Vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 27 - 30)

Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập, có chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, việc

xác định rõ chức năng này được quy định trong Hiến pháp năm 1992; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) có quy định: "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất".

Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 có quy định: "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật".

Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: "Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất".

Nghị quyết 08/TW BCT ngày 2/1/2002 có nêu một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó có đề cập đến Viện kiểm sát như sau: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của liểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi phê chuẩn thẩm quyền của mình.

Quyền công tố là hoạt động quan trọng trong bộ máy nhà nước, đây là quyền năng pháp lý mà Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện. Nếu quyền công tố là khái niệm thuộc phạm trù lý luận chung, thì thực hành quyền công tố là khái niệm thuộc phạm

trù thực tiễn, đó chính là việc Viện kiểm sát tổ chức thực hiện quyền công tố trên thực tiễn. Như vậy, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và thực hiện buộc tội người phạm tội tại Tòa án.

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm sát các hoạt động tư pháp là kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hành vi của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo Nghị quyết 08/NQ-TW-BCT ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị thì hoạt động tư pháp bao gồm: hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, giải quyết khiếu nại tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, hoạt động bổ trợ tư pháp như: giám định tư pháp... Do vậy, hoạt động của các đối tượng trên đều là đối tượng kiểm sát của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Như vậy, giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, không thể tách rời, thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp là góp phần nâng cao chất lượng chức năng thực hành quyền công tố và thực hành quyền công tố tốt là bảo đảm cho chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hai chức năng này mặc dù sự phân biệt, bóc tách giữa chúng là không tuyệt đối, nhưng có thể dựa trên những tiêu chí sau đây để phân biệt: mỗi chức năng có đối tượng tác động riêng; có phạm vi tác động đến đối tượng riêng; và có nội dung hoạt động riêng. Để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát phải thực hiện nhiều công tác, trong đó có công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát hành vi tố tụng, các hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra. Trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự bao gồm rất nhiều phần công việc và nội dung khác nhau, như: kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án; kiểm sát việc khởi tố bị can; kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, kiểm sát việc lấy lời khai; kiểm sát hoạt động hỏi cung, kiểm sát hoạt động khám xét; kiểm sát việc thực nghiệm điều tra; kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; kiểm sát hoạt động đối chất, nhận dạng...như vậy, trong các hoạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)