Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đóng hộp của nước ta nhìn chung vẫn còn rất manh mún, ngoại trừ một số lĩnh vực chủ chốt chẳng hạn như bơ sữa và bánh kẹo.
Xét trong dài hạn, ngành nông nghiệp của Việt Nam bị cho là quá chậm chạp trong việc áp dụng những công nghệ mới để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, mặc dù Chính phủ đang nỗ lực hiện thực hóa điều này.
Mạng lưới phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn còn kém phát triển và các công ty có xu hướng mở rộng quy mô cần phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như mở các cửa hàng mới.
Thiếu trình độ chất xám và cơ sở vật chất, trình độ công nghệ thiết bị của ngành chủ yếu đánh giá chung là cũ, lạc hậu, không đảm bảo được chất lượng yêu cầu, nhiều sản phẩm chế biến truyền thống, chế biến thủ công chiếm tỷ trọng lớn, vệ sinh thực phẩm kém.
Hoạt động marketing chưa hiệu quả. Đối thủ cạnh tranh mạnh về vốn và kỹ thuật, việc Việt Nam là thành viên của WTO có thể sẽ khiến các công ty nhỏ không đủ khả năng tồn tại trên thương trường ngày càng cạnh tranh ác liệt.
Chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2011 tăng rất cao làm giá cả hang hóa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Việc tăng chi phí nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng tới lợi nhuận vì trong thị trường cạnh tranh này sản phẩm nào có giá quá cao cũng khó được người tiêu dùng chấp nhận.
Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tạo ra sự khác biệt về tiêu dùng theo thu nhập.