Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 69 - 74)

Ngay sau khi tái lập tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác cán bộ theo đúng quy trình từ việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí và sử dụng cán bộ, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ tạo sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ. Đối với chính quyền cơ sở ngoài việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND, nâng cao chất lượng các kỳ họp và hoạt động tiếp xúc cử tri, tăng cường giám sát các hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền, còn nâng cao năng lực quản lý của UBND, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở nói chung, CBCC CQCX MNĐBKK nói riêng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ 15 khẳng định: "Tăng cường kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan nhà nước và chính quyền cấp dưới, nhất là chính quyền cơ sở. Chấn chỉnh phong cách làm việc, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn. Quan tâm hơn nữa cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tập trung củng cố chính quyền cơ sở vững mạnh, đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách để cán bộ cơ sở an tâm công tác có hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ.

Mặc dù, những nội dung nghị quyết mới chỉ đề cập đến các vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ mang tính chung chung, chưa được cụ thể hóa thành các mục tiêu, chương trình cụ thể nhưng nó là cơ sở để cho chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền cấp xã MNĐBKK nói riêng.

Nghị quyết số 05/NQ/TV ngày 15/5/1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ rõ "tập trung đào tạo, bồi dưỡng đồng đều trên các mặt lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở". HĐND tỉnh Bắc Giang khóa 15 kỳ hợp thứ 3 đã ra Nghị quyết số 09/NQ về tiêu chuẩn chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả theo đúng pháp luật.

Căn cứ vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hàng năm UBND tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức trong đó đặc biệt chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền các xã MNĐBKK. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK, những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh đã đạt những thành tích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền cấp xã MNĐBKK nói riêng.

Cụ thể là: Trong nhiệm kỳ 1999 - 2004 đã đào tạo trình độ trung cấp cho cán bộ đương chức và dự nguồn kế cận là 175 người (hệ tập trung tại Trường Chính trị Tỉnh và tại chức ở huyện); đã bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đa số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho chính quyền các xã MNĐBKK, ngoài ra còn lồng ghép với chương trình 135 mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ cho 98,1% số cán bộ chuyên môn của UBND xã (tài chính, địa chính, tư pháp, văn phòng).

Để tạo thuận lợi cho cán bộ đi học, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành chế độ đối với cán bộ đi học, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quy định chế độ đối với cán bộ đi học (kèm theo Quyết định số 1843/1999/QĐ-UB ngày 10/8/1999, Quyết định này đã thay thế bằng Quyết định số 4466/2002/QĐ-UB ngày 22/2/2002), trong đó quy định rõ "cán bộ đi học được hưởng nguyên phụ cấp sinh hoạt phí, được ngân sách cấp 100% tiền ăn, ở, tiền mua giáo trình học tập, tiền lệ phí thi, tiền y tế phí, tiền tàu xe cho việc đi,

về. Riêng cán bộ nữ đi học còn được hưởng thêm các khoản khác như trợ cấp cán bộ nữ, tiền đi về, tiền gửi trẻ (con dưới 24 tháng tuổi). Như vậy, cán bộ xã đi học không phải đóng bất cứ một khoản tiền gì.

Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ xã, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nghị quyết 09/CP của Chính phủ ngày 23-1-1998 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Cụ thể là: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND: 543.8000đ/tháng. Chủ tịch HĐND xã chuyên trách và Chủ tịch UBND 523.700đ/tháng; phó Chủ tịch HĐND và UBND: 483.300đ/tháng. Với mức sinh hoạt phí như vậy mặc dù chưa phải là cao nhưng cùng với việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã có chế độ hưu đã bước đầu tạo sự ổn định, phấn khởi yên tâm công tác và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp xã trong đó có đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK.

Cùng với việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Bắc Giang còn có chủ trương tăng cường cán bộ cấp huyện xuống các xã để giúp việc triển khai các chương trình, dự án, nhất là đối với các xã MNĐBKK, đảm bảo các chế độ và trợ cấp thêm để họ an tâm công tác.

Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, Bắc Giang đã đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn và bố trí cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền kết hợp với việc triển khai có hiệu quả quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động của HĐND, UBND và đội ngũ cán bộ. Qua đó nhân dân đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến chân tình, thẳng thắn giúp cán bộ hiểu dân hơn. Nhiều vướng mắc tồn tại kéo dài nay đã từng bước được tháo gỡ, giải quyết, một số vụ việc phức tạp liên quan đến công tác cán bộ đã được làm rõ: những cán bộ xã vi phạm pháp luật đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh được nhân dân đồng tỉnh ủng hộ.

Có thể nhận thấy những thành tựu đạt được ở trên nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC CQCX nói chung, chính quyền cấp xã MNĐBKK nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nguyên nhân đó là sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nhiệm vụ then chốt về công tác xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX để từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Tuy vậy, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn những hạn chế, những tồn tại cần phải khắc phục đó là:

- Chưa nhận thức đúng về công tác cán bộ tại chính quyền cơ sở. Đất nước ta đã chuyển sang điều kiện hòa bình, xây dựng kinh tế theo cơ chế thị trường, hệ thống chính trị hoạt động theo hướng dân chủ hóa và từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng quan niệm về công tác cán bộ của Đảng bộ có mặt còn hạn chế, kéo dài, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới, chưa tương xứng với mức đổi mới ở các lĩnh vực khác, chưa phân định rõ chức năng của Đảng và chức năng của Nhà nước, chức năng của Mặt trận và các đoàn thể, do đó chưa phân biệt rõ và đúng những tiêu chuẩn, con đường hình thành riêng cho từng loại cán bộ.

Trong công tác cán bộ, việc bố trí, sắp xếp một người vào cương vị công tác còn theo cảm tính,. Vì chưa coi trọng đúng mức vai trò của các cơ quan chính quyền và đoàn thể nên thực tế đã xảy ra hiện tượng không bố trí được cán bộ làm công tác đoàn thể. Những vấn đề trên tồn tại trong công tác cán bộ nói chung, đặc biệt là trong công tác cán bộ ở chính quyền cơ sở nói riêng.

- Công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập:

Những hạn chế trong nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ dẫn tới những thiếu sót cụ thể ở khâu công tác quản lý cán bộ. Trong đánh giá cán bộ chưa thực sự đối chiếu với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ, chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đánh giá cán bộ. Tình trạng thiếu dân chủ, không công khai, mang tính áp đặt còn khá phổ biến; có lúc, có nơi thực hiện dân chủ chỉ mang tính hình thức. Trong công tác đánh giá còn nhiều hạn chế như né tránh, nể nang, hoặc thành kiến, thiên vị, hiện tượng sử dụng việc đánh giá vào mục tiêu khác vẫn còn xảy ra.

Công tác quy hoạch cán bộ được coi là quan trọng và cần thiết, nhưng nhiều nơi không làm hoặc làm chỉ là hình thức.

Trong công tác quy hoạch có nhược điểm lớn là người được vào danh sách dự bị dường như "yên vị", còn người khác, dù có phấn đấu vượt bậc, vẫn không được đưa vào dự kiến (suốt đời phấn đấu không bằng một lần cơ cấu). Ngược lại, có nơi, người trong quy hoạch loại bị phân hóa, cô lập, làm mất uy tín.

- Bố trí cán bộ là khâu quyết định, nhưng bộc lộ nhiều thiếu sót. Hiện nay vẫn còn hiện tượng cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng khi trở về khó bố trí, hoặc bố trí trái với chuyên môn nghiệp vụ, do đó không phát huy hết năng lực, sở trường.

- Công tác quản lý, kiểm tra cán bộ chưa được chú trọng đúng mức và còn nhiều lệch lạc. Quản lý không gắn với hiệu quả công việc, chất lượng của đội ngũ cán bộ; thường quản lý theo hồ sơ, theo báo cáo là chủ yếu. Công tác kiểm tra mới chỉ dừng ở các vấn đề như tác phong công tác, sinh hoạt; chưa kiểm tra cán bộ chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế và nhất là mức độ hiệu quả thực tế của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, còn có những cán bộ và gia đình họ vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc mà cấp ủy đảng không hay biết hoặc biết quá muộn. Một số cán bộ chủ chốt dường như đặt mình ra ngoài sự quản lý, kiểm tra của tổ chức. Vũ khí tự phê bình và phê bình bị lãng quên hoặc rất hình thức.

+ Trong đào tạo, bồi dưỡng chưa căn cứ vào quy hoạch lâu dài, còn tình trạng có địa phương cử người đi học cho đủ chỉ tiêu số lượng được giao, dẫn đến lãng phí kinh phí đào tạo của nhà nước. Một số cán bộ còn ngại học tập nâng cao trình độ do tuổi cao hoặc do tâm lý nay làm mai nghỉ, nên làm việc vẫn theo chủ nghĩa kinh nghiệm, bất cập về kiến thức nên còn lúng túng trong điều hành quản lý dẫn đến hiệu quả không cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận chưa đi sâu vào kỹ năng thực hành đặc biệt là phương pháp xử lý tình huống, kỹ năng soạn thảo văn bản nên nhiều cán bộ mặc dù đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng vẫn gặp khó khăn lúng túng khi giải quyết công việc cụ thể.

Chế độ chính sách đối với cán bộ còn chứa đựng yếu tố bình quân chủ nghĩa, không gắn nghĩa vụ với lợi ích, không khuyến khích thỏa đáng những người công tác tốt và ở những nơi khó khăn. Đa số cán bộ không muốn làm công tác Đảng, đoàn thể bởi sự chênh lệch về thu nhập không hợp lý giữa các loại cán bộ, giữa các ngành nghề và khu vực; do đó không kích thích được cán bộ đương chức hết mình với công việc, không thu hút được nguồn cán bộ tham gia công tác tại xã. Đó là chưa kể là số nguồn của cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng song lại xin công tác ở nơi khác.

Hiện nay, tỉnh Bắc giang đã có nhiều chính sách đối với các xã MNĐBKK về công tác cán bộ; chủ động tiến hành quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội

ngũ cán bộ cấp xã vùng dân tộc, vùng núi để về lâu dài có số lượng cán bộ đảm bảo cơ cấu, tiêu chuẩn. Chú trọng tạo nguồn cán bộ từ các phong trào ở cơ sở, từ học sinh, sinh viên, thực hiện trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC ở cơ sở. Điều này thể hiện sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Giang trong việc khắc phục những hạn chế của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nói chung, chính quyền cấp xã MNĐBKK nói riêng.

Kết luận chương 2

Qua nhiều năm đổi mới, đội ngũ CBCC CQCX MNĐBKK tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến rõ rệt về mọi mặt, nhất là sự năng động, nắm bắt, hòa nhập với công việc, thích ứng dần với cơ chế mới. Song, so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà năng lực trình độ của một đội ngũ không nhỏ CBCC CQCX MNĐBKK vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Biểu hiện là cơ cấu cán bộ chưa hợp lý; số cán bộ là nữ, số cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ thấp; số cán bộ công chức có trình độ ít. Hơn nữa, nhiều cán bộ còn có biểu hiện quan liêu, thiếu sự học tập, rèn luyện phấn đấu. Đây là sự bất cập. Trong những năm tới, xây dựng chiến lược cán bộ cần phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã, có phương hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển đội ngũ này một cách đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, trình độ năng lực của họ, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3

Quan điểm và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay pptx (Trang 69 - 74)