Đề tài đưa ra 19 nhân tố để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thực phẩm đóng hộp của người tiêu dùng. Để đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố này đề đã sử thang đo Liker thang điểm từ 1 đến 5 (với 1: rất không ảnh hưởng, 5 rất ảnh hưởng).
Fi = w1X1 + w2X2+ w3X3 + w4X4 + w5X5 + w6X6 + w7X7 + w8X8 + Vw9X9 + w10X10 + w11X11 + w12X12 + w13X13 + w14X14+ w15X15 + w16X16 + w17X17 + w18X18 + w19X19
Trong đó: biến phụ thuộc Fi là quyết định mua của người tiêu dùng
Bảng 4.7: Diễn giải các biến ảnh hưởng đến quyết định mua TPĐH Biến Diễn giải
X1 Thương hiệu
X2 Dinh dưỡng
X3 Nguồn gốc TN
X4 Phụ gia, chất bảo quản
X5 Thời gian bảo quản
X6 Công nghệ chế biến
X7 Chủng loại
X8 Màu sắc, kiểu dáng
X9 Quảng cáo
X10 Dựa vào thói quen sử dụng
X11 Ý kiến người sử dụng trước
X12 Xuất xứ sản phẩm
X13 Thành phần sản xuất sản phẩm
X14 Hợp khẩu vị
X15 Có mộc kiểm định CL
X16 Có ghi thời gian sử dụng
X17 Dễ tìm mua
X18 Giá cả hợp lý
Kết quả kiểm định Cronbach alpha cho thấy (xem phụ lục 4) biến X10 “Dựa vào thói quen sử dụng” có giá trị Cronbach Alpha nếu loại bỏ biến là 0,864 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha chung là 0,863 nên sẽ xem xét loại bỏ biến X10. Việc loại bỏ biến X10 sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo.
KMO là một chỉ tiêu dùng để để xem xét sự thích hợp của EFA – nhân tố khám phá, 0,5<= KMO = 0,834 cho thấy mức độ có ý nghĩa của tập nhân tố đưa vào phân tích là khá cao.
Kiểm định Bartlett test xem xét giả thuyết: + H0: Các biến không có tương quan với nhau + H1: Các biến có tương quan với nhau
Ta thấy Bartlett test =845,736 và significance P. value=0,000 <0,05 => Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 5%