Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 33 - 36)

Công nghiệp hóa là bước đi tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vươn tới văn minh, hiện đại. Trong điều kiện của nước ta, với những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa ở nước ta phải đi liền với hiện đại hóa.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm của cách mạng nước ta hiện nay là:

Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, xã hội công bằng, văn minh [21, tr.31].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu XHCN. Do đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp. Với một nước nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất rất thấp, khả năng tích luỹ và sức mua hẹp, chúng ta phải tập trung vào nông nghiệp, nông thôn và lấy đó làm khâu đột phá, phát huy tinh thần dân chủ và sức mạnh tự cường, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.

Những thành tựu bước đầu quan trọng trong công cuộc đổi mới đã đưa đất nước đến thời cơ phát triển mới. Tuy nhiên, đất nước đang đứng trước thách thức tụt hậu về kinh tế, quốc nạn tham nhũng, chiến lược diễn biến hòa bình của kẻ thù. Các nguy cơ đó đặt ra nhiều vấn đề đối với việc đổi mới chất lượng cán bộ và công tác cán bộ.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò của đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng, họ phải là những người đề ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gương mẫu thực hiện những mục tiêu. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK nói riêng càng quan trọng. Có thể khẳng định, không thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công với một cơ chế quản lý lạc hậu, xơ cứng với một nền hành chính vừa cồng kềnh, vừa thiếu dân chủ, không biết tôn trọng và phát huy

năng lực xã hội, vừa lỏng lẻo, vừa trì trệ, cửa quyền với đội ngũ cán bộ chất lượng thấp, cơ cấu không hợp lý.

Hiện nay nước ta có 2325 xã MNĐBKK (theo số liệu thống kê của UBDTMN) [46, tr.5]. Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, đội ngũ CBCC CQCX vùng núi đặc biệt khó khăn hiện nay nhìn chung còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Trình độ học vấn còn thấp hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng.

Do đó để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về trí tuệ: Phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tụê tốt, có tư duy sáng tạo, nhạy bén, độc lập. Cán bộ, công chức phải là người có kiến thức cao trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, các ngành, các lĩnh vực có liên quan, phải giỏi một nghề và biết nhiều nghề.

- Yêu cầu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với người cán bộ công chức. Đó là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường CNXH. Ngoài ra đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK còn phải có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc; đó là ý thức luôn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ kể cả khi gặp những điều kiện phức tạp; trong sạch, không tham lam, tư lợi; ngay thẳng, công tâm, làm việc theo kỷ cương phép nước. Người CBCC phải có tính dân chủ, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu, biết phát huy trí tuệ, tài năng và mọi nguồn lực của dân để tạo nên sức mạnh, biết tôn trọng lợi ích và quyền lợi của dân, biết điều chỉnh bản thân, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội.

Tóm lại: Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK với đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và có tính dân chủ vì đội ngũ CBCC CQCX là những người có trách nhiệm, tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới đất nước. Đầu tư cho một chất lượng mới của đội ngũ CBCC CQCX

nói chung; CBCC CQCX MNĐBKK nói riêng là đầu tư có hiệu quả cho tương lai đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 33 - 36)