Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 39 - 41)

dân tỉnh Hà Tây

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây được chia thành hai cấp, có 9 phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và 14 Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã (thị xã Hà đông và thị xã Sơn Tây), một số đơn vị hàng năm phải thụ lý giải quyết hàng trăm vụ phạm pháp hình sự, như: Ba Vì; Chương Mỹ, Thường Tín, Hoài đức...

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây hiện có 233 biên chế, trong đó số cán bộ, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là 102 đồng chí, có 88 đồng chí có chức danh Kiểm sát viên, chiếm 86,2%, còn lại 14 đồng chí là cán bộ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có 29 đồng chí, gồm 21 Kiểm sát viên cấp tỉnh (chiếm 72,4%), 3 Kiểm sát viên cấp huyện và 5 cán bộ. Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã có 73 đồng chí, gồm 67 đồng chí là lãnh đạo, Kiểm sát viên (chiếm 91,7%) và 6 cán bộ.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm có: 02 đồng chí có trình độ thạc sĩ luật, 50

đồng chí có trình độ cử nhân luật, 50 đồng chí có trình độ cao đẳng kiểm sát và hai đồng chí có trình độ trung cấp kiểm sát.

Dưới 30 tuổi có 18 đồng chí, chiếm 17,6%

Từ 30 tuổi đến 40 tuổi có 39 đồng chí, chiếm 38,2% Từ 41 đến 50 tuổi có 32 đồng chí, chiếm tỷ lệ 31,3 % Từ 51 tuổi trở lên có 13 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12,7%

- Do sự thay đổi về chức năng ngành kiểm sát theo quy định trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như sự thay đổi được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, Quy chế nghiệp vụ ngành, Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, sự thay đổi về chức năng đã kéo theo sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây, hình thức thu gọn đầu mối, tập trung nhân lực vào một phòng: kiểm sát điều tra và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, theo chế độ làm việc thông khâu, một Kiểm sát viên phải theo vụ án từ giai đoạn đầu cho đến khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đó. Việc thay đổi quy định như vậy, đã làm cho công tác kiểm sát chặt chẽ hơn và thực hành quyền công tố tại phiên tòa tốt hơn, nhưng sự bất cập lớn đó là nhân lực - nguồn con người quá ít để đảm đương một khối lượng công việc rất lớn như vậy.

Nhận xét, đánh giá:

- Qua sự thống kê về nhân sự trong Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây cho thấy: cơ cấu tổ chức bộ máy thiếu đồng bộ, thống nhất và không phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, từng địa phương, một số đơn vị lực lượng biên chế quá mỏng, dàn trải; công tác quản lý, chỉ đạo điều hành ở một số đơn vị Viện kiểm sát huyện, thị xã thiếu tập trung, thống nhất, hiệu quả công tác chưa được cao.

- Thực hiện cải cách tư pháp, theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị cho thấy bộc lộ về sự yếu kém, không làm được việc của một số cán bộ, Kiểm sát viên, bất cập về trình độ chuyên môn, trình độ cử nhân ít, trình độ cao đẳng, trung cấp quá nhiều, trình độ thạc sĩ luật học chỉ có 2 người. Trong khi đó trình độ Điều tra viên

cấp tỉnh thường cử nhân, nhiều trình độ thạc sĩ luật, Kiểm sát viên kiểm sát các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhưng trình độ không bằng họ, nên rất khó khăn trong sự kết hợp làm việc. Đây là điểm hạn chế rất lớn của lực lượng cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát tỉnh Hà Tây.

- Số lượng cán bộ, Kiểm sát viên chưa đáp ứng được với yêu cầu khối lượng công việc hiện nay, nhất là đối với Viện kiểm sát cấp huyện, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được phân công. Số lượng cán bộ, Kiểm sát viên cao tuổi chiếm tỷ lệ cao, ở số này chủ yếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không được đào tạo cơ bản, số cán bộ, Kiểm sát viên trẻ mới ra trường cũng nhiều, hăng hái, nhưng chưa nhiều kinh nghiệm, chưa được đào tạo về nghiệp vụ công tác, chưa có nhiều kỹ năng trong công việc giải quyết án, do đó đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của công việc.

- Một số đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện, thị xã biên chế quá ít (dưới 10 người) trong khi đó họ phải làm nhiều phần công việc, do đó lực lượng bị dàn mỏng, nên không tập trung làm tốt chuyên môn được. Nhiều đơn vị địa phương lực lượng Kiểm sát viên quá mỏng nên không thể tham gia đầy đủ các vụ khám nghiệm hiện trường mặc dù đã có sự thông báo của Cơ quan điều tra, việc này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của công tác điều tra tại hiện trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 39 - 41)