Những hạn chế của công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 70 - 71)

việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Một là: Nhận thức về công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây nhìn chung còn chưa đúng, còn coi nhẹ công tác này, cho rằng có mặt cho đúng thủ tục, nên lãnh đạo đã cắt cử những cán bộ kiểm sát, hoặc những Kiểm sát viên trình độ hạn chế tiến hành công việc. Cũng có thể do khâu tiếp nhận tin báo ban đầu không đầy đủ nên nhận định tình hình không chính xác, cho rằng vụ việc giản đơn không cần phải có Kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm, nên có nhiều vụ việc khám nghiệm hiện trường nhưng không có Kiểm sát viên tham gia là do lãnh đạo Viện kiểm sát không cắt cử. Việc nhận thức không đúng, điều hành công việc không có trách nhiệm nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác, cũng như ảnh hưởng đến vị trí, vai trò tầm quan trọng của Kiểm sát viên tại hiện trường, đôi khi có nhiều Điều tra viên đã nói: ông biết gì mà phát biểu...hoặc nhờ luôn Kiểm sát viên tham gia một số công việc, đây là những việc không đúng, nhưng do trình độ hạn chế, nên Kiểm sát viên vẫn vui vẻ tham gia, quên đi phần việc của mình là kiểm sát tất cả những hoạt động trong việc điều tra tại hiện trường.

Hai là: Kiểm sát viên VKS nhân dân tỉnh Hà Tây đến hiện trường còn mang tính hình thức, không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, thậm chí nhiều Kiểm sát viên không nắm bắt được quy trình tiến hành, cũng như không biết về phương pháp, thủ tục, cách thức khám nghiệm, không nắm được cách thức lập biên bản có đúng không, hoàn toàn mang tính thụ động đi theo, nên thường đứng một bên chờ kết thúc khám nghiệm rồi ký vào biên bản, có những Kiểm sát viên còn ký vào phần của người chứng kiến...biên bản lập không đúng trình tự và quy định của pháp luật cũng ký, biên bản tẩy xóa cũng ký, biên bản không ghi rõ ngày, tháng lập, ai lập cũng ký, sự cẩu thả và tắc trách trong công tác có thể do không coi trọng công việc mình làm, có thể do không nắm

được các quy định của pháp luật để yêu cầu Cơ quan điều tra làm cho đúng, nên đã dẫn tới thực trạng trên. Nhiều Điều tra viên còn cho rằng Kiểm sát viên đến chỉ mang tính hình thức, thà đừng đến còn hơn, hoặc không cần có hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường để đỡ phải có thủ tục thông báo cho Viện kiểm sát.

Ba là: Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tây và các cơ quan chuyên môn khác và với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây cũng như quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và cấp dưới trong một số trường hợp chưa được tốt, nên có nhiều trường hợp vụ việc không được báo kịp thời cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành kiểm sát cuộc khám nghiệm hoặc có thông báo nhưng chậm nên nhiều khi đến hiện trường thì vụ, việc đã được khám nghiệm xong hoặc đang tiến hành, do đó kết quả hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường rất hạn chế.

Bốn là: Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tây trong quá trình tiến hành điều tra tại hiện trường thì có chức năng: chủ trì cuộc khám nghiệm hiện trường, nhưng trên thực tiễn cơ quan này trong nhiều trường hợp đã mời không đúng thành phần Hội đồng khám nghiệm, mời các nhà chuyên môn không đúng chức năng của họ nên hiệu quả công tác khám nghiệm thu thập dấu vết rất hạn chế, nhưng Kiểm sát viên không nắm được thành phần nên không có ý kiến, bỏ qua nhiều dấu vết, sai sót khi tiến hành công việc, sau này rất mất thời gian để dựng lại hiện trường khám nghiệm lại, hiệu quả không được cao vì dấu vết luôn thay đổi không chờ đợi các cơ quan chức năng được.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 70 - 71)