sát giao thông để nắm bắt và nhận tin báo được kịp thời.

- Các đơn vị kiểm sát thông qua họp liên ngành, họp giao ban với Cơ quan điều tra cùng cấp, cần bàn bạc, thống nhất các quy định về việc cung cấp thông tin cần thiết, đảm bảo tất cả các vụ việc trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đều được Cơ quan điều tra thông báo kịp thời cho Viện kiểm sát và Viện kiểm sát có đủ thời gian tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

- Trong quan hệ phối hợp giữa những người tiến hành khám nghiệm và hoạt động kiểm sát khám nghiệm, Kiểm sát viên và Điều tra viên cũng như các thành viên tham gia khám nghiệm khác cần xây dựng mối quan hệ dân chủ trong việc bàn bạc cách thức, phương pháp khám nghiệm trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì trách nhiệm chung.

- Các vụ việc khi mới xảy ra thường do các cơ sở nắm thông tin ban đầu, nhận được tin báo của Cơ quan điều tra cùng cấp, nhưng xác định cấp nào tiến hành khám nghiệm cũng như đòi hỏi những thành phần nào, nhà chuyên môn có tiêu chuẩn như thế nào cùng tham gia khám nghiệm là chưa rõ, chưa xác định ngay được. Do đó, Viện kiểm sát cùng cấp cần cử ngay Kiểm sát viên có mặt kịp thời tại hiện trường vụ, việc xảy ra, ngay từ đầu phải nắm bắt được thông tin, đánh giá chuẩn xác được tình hình, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Viện kiểm sát để nhận được sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

- Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, sau khi nắm được thông tin ban đầu, cần kiểm tra các nguồn thông tin qua Cơ quan điều tra cùng cấp, và Viện kiểm sát cấp huyện, chủ động trao đổi với Cơ quan điều tra cùng cấp để mời đúng thành phần và các nhà chuyên môn tham gia khám nghiệm; chủ động đề nghị với Cơ quan điều tra, chính quyền địa phương điều động những phương tiện, công cụ cần thiết cho hoạt động khám nghiệm (như: tàu, thuyền, phương tiện trục vớt, cứu hộ...) tránh hiện tượng hoạt động khám nghiệm phải dãn cách vì phương tiện kỹ thuật hỗ trợ không đầy đủ.

- Có thể lập quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin trong những vụ việc xảy ra cần tổ chức khám nghiệm và phải có Kiểm sát viên tham gia như sau:

- Muốn nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây cần xây dựng quy chế quản lý chỉ đạo điều hành thích hợp, muốn thực hiện tốt thì phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở nắm bắt thông tin ban đầu về vụ, việc xảy ra, lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh cần phân công Kiểm sát viên thực hiện công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường phù hợp với khả năng của Kiểm sát viên và tính chất của công việc đó.

Trực ban Lãnh đạo Viện kiểm sát Hiện trường Phân công kiểm sát viên, cán bộ Viện kiểm sát Tin báo

(Cơ quan điều tra)

B áo cá o thư ờ ng xuyê n C h ỉ đ ạo t h ư ờ ng xuyê n

- Lãnh đạo Viện kiểm sát cần có sự chỉ đạo thường xuyên, bám sát với hoạt động tại hiện trường của Kiểm sát viên, kiểm tra việc thực hiện công việc của Kiểm sát viên được phân công, bố trí phương tiện, điều kiện thuận lợi để Kiểm sát viên đến hiện trường nhanh, đảm bảo công tác kiểm sát đạt hiệu quả. Kiểm sát viên phải báo cáo thường xuyên để nhận được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Viện kiểm sát, sau cuộc khám nghiệm Kiểm sát viên phải có trách nhiệm báo cáo chi tiết, tỷ mỷ tiến trình và kết quả cuộc khám nghiệm.

- Phát động phong trào thi đua trong toàn đơn vị về thành tích công tác, có khen thưởng, nêu gương những cán bộ, Kiểm sát viên có tinh thần trách nhiệm với công việc cao, có năng lực và giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.

- Trên cơ sở những nội dung cần tiến hành như trên, theo quan điểm của chúng tôi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây cần phối hợp với Cơ quan điều tra, cũng như một số cơ quan khác không phải Cơ quan điều tra, được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, cùng họp bàn, thống nhất, đưa ra quy chế chung trong công tác phối hợp hoạt động điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Muốn làm được việc này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một quy trình các bước tiến hành như sau:

Thứ nhất: Phải thành lập một ban, trong ban này gồm có: Các chuyên gia đại diện cho các cơ quan Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra; các cơ quan chức năng khác trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Thứ hai: chúng tôi mạnh dạn đưa ra cơ cấu, nội dung của quy chế như sau: Về cơ cấu: gồm 3 chương

Chương I. Những quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi công tác và trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, Kiểm sát viên, Điều tra viên và những cán bộ có chức trách khác.

Chương II. Nội dung về quy chế phối hợp, chế ước giữa Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 84 - 89)