Đổi mới nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 96 - 101)

công chức chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn

Đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX. Vì vậy, đòi hỏi luôn luôn phải đổi mới cả nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu về nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC.

- Trước hết là đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Nội dung phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng chức danh CBCC; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.

Chú trọng bồi dưỡng kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa.

Bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo... Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nói trên là rất toàn diện, phù hợp với tính chất hoạt động của CBCC CQCX. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần chú ý ba vấn đề: một là bên cạnh các môn học theo chương trình trung học tại Trường Chính trị tỉnh hiện nay, tùy theo điều kiện của từng địa phương mà đưa thêm vào chương trình một số môn như xã hội học, tâm lý, dân tộc học, tôn giáo và môn địa phương học. Địa phương học là môn nghiên cứu về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống địa phương... để người học hiểu sâu sắc nơi mảnh đất mình đang sống, củng cố tình yêu, lòng quý trọng cũng như có ý thức trách nhiệm với quê hương mình hơn. Hai là, do công việc của CBCC CQCX phải giải quyết rất cụ thể, nên phải quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành, hình thành năng lực hoạt động thực tiễn cho CBCC CQCX MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bớt đi sâu vào lý luận hay học thuật, tăng lượng tri thức thực hành, những phương pháp giải quyết các tình huống, những việc làm cụ thể trong nhiều mặt công tác ở cơ sở như: Lập các dự án xóa đói giảm nghèo, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong 5, 10 năm đối với xã, kiến thức quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn... Sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy cán bộ làm việc gì phải học việc nấy. Vô luận ở quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tổ chức tuyên truyền, công an... Cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở môn ấy. Ba là, phải chú trọng hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cho CBCC CQCX. Nghiên cứu giảng dạy kỹ thuật hành chính và những vấn đề quản lý nhà nước cụ thể của các mặt kinh tế - xã hội ở cơ sở trong các Trường Chính trị tỉnh hoặc trường khu vực.

Tóm lại: đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nên theo phương châm: những gì cơ sở cần thì cán bộ ở đó phải học.

Yêu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phải thông qua việc kết hợp nhiều phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. ở đây chỉ đề cập hai loại hình đào tạo cơ bản: đào tạo, bồi dưỡng chính

quy ở trường chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện ở thực tế công tác, lao động sản xuất và trong các phong trào cách mạng của quần chúng ở nông thôn.

Đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường sẽ có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, toàn diện và có hệ thống, có tài liệu, phương tiện và đội ngũ giáo viên giúp người học nâng cao phẩm chất, năng lực. ở trường, người học có điều kiện nghiên cứu để nắm vững và có hệ thống những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, lý luận và nghiệp vụ chuyên môn, giúp người học có cơ sở vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời, đến trường học, CBCC còn có điều kiện đánh giá lại hoạt động, kiểm tra tư tưởng, quan điểm của mình và học tập lẫn nhau. Đó là con đường đào tạo ngắn nhất, nhanh nhất và tập trung nhất để tạo ra hệ thống kiến thức cho đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc giang được thực hiện ở nhiều nơi: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trường Chính trị tỉnh... Trong đó, Trường Chính trị tỉnh đóng vai trò chủ yếu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo của Đảng, CBCC chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở. Vì vậy, luận án chỉ tập trung đề cập đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trường Chính trị tỉnh.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tiếp tục đổi mới đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) đã chỉ ra, phải thường xuyên rà soát lại để loại bỏ những nội dung lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của tình hình, làm cho nội dung đào tạo luôn tiếp cận với những thành tựu mới mẻ khoa học công nghệ và bám sát với sự vận động, phát triển của thực tiễn cuộc sống.

Để đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh cần làm tốt mấy việc sau đây:

Một là: Xây dựng chương trình phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn công tác của người học. Cần coi trọng việc khảo sát nắm bắt nhu cầu đặc điểm của đối tượng đào tạo và khả năng thực tế của từng trường.

Hai là: Trên cơ sở nghiên cứu chương trình, giáo trình hiện có, chọn lọc những nội dung hợp lý để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình.

Ba là: Cần xác định rõ hệ thống các loại chương trình, giáo trình, kế hoạch xây dựng, biên soạn cho từng bài trong từng môn học.

Bốn là: Tổ chức rút kinh nghiệm về việc thực hiện chương trình, giáo trình thường xuyên, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, ý kiến người dạy, người học.

Năm là: Làm tốt khâu biên soạn, kiểm tra, thẩm định, biên tập thật kỹ từng bài viết trong từng nội dung môn học.

Ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ CBCC CQCX cần được đi tham quan các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và sản xuất kinh doanh để nâng cao thêm kiến thức và năng lực công tác.

Hiện nay, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã không quá một năm (lớp tạo nguồn có thể 18 tháng). Nhưng, để đảm bảo chương trình đi thực tập ở cơ sở (đối với các lớp tạo nguồn) và đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm của cán bộ cơ sở ở những xã trong huyện, trong tỉnh, các tỉnh trong nước, có thể quy định thời gian học tập là 24 tháng. Thời gian đó cũng phù hợp với một chương trình "trung cấp" như các trường khác.

Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, cần quan tâm nâng cao chất lượng các khâu tuyển sinh, quản lý, kiểm tra và thi tốt nghiệp. Từ việc xác định tiêu chuẩn đầu vào, tỷ lệ, số lượng lớp học, đến việc hoàn thiện nội quy, quy chế đối với học viên, đối với giảng dạy và học tập trong nhà trường. Tuyển sinh không đủ tiêu chuẩn; quản lý, kiểm tra không nghiêm túc, thiếu khoa học thì công tác đào tạo bồi dưỡng cũng không thu được kết quả cao. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác đào tạo của nhà trường, tổng kết thực tiễn các công tác điển hình của công tác xây dựng Đảng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở về cải cách thủ tục hành chính ở địa phương; về các mô hình xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng hợp tác xã...

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cho Trường Chính trị đạt tiêu chuẩn trường trung học, đặc biệt phải không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên có số lượng đủ, chất lượng cao, phương pháp giảng dạy tốt là nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường. Nhiệm vụ giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh ít

nhất có trình độ cử nhân chuyên ngành, nắm vững kiến thức khoa học và bộ môn, đồng thời phải có kiến thức nhất định ở nhiều lĩnh vực khác, phải có nhân cách người thầy, yêu nghề, say mê nghiên cứu khoa học, có kỹ năng sư phạm tốt.

Để đáp ứng yêu cầu nói trên, một mặt phải đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng trình độ sau đại học cho số giáo viên hiện có, tuyển chọn những người trẻ, có khả năng phát triển đưa đi đào tạo thành giáo viên lý luận chính trị, đảm bảo sự kế thừa, liên tục. Mặt khác, bản thân từng giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên hàng năm trong dịp hè, nhất là những vấn đề mới về lý luận và kinh nghiệm dạy học bộ môn; nêu cao tinh thần trách nhiệm tự giác rèn luyện nâng cao tay nghề, tích cực nghiên cứu thực tế, nghiên cứu tài liệu, biên soạn đề cương bài giảng tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học ở địa phương và trong nước. Đồng thời, nên định kỳ tổ chức kiểm tra, phân loại đánh giá chất lượng giảng dạy, nghiên cứu của từng giáo viên, cũng như những chính sách, chế độ thỏa đáng về tiền lương, giờ giảng..., được dự các cuộc họp sơ, tổng kết tình hình kinh tế - xã hội và các chương trình công tác ở địa phương.

Tóm lại, việc đào tạo, bồi dưỡng ở trường Chính trị phải luôn đổi mới toàn diện, trên tất cả các mặt, tạo cho người học không chỉ tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ mà còn được rèn luyện cả phẩm chất đạo đức, học tập rèn luyện phong cách làm việc khoa học ngay từ trong nhà trường.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX ở nhà trường cốt để họ có thể áp dụng vào công việc thực tế ở địa phương. "Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị để có thể làm những công việc thực tế. Hoạt động thực tiễn trong cuộc đấu tranh cách mạng là nhân tố cực kỳ quan trọng để hình thành, hoàn thiện và củng cố phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Môi trường và hoạt động của đội ngũ CBCC CQCX là những vấn đề thực tiễn hết sức phong phú, rất mới mẻ và diễn ra liên tục, nếu không trải qua quá trình làm quen, tập sự thực tế thì cán bộ khó trưởng thành và khó bộc lộ những ưu điểm, khuyết điểm. Vì vậy, việc bồi dưỡng, rèn luyện CBCC CQCX thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở là rất quan trọng và cần thiết, có tác dụng trực tiếp góp phần hình thành đội ngũ CBCC có chất lượng cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chưa qua thực tiễn công tác thì chưa có thể kiểm nghiệm được phẩm chất năng lực của CBCC.

Vì vậy, để việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX trong thực tế công tác có tác dụng tích cực thực sự, phải thực hiện và kết hợp tốt việc sau:

- Trước hết, phát huy vai trò của bản thân CBCC CQCX. Thực tế ở khu vực MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã chứng minh, những CBCC nào thực sự có tài, được rèn luyện trong quá trình đấu tranh lâu dài, những phẩm chất của những CBCC đó đều do họ tự rèn luyện trong môi trường công tác và hoạt động cách mạng. Ngược lại, những CBCC thoái hóa, biến chất là họ không biết giữ mình, không khiêm tốn, không ham học hỏi, kém tu dưỡng phấn đấu. Công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn khu vực MNĐBKK tỉnh Bắc Giang hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phải tổ chức sao cho có hiệu quả.

Những vấn đề trên là trách nhiệm nặng nề mà lịch sử giao phó, đồng thời cũng là thời cơ, thử thách đối với đội ngũ CBCC CQCX. Một khi người cán bộ có ý thức và nhu cầu từ bản thân trở thành người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở sẽ xuất hiện các hoạt động tự trau dồi, tự rèn luyện, bồi dưỡng trong công việc cụ thể hàng ngày để đáp ứng nhu cầu đó. Đây cũng là một hình thức đào tạo (tự đào tạo) nhằm đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)