Đội ngũ cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 55 - 66)

khó khăn

a) Đội ngũ ủy viên UBND (xem phụ lục 4):

Trong nhiệm kỳ 1999-2004 Hội đồng nhân dân cấp xã các xã MNĐBKK tỉnh Bắc Giang bầu được 264 thành viên UBND cấp xã, trong đó 44 Chủ tịch, 54 phó Chủ tịch và 166 ủy viên UBND.

Trong 166 ủy viên UBND có 25 người là trưởng công an, 16 người là xã đội trưởng, 11 người là cán bộ tư pháp, 16 người là cán bộ văn hóa xã hội, 4 người là chủ nhiệm hợp tác xã, 36 người là cán bộ văn phòng, 44 người là cán bộ tài chính, 14 người là cán bộ địa chính.

- Về cơ cấu nữ: 3 người chiếm 1,8%; dân tộc ít người 76 người chiếm 45,7%; chủ yếu là đảng viên chiếm tới 78%.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi có 31 người chiếm 18,6%; từ 35-44 tuổi 88 người chiếm 53%; từ 44-50 tuổi: 45 người chiếm 27,1%. Trên 50 tuổi là 2 người chiếm 1,2%.

- Trình độ văn hóa: tiểu học 3 người chiếm 1,8%, THCS 105 người chiếm 63,2%; PTTH 58 người chiếm 34,9%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp đại học; 63 người có trình độ trung cấp chiếm 37,9%; 40 người có trình độ sơ cấp chiếm 24%; 63 người chưa hề được đào tạo lý luận chính trị chiếm 37,9%.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: không có người nào có trình độ đại học; 31 người có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 18,6%; 70 người có trình độ sơ cấp chiếm 42,1%, số còn lại là 66 người chưa hề qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 39,7%.

- Về trình độ kiến thức quản lý hành chính nhà nước:

Không có người nào có trình độ đại học, 9 người có trình độ trung cấp chiếm 5,4%; 118 người được bồi dưỡng (71%), 39 người chưa hề qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 23,4%. Phần lớn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế.

Đánh giá chất lượng đội ngũ ủy viên UBND cấp xã MNĐBKK: về số lượng ủy viên UBND cấp xã MNĐBKK tỉnh Bắc Giang đã được bố trí tương đối đủ. Tuổi bình quân vẫn tương đối cao (42,5 tuổi); số người dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. Đây là điều kiện không thuận lợi cho việc tạo nguồn cho lực lượng cán bộ chủ chốt. Tỷ lệ cán bộ nữ là ủy viên UBND quá ít 1,8%; số ủy viên là dân tộc thiểu số chiếm 45,7%. Đây là cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện dân cư ở khu vực này. Số ủy viên UBND là người dân tộc thiểu số là yếu tố thuận lợi cho việc quản lý ở địa phương vì họ mới là những người am hiểu tâm tư, nguyện vọng, đời sống tâm lý của đồng bào dân tộc ít người.

Về trình độ năng lực: Mặc dù số ủy viên có trình độ văn hóa tiểu học thấp 1,8%, tuy nhiên phần lớn vẫn mới chỉ ở trình độ THCS (63,2%) mà chủ yếu là học chuyên tu nên chất lượng thấp. Số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã tăng đáng kể so với khóa trước. Tuy vậy, vẫn còn 39,7% chưa hề được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ lý luận chính trị 37,9% chưa hề được đào tạo lý luận chính trị. Số người qua bồi dưỡng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế vẫn còn thấp. Với trình độ như vậy của đội ngũ ủy viên UBND cấp xã chắc chắn trong quá trình tham mưu trực tiếp cho UBND về quản

lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào ở địa phương khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Đây cũng là vấn đề lớn đặt ra cho tỉnh Bắc Giang về công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ là ủy viên UBND cấp xã MNĐBKK.

Qua khảo sát, điều tra và nghiên cứu thực tế cho thấy đội ngũ ủy viên UBND cấp xã MNĐBKK tỉnh Bắc Giang hiện nay ít được đào tạo một cách cơ bản. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở chưa được coi trọng đúng mức, thiếu quy hoạch và thường làm ngược lại.Chỉ khi nào được bầu vào chức danh hoặc bố trí công việc thì mới đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, do phụ thuộc vào chế độ bầu cử và nhìn chung không được chuyên môn hóa, sự không ổn định tạo ra tâm lý nay làm ai nghỉ nên việc học tập để nâng cao trình độ năng lực chỉ là do sắp xếp của tổ chức buộc phải đi chứ không phải là một nhu cầu tự thân. Cho đến nay trong đội ngũ này chưa có ai có trình độ đại học.

Những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của các thành viên UBND được phân công trên cơ sở quy chế làm việc của UBND quy định theo tinh thần Nghị định 174/CP và ở những văn bản pháp luật khác nhau. Trên thực tế do không có sự phân định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn nên trong số những ủy viên UBND vẫn có những người phải kiêm nhiệm nhiều việc trong khi trình độ văn hóa chưa hết THPT vì thế họ rất lúng túng trong giải quyết công việc, hoạt động hoàn toàn mang tính tác nghiệp. Mặt khác, họ cũng là những người có vai trò trụ cột trong gia đình nên việc nhà cũng chi phối rất lớn làm cho hiệu quả công việc không cao. Nhiều xã không thể thực hiện được báo cáo tổng kết về thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, không đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của địa phương mình. Đây cũng là câu trả lời tại sao trên thực tế đường lối chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước rất khó đi vào thực tế ở khu vực này. Đặc biệt là các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào miền núi, vùng cao, vùng khó khăn như Chương trình 135, Chương trình 327... hiệu quả rất thấp, mặc dù tiềm năng của các xã này là rất lớn.

b) Đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã (xem phụ lục 4).

* Cán bộ tài chính kế toán: trong 44 xã có 44 người chuyên trách không có kiêm nghiệm. Trong đó tất cả đều là nam giới; 14 người là dân tộc ít người chiếm 31,8%; 4 người được tăng cường từ cấp huyện chiếm 9%, chủ yếu là đảng viên.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi có 8 người chiếm 18,1%; từ 55-44 tuổi có 24 người chiếm 54,5%; từ 45-50 tuổi có 11 người chiếm 25%; trên 50 tuổi có 1 người chiếm 2%.

- Trình độ văn hóa: không có người nào có trình độ tiểu học, THCS 30 người chiếm 68,1%; THPT 14 người chiếm 31,8%.

- Trình độ lý luận chính trị: trung cấp 5 người chiếm 11,3%; sơ cấp 8 người chiếm 18,1%. Có 31 người (70,4%) chưa qua đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: không có người nào có trình độ đại học, 17 người có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 38,6%; sơ cấp 18 người chiếm 40,9%. Có 9 người chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm 20,4%.

- Trình độ về quản lý hành chính nhà nước.

Không có người nào có trình độ đại học; 2 người có trình độ trung cấp chiếm 4,5%; 19 người đã qua bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chiếm 43,1%.

- Qua bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ kế toán: 27 người, chiếm 61,3%. Tin học sơ cấp 2 người (4,5%); trung cấp 1 người (2%).

* Cán bộ tư pháp:

Có 44 người làm chuyên trách, không có cán bộ kiêm nhiệm. Trong số 44 người không có nữ; 20 người là người dân tộc thiểu số chiếm 45,5%, phần lớn đều là đảng viên.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi 18 người chiếm 40,9%, từ 35-44 tuổi: 15 người chiếm 34%. Từ 45-50 tuổi có 9 người chiếm 20,4%. Trên 50 tuổi có 2 người chiếm 4,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ văn hóa: tiểu học 1 người chiếm 2,2%; THCS 35 người chiếm 79,5%; THPT 8 người chiếm 18,1%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp cử nhân; có 9 người có trình độ trung cấp (20,4%), 11 người trình độ sơ cấp chiếm 25%, 24 người chưa qua đào tạo về lý luận chính trị.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: không có người nào có trình độ đại học; trung cấp, cao đẳng 5 người chiếm 11,5%. Sơ cấp 17 người chiếm 38,6%. 22 người chưa hề qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 50%.

- Trình độ kiến thức quản lý nhà nước: không có người nào có trình độ đại học. Trung cấp quản lý hành chính 1 người chiếm 2,2%; qua bồi dưỡng kiến thức quản lý

nhà nước 21 người chiếm 47,7%. 22 người chưa hề được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 50%.

* Cán bộ văn phòng: có 44 người làm chuyên trách trong đó:

- Về cơ cấu: nữ 1 người chiếm 2,2%, người dân tộc thiểu số 18 người chiếm 40,9%; cán bộ tăng cường 4 người chiếm 9%, có 20 người là đảng viên chiếm 45,4%.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi 18 người chiếm 40,9%. Từ 35-44 tuổi: 19 người chiếm 43,1%. Từ 45-50 tuổi 5 người chiếm 11,3%, 2 người trên 50 tuổi chiếm 4,5%.

- Trình độ văn hóa: không có người nào có trình độ tiểu học: THCS 30 người chiếm 68,1%; THPT 14 người chiếm 31,8%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp cử nhân, trung cấp 7 người (15,9%); sơ cấp 10 người chiếm 22,7%. 27 người chưa hề được qua đào tạo về lý luận chính trị chiếm 61,3%.

- Trình độ chuyên môn: không có người nào có trình độ đại học, có 4 người có trình độ trung cấp - cao đẳng chiếm 9%; sơ cấp 9 người chiếm 20,4%; 31 người chưa hề qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 70,4%.

- Trình độ kiến thức quản lý nhà nước: không có người nào có trình độ đại học, cao đẳng. Trung cấp quản lý nhà nước 3 người chiếm 6,8%; bồi dưỡng quản lý nhà nước 17 người chiếm 38,6%; 24 người chưa hề được đào tạo - bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

- Về tin học: trình độ trung cấp 3 người chiếm 6,8%; sơ cấp 12 người chiếm 27%; có 29 người không qua đào tạo bồi dưỡng bất cứ hình thức gì.

* Cán bộ địa chính: có 41 người chuyên trách; 3 người bố trí kiêm nhiệm trong 41 người làm chuyên trách.

- Về cơ cấu: không có nữ; dân tộc thiểu số 12 người chiếm 29,2%, phần lớn đều là đảng viên.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi có 12 người chiếm 29,2%; từ 35-49 tuổi có 17 người chiếm 41,4%; từ 45-50 tuổi có 8 người chiếm 19,5%; trên 50 tuổi có 4 người chiếm 9,7%.

- Trình độ văn hóa: không có người nào có trình độ tiểu học; THCS 21 người chiếm 51,2%; THPT 20 người chiếm 48,7%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp cử nhân; trung cấp lý luận chính trị: 9 người chiếm 21,9%; sơ cấp lý luận chính trị: 10 người chiếm 24,3%. 25 người chưa được đào tạo về lý luận chính trị chiếm 60,9%.

- Trình độ chuyên môn: không có người nào có trình độ đại học; cao đẳng, trung cấp có 5 người chiếm 12,1%; sơ cấp có 22 người chiếm 53,6%; 14 người chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 34,1%.

- Trình độ về quản lý nhà nước: không có người nào có trình độ đại học; cao đẳng có 14 người đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 34,1%; 30 người chưa hề được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chiếm 65,9%.

* Trưởng công an: trong 44 xã MNĐBKK có 42 trưởng công an chuyên trách, 2 trưởng công an do phó Chủ tịch kiêm nhiệm. Trong đó: 42 trưởng công an xã.

- Về cơ cấu: không có nữ; 22 người là người dân tộc thiểu số chiếm 52,3%.

- Độ tuổi: dưới 35 tuổi có 9 người chiếm 21,4%. Từ 35-44 tuổi có 24 người chiếm 57,1%. Từ 45-50 tuổi có 7 người chiếm 16,6%. Trên 50 tuổi có 2 người chiếm 4,7%.

- Trình độ văn hóa: không có người nào có trình độ tiểu học, THCS 22 người chiếm 53,2%; THPT có 20 người chiếm 46,8%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp cử nhân. Trung cấp có 19 người chiếm 45,2%; sơ cấp có 11 người chiếm 26,1%; 12 người chưa qua đào tạo về lý luận chính trị chiếm 28,5%.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: không có người nào có trình độ đại học; trung cấp, cao đẳng 4 người chiếm 9,5%; sơ cấp 9 người chiếm 21,4%; 29 người chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 69%.

- Trình độ về quản lý nhà nước: không có người nào có trình độ đại học; trung cấp 2 người chiếm 4,7%. Qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 19 người chiếm 45,2%. 21 người chưa qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 50%.

*Xã đội trưởng: Trong 44 xã MNĐBKK có 44 người làm chuyên trách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về cơ cấu: không có nữ; 18 người thuộc dân tộc ít người chiếm 40,9%. 38 người là đảng viên chiếm 81,8%, không có cán bộ tăng cường.

- Về trình độ văn hóa: tiểu học 2 người chiếm 4,5%; THCS 17 người chiếm 38,6%; THPT 25 người chiếm 56,8%.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi 9 người chiếm 20,4%; từ 35-44 tuổi 16 người chiếm 36,3%; từ 45-50 tuổi có 13 người chiếm 29,5%. Trên 50 tuổi có 6 người chiếm 13,6%.

- Về trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp cử nhân; trung cấp: 20 người chiếm 45,4%. Sơ cấp có 8 người chiếm 18,1%. 16 người chưa qua đào tạo lý luận chính trị chiếm 36,3%.

- Trình độ chuyên môn: không có người nào có trình độ đại học; trung cấp: 3 người chiếm 6,8%; sơ cấp 8 người chiếm 18,1%; 33 người chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 75%.

- Trình độ kiến thức về quản lý nhà nước: không có người nào có trình độ đại học, cao đẳng; trung cấp 1 người chiếm 2,2%; qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 21 người chiếm 47,7%.

* Đánh giá chất lượng của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã.

Đối với các chức danh chuyên môn: - Cán bộ văn phòng UBND.

- Cán bộ địa chính. - Cán bộ tư pháp.

- Cán bộ tài chính kế toán.

Về trình độ văn hóa:

Cán bộ chuyên môn ở các xã MNĐBKK có trình độ rất khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là có trình độ văn hóa cấp 1, cấp 2. Trình độ văn hóa cấp THCS chiếm tới 65%. Đối với các xã vùng đồng bằng, trình độ văn hóa của loại cán bộ này là cao hơn, không còn ai ở trình độ cấp 1, tỷ lệ có văn hóa PTTH chiếm tới 77,78%, tổng số cán bộ chuyên môn cấp xã. Đây là một khó khăn cho việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đảm đương nhiệm vụ của đội ngũ CBCC chuyên môn cấp xã MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Về độ tuổi giới tính:

Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy số cán bộ làm công tác chuyên môn là nam giới chiếm ưu thế; gần như 100% cán bộ chuyên môn cấp xã là nam giới. Nhìn chung phụ nữ vùng dân tộc và miền núi không có cơ hội học hành như nam giới và từ đó ít

có cơ hội tham gia công tác xã hội. Số lượng cán bộ làm công tác chuyên môn ở độ tuổi từ dưới 35 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ lớn 76%. Trong đó chủ yếu là cán bộ ở độ tuổi từ 35-44 (45%). Trong khi đó ở các xã ngoài 135 thì nhóm cán bộ trên 45 là chiếm ưu thế. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đảm đương các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và đồng bào tín nhiệm giao phó. Vì như chúng ta đã biết các xã miền núi nhìn chung có địa bàn rộng, địa

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 55 - 66)