Khái niệm, đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 30 - 31)

1.3.2. Hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự hình sự

1.3.2.1. Khái niệm, đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường trường

* Khái niệm

Kiểm sát hoạt động điều tra tại hiện trường là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân được pháp luật quy định. Thông qua hoạt động này, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm cho việc khám nghiệm hiện trường của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm phát hiện, thu thập dấu vết, vật chứng của tội phạm và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự được tiến hành theo các quy định tại các điều 36; 37; 95; 112; 113; 125; 150 và 154 Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 13 và 14 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, 2002. Điều 17; 18; 19 và 20 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự.

Những văn bản pháp lý trên đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kiểm sát khám nghiệm tử thi.

* Đối tượng và phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự

- Đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường là hoạt động của các thành viên trong đoàn khám nghiệm (khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi) cũng như kiểm sát hoạt động của những người có liên quan đến công tác điều tra tại hiện trường (Điều tra viên; giám định viên; kỹ thuật viên; bác sĩ pháp y... và những người khác như: người làm chứng; người chứng kiến; người bị hại; bị can), nhằm bảo đảm

những hoạt động của những chủ thể trên đúng pháp luật, đảm bảo cho công tác điều tra tại hiện trường được khách quan, toàn diện, chính xác, đạt hiệu quả cao.

- Phạm vi kiểm sát điều tra tại hiện trường: Nói đến phạm vi là nói đến thời điểm bắt đầu và kết thúc của một hoạt động kiểm sát, giữa đối tượng và phạm vi luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, khi nào đối tượng của hoạt động kiểm sát xuất hiện thì phạm vi của hoạt động kiểm sát đó bắt đầu, khi nào đối tượng của hoạt động kiểm sát không còn thì phạm vi của hoạt động kiểm sát đó cũng kết thúc. Như vậy, trong mối quan hệ này thì đối tượng luôn quyết định đến phạm vi của công tác.

Công tác khám nghiệm hiện trường bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra thành lập Hội đồng khám nghiệm và phân công Điều tra viên tiến hành khám nghiệm. Điều tra viên được phân công khám nghiệm hiện trường có trách nhiệm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về việc khám nghiệm hiện trường để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia. Khi đến hiện trường vụ, việc mang tính hình sự, Kiểm sát viên có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình khám nghiệm cho đến khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường và hoàn thành hồ sơ công tác khám nghiệm hiện trường. Cho nên hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành từ khi có thông báo của Cơ quan điều tra và Kiểm sát viên có mặt tại hiện trường cho đến khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường và hoàn thành hồ sơ công tác khám nghiệm hiện trường. Việc kiểm sát được tiến hành không chỉ ngay tại hiện trường và cũng không chỉ gói gọn trong hoạt động khám nghiệm nơi có dấu hiệu của vụ việc mang tính hình sự, mà nó còn kiểm sát tất cả những hoạt động tố tụng khác xuất phát từ công tác khám nghiệm hiện trường nhằm thu thập đầy đủ dấu vết, vật chứng, thông tin về hiện trường vụ việc mang tính hình sự như: vấn đề người chứng kiến, việc khám nghiệm tử thi, vấn đề hồ sơ khám nghiệm hiện trường, việc khám xét, thu giữ vật chứng, trưng cầu giám định...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 30 - 31)