Chất lượng các chức danh chủ chốt chính quyền cấp xã vùng núi đặc biệt khó khăn địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 49 - 55)

đặc biệt khó khăn địa bàn tỉnh Bắc Giang (nhiệm kỳ 1999-2004)

2.1.2.1. Chất lượng các chức danh chủ chốt chính quyền cấp xã vùng núi đặc biệt khó khăn địa bàn tỉnh Bắc Giang biệt khó khăn địa bàn tỉnh Bắc Giang

a) Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND cấp xã (xem phụ lục 3).

* Chủ tịch HĐND cấp xã: trong tổng số 44 Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có 17 đồng chí hoạt động chuyên trách, 27 đồng chí hoạt động kiêm nhiệm. Số Chủ tịch

HĐND chuyên trách chiếm 38,6%. Trong khí đó tỷ lệ này của toàn tỉnh là 9,6%. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các xã MNĐBKK.

- Về cơ cấu: số Chủ tịch HĐND là người dân tộc ít người là 7 người chiếm 41,2%, cán bộ công chức nhà nước về hưu, nghỉ mất sức là 1 người chiếm 5%, bộ đội xuất ngũ là 3 người chiếm 15%, số còn lại chủ yếu trưởng thành từ địa phương, không có cán bộ tăng cường đối với chức danh này.

- Về độ tuổi: dưới 35 là 3 người chiếm 17,6%; tỷ lệ này của cả tỉnh là 13,6%; từ 35-44 tuổi là 7 người chiếm 41,1% so với 22,7% của toàn tỉnh. Từ 45-50 là 7 người chiếm 41,1% so với 31,8% của toàn tỉnh. Không có người nào trên năm mươi tuổi; trong khi đó tỷ lệ này của toàn tỉnh chiếm 45,5%. Tuổi trung bình của Chủ tịch HĐND các xã MNĐBKK tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 1999-2004 là 41 thấp hơn so với toàn tỉnh 6 tuổi (47 tuổi).

- Trình độ văn hóa: không có người nào có trình độ tiểu học; THCS 10 người, chiếm 59%, cao hơn so với toàn tỉnh (41%); THPT 7 người chiếm 41%, cao hơn so với toàn tỉnh (54,5%).

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ đại học, cao cấp so với 4% của toàn tỉnh; trung cấp 4 người chiếm 23%; so với tỷ lệ này của toàn tỉnh là 63,6%; trình độ sơ cấp 2 người chiếm 12% tỷ lệ này của toàn tỉnh là 13,6%. Số còn lại là 11 người chiếm 64,7% chưa được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, tỷ lệ này của toàn tỉnh là 18%.

- Trình độ chuyên môn: không có người nào có trình độ đại học, có 4 người có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 23,5%, cao hơn so với toàn tỉnh (4%).

+ Qua lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước là 13 người chiếm 76,4%. Không có người nào có trình độ từ trung cấp quản lý nhà nước trở lên.

* Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã:

Trong tổng số 44 phó Chủ tịch HĐND cấp xã có 39 người hoạt động chuyên trách, còn lại 7 người là phó bí thư Đảng ủy xã kiêm nhiệm, số người chuyên trách chiếm 81,8%.

- Về cơ cấu: nữ 3 người chiếm 8%; là dân tộc ít người 17 người chiếm 47,2%. Không có người nào là cán bộ công chức nhà nước về hưu, nghỉ mất sức. Chủ yếu là trưởng thành từ địa phương.

- Về độ tuổi: dưới 30 là 6 người chiếm 15,3%; 18 người tuổi từ 35 đến 44 chiếm 46,1%; 12 người tuổi từ 45 đến 50 chiếm 30,7%; 3 người tuổi trên 50 chiếm 7,6%. Nói chung tuổi đời bình quân của Phó Chủ tịch HĐND các xã MNĐBKK tương đối trẻ.

- Trình độ văn hóa: tiểu học 2 người chiếm 5%, THCS 25 người chiếm 61,1%, THPT 12 người chiếm 30,7%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào học cao cấp, cử nhân; trung cấp lý luận chính trị 26 người chiếm 66,6%, 12 người học sơ cấp lý luận chính trị chiếm 30,7%; duy nhất 1 người chưa được đào tạo về lý luận chính trị.

- Trình độ chuyên môn: không có người nào có trình độ đại học, duy nhất 1 người có trình độ cao đẳng chiếm 2%; 10 người có trình độ sơ cấp chiếm 25,6%; còn 28 người chưa qua đào tạo chiếm 71,7%.

- Kiến thức về quản lý hành chính nhà nước: không có người nào có trình độ đại học hoặc cao đẳng, trung cấp quản lý hành chính nhà nước; có 12 người qua bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước chiếm 30,7%; 27 người chưa hề được đào tạo về quản lý nhà nước chiếm 69,3%.

b) Chủ tịch và phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã (phụ lục 4).

* Chủ tịch UBND cấp xã: Tất cả có 44 Chủ tịch UBND cấp xã.

- Về cơ cấu: nữ - không có người nào; 17 người thuộc dân tộc thiểu số chiếm 38,6%. Đa số là những người trưởng thành từ địa phương, một số ít là bộ đội xuất ngũ trở về sau đó tham gia chính quyền.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi có 5 người chiếm 11,3%; 23 người có tuổi từ 35-44 tuổi chiếm 52,2%; 15 người có tuổi từ 45-50 chiếm 34%; 1 người trên 50 tuổi chiếm 2%.

- Trình độ văn hóa: 1 người có trình độ tiểu học chiếm 2%; 31 người có trình độ THCS chiếm 70,4%; 12 người có trình độ THPT chiếm 27,2%.

- Trình độ lý luận chính trị: không có người nào có trình độ cao cấp, cử nhân; 36 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm 81,8%; 5 người có trình độ sơ cấp chiếm 11,3%, 6 người chưa qua đào tạo về lý luận chính trị chiếm 13,6%.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: có 1 người có trình độ đại học chiếm 2%; 9 người có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 20,4%; 6 người có trình độ sơ cấp chiếm 13,6%; 18 người chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 40,9%.

- Kiến thức về quản lý nhà nước: chưa có người nào có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp quản lý nhà nước; có 28 người đã được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chiếm 63,6%. 16 người chưa được đào tạo, bồi dưỡng chiếm 36,3%.

* Phó Chủ tịch UBND cấp xã: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về cơ cấu: không có cán bộ nữ, 30 người là người dân tộc thiểu số chiếm 55,5%%; không có cán bộ về hưu hoặc nghỉ mất sức. Bộ đội xuất ngũ 22 người chiếm 40,7%.

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi 6 người chiếm 11,1%; từ 35-44 tuổi 32 người chiếm 59,2%; từ 45-50 tuổi 16 người chiếm 29,6%. Không có người nào trên 50 tuổi.

- Trình độ văn hóa: không có người nào có trình độ tiểu học, 35 người có trình độ THCS chiếm 64,8%; 19 người có trình độ THPT chiếm 35,1%. Thấp hơn nhiều so với phạm vi toàn tỉnh.

- Trình độ lý luận chính trị:không có người nào có trình độ cao cấp cử nhân, 24 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm 44,4%; sơ cấp 9 người chiếm 16,6%; 21 người chưa hề được đào tạo về lý luận chính trị chiếm 38,8%.

- Trình độ chuyên môn: không có người nào có trình độ đại học; trung cấp, cao đẳng 6 người chiếm 11,1%; sơ cấp 10 người chiếm 18,5%; 38 người chưa qua đào tạo chiếm 70,3%.

- Trình độ về quản lý nhà nước: không có người nào có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, có 33 người đã được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chiếm 61,1%, 29 người chưa hề được đào tạo bồi dưỡng chiếm 38,9%.

Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã MNĐBKK địa bàn tỉnh Bắc Giang:

Đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thường là những người được rèn luyện tại chỗ và được thử thách trong phong trào thực tiễn ở địa phương chọn ra; số ít là những người đã về nghỉ hưu, mất sức được nhân dân tín nhiệm tham gia công tác nên có lập trường chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác.

Trải qua 18 năm đổi mới, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh nói chung, các xã ĐBKK nói riêng vẫn giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng; luôn có thái độ học tập nâng cao trình độ và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi của giai đonạ cách mạng mới với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Họ là những người gần gũi với nhân dân, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống quê hương, có ý thức làm chủ tập thể, từng bước nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tất cả vì sự nghiệp chung "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Luôn kiên định mục tiêu mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào thực tiễn ở địa phương, đặc biệt là những chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi về phát triển kinh tế - xã hội, đưa địa phương mình ngày càng phát triển.

Số đông cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân, giữ gìn sự đoàn kết. Nhiều cán bộ có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã biết vượt lên trên hoàn cảnh, vẫn giữ được đạo đức và lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, được nhân dân tin yêu và mến phục.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế, đặc biệt là trình độ năng lực rất thấp. Thông qua phân tích số liệu cho thấy một số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã vẫn ở trình độ tiểu học, 65,5% ở trình độ văn hóa THCS, duy nhất có 1 người có trình độ đại học; hơn nữa chủ yếu là đào tạo theo hình thức bổ túc văn hóa, chắp vá, không có tính hệ thống dẫn đến thực trạng trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã miền núi tỉnh Bắc Giang như vậy là quá thấp, đây là nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp thu và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào địa phương. Đặc biệt là chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.

Thực tế cho thấy, trình độ văn hóa quá thấp thì khó có thể quán triệt được chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quyết định, chỉ thị của cấp trên, không có khả năng nắm bắt thực tiễn và cụ thể hóa trong việc tổ chức thực hiện; việc nâng cao trình độ lý

luận chính trị, kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý nhà nước, pháp luật pháp chế, đặc biệt là nâng cao về nghiệp vụ hành chính, ngoại ngữ, tin học. Điều hành công việc không bám sát được pháp luật, chính sách của Nhà nước để điều hành xử lý công việc. Tình trạng làm trái pháp luật đi đôi với cửa quyền gây phiền hà cho dân vẫn xảy ra ở một số địa phương.

Những hạn chế trong tiếp thu lĩnh hội kéo theo những hạn chế trong việc phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng cho nhân dân, trong việc kiểm tra, đôn đốc vận động đồng bào thực hiện kế hoạch chính sách xử lý tình huống trong thực tiễn còn chậm trễ, kém hiệu quả.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Trong số 139 cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã chỉ có duy nhất 1 người có trình độ đại học, 19,4% có trình độ trung cấp, cao đẳng, 20,1% có trình độ sơ cấp, có tới 95 người chưa qua đào tạo về chuyên môn chiếm 68,3%. Chỉ có 2 người có bằng trung cấp quản lý nhà nước chiếm 1,5%; có 92 người mới được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, số còn lại là 45 người chưa hề được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ gì (xem phụ lục 4).

Thực trạng nêu trên cho thấy hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã chưa được đào tạo căn bản về lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước, thường là trúng cử rồi mới đưa đi bồi dưỡng ngắn hạn. Thêm vào đó thông tin cập nhật về pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước và kỹ năng quản lý rất hạn chế, thiếu kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý kinh tế. ở nhiều xã cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã không biết dựng các chương trình dự án, thường là thụ động, ỷ nại trông chờ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên theo kiểu "thiên lôi chỉ đâu đánh đấy", cầm tay chỉ việc, yếu cả về khả năng tư duy xây dựng quy hoạch, kế hoạch, yếu cả phương pháp tổ chức thực hiện.

Điều hành công việc không theo pháp luật mà chủ yếu làm theo thói quen kinh nghiệm, mang nặng tính chất của thời kỳ bao cấp và những tập tục truyền thống của làng bản. Họ chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước nên trong nhiều trường hợp giải quyết các công việc cụ thể không đúng pháp luật, thậm trí còn có trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật nhà nước. Do trình độ lý luận hạn chế nên họ thường dựa vào kinh nghiệm chủ quan. Mặt khác, là người bản địa với nhiều mối quan hệ ràng buộc họ hàng, làng xóm nên còn nặng về tình cảm, thiên lệch. Nhiều cán bộ tỏ

ra lúng túng, bị động, thiếu sáng tạo hoặc buông xuôi, buông lỏng quản lý. Nhiều xã CBCC chính quyền tự ý đặt ra những quy định trái pháp luật của Nhà nước.

Qua số liệu điều tra thống kê ở 44 xã MNĐBKK tỉnh Bắc Giang, 30% cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, 60% cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đáp ứng được một phần yêu cầu nhiệm vụ, chỉ có 10% cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã là đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Về tuổi đời bình quân còn cao, qua phân tích đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã MNĐBKK cho thấy độ tuổi bình quân là 45 tuổi.

- Về cơ cấu vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số còn nhỏ so với tỷ lệ cơ cấu dân tộc trên địa bàn; số cán bộ nữ ở cương vị cán bộ chủ chốt chính quyền quá ít.

Tóm lại: Đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã MNĐBKK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với chất lượng như hiện nay có nhiều mặt chưa ngang tầm với yêu cầu của địa phương và đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, đặt ra vấn đề phải đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng sao cho có được đội ngũ cán bộ chủ chốt. Chính quyền cấp xã có đủ năng lực có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý đáp ứng yêu cầu đối với chính quyền cấp xã trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 49 - 55)