PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 260300 (Trang 28)

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 120 người tiêu dùng thực phẩm đóng hộp trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo nghề nghiệp kết hợp với chọn mẫu thuận tiện phi xác xuất.

Cỡ mẫu: số mẫu thu thập là 120 mẫu bởi vì với số nhân tố được đưa ra phân tích trong đề tài nghiên cứu này là 19 nhân tố thì số mẫu cần thu phải gấp 4 hoặc 5 lần số nhân tố được đưa để kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê.

* Bảng câu hỏi được thiết kế gồm những nội dung sau:

 Phần sàng lọc

 Phần nội dung: gồm 3 phần chính: thiết kế theo phần lược khảo tài liệu để giải quyết mục tiêu và đưa ra giải pháp

 Đối với mục tiêu 1: sử dụng câu hỏi định tính nhiều lựa chọn để thống kê các loại thực phẩm đóng hộp được người tiêu dùng chọn mua, nơi mua và số lần mua.

 Đối với mục tiêu 2: dùng thang đo Likert 5 mức độ (1-5) để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc lựa chọn thực phẩm đóng hộp và mức độ hài lòng của người tiêu dùng.

 Đối với mục tiêu 3: sử dụng câu hỏi mở, câu hỏi định tính để thu thập ý kiến của người tiêu dùng về nhược điểm của ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam và các giải pháp nhằm khắc phục.

 Phần thông tin chung của đáp viên: sử dụng các câu hỏi để thống kê giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạnh hôn nhân của đáp viên.

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, tính điểm trung bình qua đó thấy được một số thông tin cá nhân của người tiêu dùng; các đặc điểm của người tiêu dùng thực phẩm đóng hộp như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp… Phân tích hành vi tiêu dùng thực phẩm đóng gói bao gồm các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu, thói quen lựa chọn sản phẩm, hệ thống phân phối….

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo và sử dụng hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

Mục tiêu 3: Dựa vào quan sát thực tế và những hiểu biết khi trực tiếp phỏng vấn; phân tích số liệu sơ cấp. Dựa vào những phân tích về thực trạng sử dụng thực phẩm đóng hộp và quan sát thực tế, từ đó nêu lên những giải pháp nhằm giúp người Việt ngày càng sử dụng thực phẩm đóng hộp do Việt Nam sản xuất nhiều hơn.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.

2.2.3 Lý thuyết các phương pháp phân tích dữ liệu

 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế.

Bảng thống kê là hình thức trình số liệu thống kê và thu thập thong tin đã thu thập làm cơ cở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó nhà quản trị có thể đưa ra nhận xét về vấn đề dang nhiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu này phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả nhận định của người tiêu dùng về thực phẩm đóng hộ và so sánh giữa thực phẩm đóng hộp của Việt Nam so với Trung Quốc.

 Phân tích tần số

Là một trong những công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số mẫu thô nào đó.

Trong phạm vi nghiên cứu này phương pháp phân tích tần số được dùng để đo lường cả biến định lượng và biến định tính dưới dạng đếm số lần xuất hiện, để mô tả một số biến lien quan tới đặc tính nhân khẩu học của đối tượng được phỏng vấn như giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Ngoài ra phương pháp này còn được dùng để mô tả và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng như sản phẩm thường mua, nơi mua sắm hay tần suất mua sắm…Phương pháp này cho ta cái nhìn tổng thể về mẫu điều tra

 Tính điểm trung bình: nhằm xác định mức độ quan trọng, ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi của người tiêu dùng trong quyết định lựa chọn thực phẩm đóng hộp

1 – 1,8 Rất không quan trọng (ảnh hưởng) 1,81 – 2,6 Không quan trọng (ảnh hưởng) 2,61 – 3,4 Trung bình

3,41 – 4,2 Quan trọng (ảnh hưởng) 4,21 – 5 Rất quan trọng (ảnh hưởng)

 Phương pháp phân tích bảng chéo

Phương pháp phân tích bảng chéo cũng là một trong những phương pháp thống kê mô tả. Kết quả phân tích này giúp ta kết luận mức độ quan hệ giữa các biến phân tích tại mức kiểm định nào đó

 Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu

Tính hệ số Cronbach alpha được thực hiện đối với mỗi nhóm biến cố kết nên các nhân tố. Hệ số Cronbach alpha cho biết sự tương đối đồng nhất trong đo lường theo các biến có nội dung gần gũi nhau và đã hình thành nên một nhân tố. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và tiêu chuẩ để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên

Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định đâu là những tiêu chí quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm

 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu Marketing có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng thường có tương quan với nhau và thường được rút gọn để dễ dàng quản lý. Mối quan hệ giữa những bộ phận khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố

Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến

- Nhận dạng các biến mới thay thế cho biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến.

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung: F1 = wi1X + wi2X2 + …. + wikXk

Trong đó

F1: ước lượng nhân tố

w : trọng số hay hệ số điểm nhân tố k : số biến

 Phân tích hồi qui đa biến

Phân tích hồi qui là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến độc lập hay biến giải thích) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích.

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (biến giải thích) đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng (biến kết quả). Phương trình hồi qui có dạng:

Y = b0 + b1 F1 + b2 F2 + ... + bj Fj Trong đó:

-Y: Biến phụ thuộc (quyết định mua hàng của người tiêu dùng) -bj: Hệ số ước lượng

-Fj: Biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng)

 Phân tích hồi quy Binary Logistic: Hồi qui Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được.

Sử dụng phương pháp phân tích định tính, suy luận diễn giải để đề ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam ngày càng nhiều hơn.

2.2.4 Khung nghiên cứu

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Phân tích hành vi khách hàng đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc từ Trung Quốc trên địa bàn TP.Cần Thơ

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

Nghiên cứu định tính

(sơ bộ)

Mô hình nghiên cứu

Mô hình thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi và mức độ hài lòng của người tiêu dùng

Nghiên cứu định lượng

Khảo sát n=120 Mã hóa dữ liệu

Đánh giá thang đo (Cronbach Alpha) Phân tích nhân tố EFA

Phân tích hồi qui

Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM

3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1. Lịch sử hình thành 3.1.1. Lịch sử hình thành

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.187.089 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.

Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam)....

Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương kể từ ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên).

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%.

3.1.2. Vị trí địa lý

Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, Diện tích nội thành 53 km². Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người.

3.1.3. Đơn vị hành chính

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

 Quận Ninh Kiều 13 phường

 Quận Bình Thủy 8 phường

 Quận Cái Răng 7 phường

 Quận Ô Môn 7 phường

 Quận Thốt Nốt 9 phường

 Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

 Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

 Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

 Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. (Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)

3.1.4. Cơ sở hạ tầng

Đường bộ

Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh:

 Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang

 Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang

 Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

 Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng

Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là TP Cần Thơ. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ.

Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang từng bước hoàn thành và dụ kiến thông xe vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm 2009. Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh.

Ngày 24/4/2010 Cầu Cần Thơ chính thức được thông xe và Phà Cần Thơ cũng chính thức ngừng hoạt động. Phương tiện giao thông đường bộ phong phú. Hiện nay có 4 công ty taxi và 6 công ty xe khách đang hoạt động. Trước đây, trong nội ô còn có một phương tiện đặc trưng là xe lôi, nhưng nay do mật độ phương tiện khá cao nên xe lôi bị ngưng hoạt động.

Phương tiện vận tải công cộng chủ yếu: Xe buýt - Xe lôi - Xe đò

Đường thủy

Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.

Cần Thơ có 3 bến cảng:

 Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn.

 Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm.

 Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ.

Đường hàng không

Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009. 1/1/2011, Cần Thơ khánh thành Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Nhưng hiện nay, Cụm cảng hàng không miền nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan) để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào.

Điện

Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công

suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển Tây) - Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2009. Đến thời điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.

Nước

Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày.

Viễn thông

Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới.

3.1.5. Tình hình kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.1 : Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế (giá so sánh 1994)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 2009 2010

Kinh tế nhà nước

 Kinh tế trung ương

 Kinh tế địa phương

Kinh tế ngoài nhà nước.

 Kinh tế tập thể.

 Kinh tế cá thể

 Kinh tế tư nhân.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

6.689.145 3.664.789 3.024.356 22.692.386 560.603 9.846.950 12.284.833 981.423 8.272.493 4.984.837 3.323.656 26.194.157 878.459 9.489.394 15.826.304 1.481.457 9.092.795 5.186.320 3.906.475 31.227.421 825.901 10.979.284 19.422.236 1.446.433 Tống số 32.131.899 36.388.700 42.164.347

Sau khi thành phố Cần Thơ được công nhận trở thành thành phố loại một

Một phần của tài liệu 260300 (Trang 28)