Thực tiễn công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 61 - 68)

tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Thực tiễn hoạt động cho thấy, nếu tuân thủ đúng, thực hiện nghiêm túc những yêu cầu và đòi hỏi của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường thì hiệu quả hoạt động

rất cao. Nhiều vụ việc xảy ra công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được tiến hành nhanh chóng, việc khám nghiệm thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, thu giữ vật chứng đầy đủ, lấy mẫu vật để giám định như: lông, tóc, máu... thu giữ dấu vân tay... đã góp phần nhanh chóng và chính xác trong công tác điều tra khám phá án. Ví dụ: Vụ án tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Tây do anh Phương Công Hùng điều khiển xe công nông vi phạm luật giao thông đường bộ gây tai nạn (hậu quả chết người), do làm tốt công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên Cơ quan điều tra đã nhanh chóng xác định nạn nhân, thông báo ngay cho thân nhân gia đình, tổ chức khám nghiệm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, từ khâu chuẩn bị khám nghiệm, đến khâu sơ cứu nạn nhân, khoanh vùng hiện trường, định vị hiện trường, khám nghiệm thu thập dấu vết vật chứng đầy đủ, lập biên bản chính xác, hồ sơ hiện trường được lập đúng theo quy định của pháp luật, vụ việc đã kết thúc điều tra sau 10 ngày. Thành quả này có được là do đã có sự phối kết hợp chặt chẽ trong hoạt động giữa Cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát cũng như các bộ phận chức năng. Vụ án tai nạn giao thông do Nguyễn Văn Thắng điều khiển ô tô, vi phạm luật giao thông gây tai nạn, hậu quả làm chết một người, ban đầu Thắng không chịu khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng bằng những chứng cứ thu thập được qua hoạt động khám nghiệm hiện trường, với những chứng cứ khác chứng minh, cuối cùng Thắng đã phải cúi đầu nhận tội; hay như vụ giết người xảy ra trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Tây, nạn nhân bị chém chết, không có người làm chứng, nhưng bằng hoạt động điều tra tại hiện trường, Cơ quan điều tra đã thu được đầy đủ dấu vết, vật chứng và những tài liệu chứng minh mặc dù không chịu khai nhận nhưng người phạm tội trước những chứng cứ đầy đủ, chặt chẽ chứng minh đã phải cúi đầu nhận tội, trong sự thành công đó có sự góp phần không nhỏ của hoạt động Kiểm sát điều tra tại hiện trường đã giúp vụ án nhanh chóng được khám phá. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, thì công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường còn có một số những sai sót sau đây:

Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì: trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết, để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia giám sát cuộc khám nghiệm hiện

trường. Thực trạng ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây cho thấy: nhiều vụ án giao thông do khâu nắm bắt thông tin ban đầu không chính xác, chưa xác định rõ mức độ thương tích của nạn nhân (có trường hợp tai nạn xảy ra nạn nhân chỉ bị ngã xuống đường, sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu và bị tử vong vì chảy máu trong quá nhiều), Cảnh sát giao thông cho rằng không xảy ra hậu quả nghiêm trọng nên đã tự ý tiến hành khám nghiệm không có sự tham gia của Điều tra viên, không có sự giám sát của Kiểm sát viên, việc khám nghiệm đã không đúng thành phần theo quy định của pháp luật, dẫn đến việc tiến hành khám nghiệm sơ sài, nhiều dấu vết va chạm, cày xước có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án đã bị bỏ qua, không tiến hành thu thập đầy đủ. Sau đó, nạn nhân chết, hoặc nạn nhân bị thương tích nặng, tỷ lệ thương tích từ 31% trở lên, có dấu hiệu tội phạm Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án, phải dựng lại hiện trường để khám nghiệm, nhưng tính đầy đủ, tính chân thực của hiện trường không còn nữa vì thời gian, người qua lại, dấu vết mất đi hoặc tự phá hủy, đã gây khó khăn trong công tác điều tra chứng minh, nhiều vụ án khởi tố đã phải đình chỉ vì như vậy. Điển hình vụ án tai nạn giao thông xảy ra vào hồi 21h ngày 21/6/2000, tại km 46+900 xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây đã làm chết 1 người, khi Công an thị xã Sơn Tây phát hiện đã không mời Viện kiểm sát cùng tham gia khám nghiệm hiện trường, nạn nhân chết không rõ tung tích, nhưng Cơ quan điều tra đã không cho chụp ảnh nhận diện, lập danh chỉ bản để truy tìm tung tích nạn nhân. Dẫn đến hậu quả là sau này đã không xử lý được vụ án. Hoặc như vụ tai nạn giao thông xảy ra hồi 14h ngày 5-7-2002 tại km 214 + 100m quốc lộ 1A thuộc xã Châu Can, huyện Phú Xuyên giữa xe ô tô con đeo biển số giả KC 32-14 do Bùi Thanh Minh (21 tuổi) ở Kiến An, Hải Phòng điều khiển hướng Hà Nội - Hà Nam với xe mô tô ngược chiều biển kiểm soát: 33K1- 66-26 do ông Lê Xuân Đức (61 tuổi) ở thị xã Sơn Tây, Hà Tây điều khiển. Hậu quả lái xe Đức bị chết và người ngồi sau là ông Tân bị thương nặng. Lái xe ô tô trình bày là xe ô tô bị nổ lốp trước bên trái nên đã đâm vào xe mô tô đi ngược chiều, biên bản khám nghiệm hiện trường vụ việc trên xác nhận: Không thấy có vết răn lốp để lại trên hiện trường. Sau khi khám nghiệm hiện trường đáng lẽ ra cơ quan Công an phải cho tháo chiếc lốp xe để bảo quản hoặc cẩu xe về cơ quan, nhưng lại cho xe ô tô khác kéo xe tai nạn về, nên khi khám nghiệm xe không xác định được việc lốp xe nổ khi

nào, trước khi gây tai nạn hay sau khi gây tai nạn, để còn xác định lỗi của lái xe. Chính vì thế vụ án đã rất khó giải quyết, gây khiếu kiện dài ngày. Vấn đề Kiểm sát viên đã mắc một số sai sót khi tiến hành công việc trên như sau: Khi khám nghiệm hiện trường không thấy vết răn của lốp xe ô tô được đề cập trong biên bản khám nghiệm hiện trường mà không nêu quan điểm và ý kiến của mình về vấn đề này, thứ hai: không có ý kiến chỉ đạo về việc thu giữ và xử lý chiếc lốp xe ô tô, khâu kiểm sát không tốt đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra khám phá vụ án sau này.

- Về trình tự, thủ tục cũng có nhiều sai sót, biên bản khám nghiệm hiện trường không được ghi đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, vật chứng thu giữ và bảo quản không tốt, đã để mất mát, hư hỏng, trong biên bản hiện trường khi thu giữ đã không tỷ mỷ, cẩn thận, nên sau này không xác định được vật chứng thu giữ là của đối tượng nào trong cùng vụ án, đã phải dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, nhưng chúng ta cũng biết về tính nhạy cảm của hiện trường các vụ án hình sự, dấu vết không bao giờ đợi chúng ta, chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt ngay từ đầu, nếu không cơ hội rất mỏng manh, không muốn nói là không thể thu thập được nữa. Ví dụ, vụ án: Phùng Văn Nhu bị khởi tố về tội: "Vi phạm các phương tiện về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự. Vụ án xảy ra vào khoảng 11h ngày 7/10/2000 tại km 8+500m đường 21A thuộc khu vực ngã ba Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, giữa xe công nông chở cây bạch đàn do Nhu điều khiển với xe gắn máy biển kiểm soát số 98K7-8668 do chị Lê Thị Ngọc điều khiển, hậu quả chết cháu Hoàng Đức Chính. Quá trình khám nghiệm hiện trường vụ án này Công an thị xã Sơn Tây đã xác định có các mảnh gương, đèn vỡ để lại trên hiện trường, nhưng do lúc thu thập vật chứng đã không ghi rõ vào biên bản những mảnh đó là của xe nào, xe công nông hay xe gắn máy, chính vì vậy sau này dù có cố gắng dựng lại hiện trường nhưng cũng không thu được kết quả, vụ án đã bị đình chỉ.

Nhiều vụ việc tiến hành khám nghiệm hiện trường Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tây, cũng như Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây tham gia kiểm sát điều tra tại hiện trường cũng có rất nhiều thiếu sót trong quá trình tiến hành công việc, đó là: tiến hành khám nghiệm hiện trường trong điều kiện không đủ ánh sáng, phải dùng đèn pin và đèn pha xe ô tô để tiến hành cuộc khám nghiệm, dẫn đến tình trạng bỏ sót quá nhiều dấu

vết trên hiện trường, như vết rê của xe, dấu vết phanh, vết trượt phanh, vết cày xước trên mặt đường, vết máu của nạn nhân... không thu thập được, không xác định được máu đó của ai? từ đó không xác định được vị trí nằm của nạn nhân sau khi xảy ra tai nạn. Vụ án: Chu Đình Hồng là vụ án điển hình của sự bất cẩn, tắc trách trong công tác khám nghiệm hiện trường trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

Nhiều vụ án khám nghiệm hiện trường đã vi phạm rất nhiều các quy định của pháp luật, như tiến hành lập biên bản thì không xác định rõ ngày tháng năm lập biên bản khám nghiệm hiện trường; Công an tiến hành khám nghiệm khi thu giữ vật chứng tại hiện trường đã không xác định rõ nguồn gốc tang vật, do đó sau này không xác định được lỗi của đương sự, nhiều trường hợp khởi tố sau đó phải đình chỉ. Ví dụ: Vụ án Dương Hoài Vũ, Vũ Tiến Đỉnh bị công an huyện Phú Xuyên khởi tố và đề nghị truy tố về tội: "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự. Kết quả điều tra chứng minh: Tối ngày 27/8/2000 Vũ Tiến Đỉnh mượn xe WAVE Trung Quốc của anh họ là Vũ Quang Trung cùng với Dương Hoài Vũ đi uống cà phê. Khi đến quán cà phê Bình Ly ở cạnh quốc lộ 1A, cả bọn rủ nhau đua xe, trong lúc đua xe khi chạy từ hướng Cầu Dẽ - Hà Nội, khi đến lối rẽ vào tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên xe của Dương Hoài Vũ đã va chạm với xe máy SUZUKI do Phạm Đức Bình điều khiển đã gây tai nạn, hậu quả: Hỏng xe WAVE và xe SUZUKI, Phạm Đức Bình bị tử thương, công an huyện Phú Xuyên có rất nhiều thiếu sót trong quá trình tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án trên, như vi phạm về tính hợp pháp trong việc xác lập biên bản khám nghiệm hiện trường (không ghi rõ ngày tháng lập biên bản), có vi phạm trong việc thu giữ vật chứng, không lập biên bản thu giữ, không xác định nguồn gốc của vật chứng, không giám định tang vật thu giữ được... chính vì vậy đã không xác định được lỗi của những người gây tai nạn cũng như nạn nhân, vụ án đã bị đình chỉ vì không đủ chứng cứ chứng minh. Nhiều trường hợp Cơ quan điều tra thu giữ vật chứng nhưng không mô tả tỷ mỷ như: kích cỡ, màu sắc, chủng loại, nhãn hiệu...sau này trao trả lại tài sản cho các đối tượng họ đều không nhận đó là tài sản của mình bị thu giữ, điển hình của sự vi phạm này là vụ án "đánh bạc" xảy ra trên địa bàn thị xã Hà đông, tỉnh Hà Tây năm 2004.

Công tác bảo vệ hiện trường không chu đáo hoặc tiến hành khám nghiệm chậm làm cho hiện trường bị xáo trộn hoặc mất dấu vết, vật chứng không thể khắc phục được làm cho vụ án đã đi vào bế tắc, phải đình chỉ, thậm chí oan sai, vụ tai nạn giao thông xảy ra hồi 20h ngày 13/6/2002 tại km 24+900 quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Thắng Lợi, huyện Thường tín, tỉnh Hà Tây giữa xe mô tô Weal không có biển số do Nguyễn Văn Luân điều khiển với xe mô tô 31-763-K3 do anh Bùi Đăng Khôi điều khiển hậu quả anh Khôi bị tử vong. Trong vụ án này, Công an Huyện Thường tín khi tiến hành khám nghiệm hiện trường có thiếu sót là khi khám nghiệm hiện trường đã bỏ qua biển báo STOP không thu giữ hoặc không mô tả vào biên bản khám nghiệm từ trong đường nhỏ chạy ra, đây là tình tiết rất quan trọng để xác định lỗi của Luân khi tham gia giao thông, nên vụ án sau này phải đình chỉ điều tra.

Nhiều vụ việc xảy ra do khâu nắm bắt thông tin ban đầu không tốt, nhận định tình hình không chính xác do đó đã không tiến hành khám nghiệm hiện trường, sau này phải tiến hành khai quật tử thi để khám nghiệm, như vụ án xảy ra trên địa bàn thị xã Sơn Tây, chị vợ của anh Tâm đang khỏe mạnh đột nhiên lăn ra chết, anh Tâm phao tin chị ta bị cảm chết, tiến hành mai táng ngay, mặc dù có nhiều thông tin cho rằng nguyên nhân của cái chết có nhiều điểm đáng ngờ, nhưng cơ quan chức năng đã không vào cuộc, không xuống hiện trường, không xem xét thi thể nạn nhân, có nhiều trường hợp bị gia đình chống đối quyết liệt và ngại va chạm hoặc xảy ra những chuyện không hay, Cơ quan điều tra đã rút lui, sau này khi có nhiều dấu hiệu của tội "giết người" Cơ quan điều tra đã quyết định khai quật tử thi giám định thì cái chết của chị vợ anh Tâm là do bị đầu độc chết, nhưng vụ án còn nhiều điểm sai sót đó là khi tiến hành khám xét ngôi nhà cơ quan chức năng không thu giữ những dấu vết có liên quan đến cái chết của chị vợ anh Tâm, mặc dù anh Tâm đã nhận tội nhưng hoạt động điều tra ban đầu có quá nhiều thiếu sót khiến vụ án đã rất khó khăn khi giải quyết.

- Trong những trường hợp vi phạm và sai sót trên, ngoài những trường hợp Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm không đúng thành phần, không thông báo cho Viện kiểm sát tỉnh Hà Tây tham gia kiểm sát khám nghiệm, thậm chí chỉ có Cảnh sát giao thông khám nghiệm mà không có Điều tra viên, thì những vụ việc khám nghiệm hiện

trường có sai phạm, thiếu sót khác có sự kiểm sát khám nghiệm tại sao vẫn có sự vi phạm như vậy; thực chất của hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường như thế nào. Qua khảo sát và những số liệu cung cấp cho thấy: Kiểm sát viên khi tham gia khám nghiệm hiện trường còn thụ động, nặng về chứng kiến những hoạt động của Điều tra viên và giám định viên. Khi kiểm sát khám nghiệm thì kiểm sát qua loa, chiếu lệ, không phát hiện được những sai sót của Hội đồng khám nghiệm, hoặc có phát hiện ra nhưng không đấu tranh khắc phục, xuê xoa, xuôi chiều với Điều tra viên, thậm chí còn đồng tình với những thiếu sót của Điều tra viên, như: lập biên bản không chính xác, tẩy xóa, thêm bớt tùy tiện, nhưng Kiểm sát viên vẫn ký vào biên bản cho xong, đây là hiện tượng gì? Tắc trách trong công tác hay không biết sai sót nên vẫn ký? Theo quan điểm của chúng tôi, cả hai hiện tượng trên cùng xuất hiện. Do đến hiện trường nhưng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây không nắm bắt được tình hình ban đầu của diễn biến sự việc nên khi kiểm sát khám nghiệm tại hiện trường còn rất lúng túng, bị động, không xác định được phạm vi, trình tự việc tiến hành khám nghiệm hiện trường, nên đã để xảy ra nhiều thiếu sót trong công tác khám nghiệm, như: thu thập dấu vết vật chứng không đầy đủ; vẽ sơ đồ hiện trường không được chính xác; không lấy mẫu vật để trưng cầu giám định; không niêm phong vật chứng, dấu vết nên đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều tra khám phá án, có vụ dẫn đến oan sai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)