Kiểm sát việc kết thúc khám nghiệm hiện trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 55 - 57)

Trong giai đoạn kết thúc khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên chủ trì khám nghiệm có nhiệm vụ họp các thành viên tham gia, tham dự khám nghiệm hiện trường để đánh giá kết quả khám nghiệm, thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, các số liệu cụ thể trên sơ đồ hiện trường vẽ phác họa và rút kinh nghiệm công tác khám nghiệm, ổn định tình hình hình chính trị nơi tiến hành khám nghiệm.

Sau khi nghe Điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm đánh giá kết quả khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải đối chiếu nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường theo quy định của pháp luật với thực trạng của hiện trường khám nghiệm cụ thể để có ý kiến. Nếu đã phát hiện, thu lượm được đầy đủ các thông tin, dấu vết vật chứng tồn tại khách quan ở hiện trường thì nhất trí thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường; nếu thấy còn những dấu vết, thông tin quan trọng ở hiện trường chưa phát hiện, thu lượm được thì phải yêu cầu Điều tra viên chủ trì khám nghiệm tiếp tục tiến hành

khám nghiệm, việc chỉnh lý và bổ sung đó phải có chữ ký xác nhận vào chỗ đã tẩy xóa hoặc phải lập lại biên bản khám nghiệm khác.

Trước khi thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải nghiên cứu biên bản để xác định nội dung biên bản đã ghi nhận đầy đủ và khách quan các hoạt động khám nghiệm, các thông tin, dấu vết, vật chứng đã phát hiện, thu thập được hay chưa. Nếu chưa đảm bảo tính khách quan, toàn diện của biên bản khám nghiệm hiện trường theo quy định tại các điều 95;125;150 và 154 Bộ luật tố tụng hình sự thì yêu cầu Điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm chỉnh lý, bổ sung.

Khi thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải đảm bảo tất cả các nội dung trong biên bản khám nghiệm hiện trường đều được đọc rõ cho tất cả những người tham gia, tham dự khám nghiệm nghe rõ, trong trường hợp cần thiết có thể cho từng người đọc biên bản, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên hoặc tự mình giải thích cho những người tham gia và tham dự cuộc khám nghiệm biết quyền được bổ sung và nhận xét vào biên bản, nếu có người yêu cầu sửa chữa hoặc bổ sung vào biên bản thì Kiểm sát viên phải kiểm tra xem những yêu cầu đó có chính xác và khách quan không, đồng thời lấy ý kiến của những thành viên khác, nếu họ đều nhất trí và đối chiếu với thực tế công tác khám nghiệm hiện trường thấy rằng những yêu cầu đó là có cơ sở, khách quan thì phải chỉnh lý và bổ sung theo yêu cầu của người đó, trong trường hợp này phải viết lại biên bản khác hoặc lấy chữ ký xác nhận của Điều tra viên, Kiểm sát viên và người chứng kiến tại nơi có sự chỉnh lý, bổ sung trong biên bản.

Sau khi biên bản khám nghiệm hiện trường được thông qua, mọi người đều nhất trí thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên chủ trì khám nghiệm lấy chữ ký trực tiếp của những người tham gia, tham dự việc khám nghiệm. Việc ký biên bản khám nghiệm hiện trường phải được thực hiện ngay tại hiện trường trước khi Hội đồng khám nghiệm rút khỏi hiện trường.

Cùng với việc thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên thông qua sơ đồ phác họa hiện trường để thống nhất về vị trí các đồ

vật và dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường và mối liên quan giữa chúng ở hiện trường.

Nhiệm vụ tiếp theo của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây trong giai đoạn kết thúc cuộc khám nghiệm là phải thống nhất với Điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm về các vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình khám nghiệm, điều tra tại hiện trường; thống nhất xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và các nội dung cần kiến nghị với các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương nơi xẩy ra vụ việc để khắc phục những sơ hở thiếu sót làm nảy sinh tội phạm; ổn định tình hình chính trị tại nơi khám nghiệm hiện trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx (Trang 55 - 57)