Nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu 260300 (Trang 52 - 53)

Qua kết quả điều tra cho thấy nghề nghiệp của đối tượng được điều tra rất phong phú, đa dạng chiếm tỷ lệ cao nhất là công chức/viên chức chiếm tỷ lệ 26,7%, kế đến là công nhân/nhân viên chiếm tỷ lệ 19,2%, học sinh sinh viên và người tự kinh doanh/buôn bán nhỏ chiếm số lượng bằng nhau cùng chiếm tỷ lệ 14,2%. Người tiêu dùng làm nghề tự do và nội trợ cũng có số quan sát bằng nhau chiếm tỷ lệ 10%. Cuối cùng là đối tượng cán bộ quản lý 7 người chiếm tỷ lệ 5,8%.

Sự phong phú về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu giúp cho đề tài mang tính đại diện cao, mỗi nghề nghiệp đại diện cho một tầng lớp và có hành vi sử dụng khác nhau, nhờ vào tính đại diện này ta có thể suy rộng ra tổng thểđịa bàn TP.Cần thơ, đối tượng có nhu cầu sử dụng thực phẩm đóng hộp nhiều nhất là nhóm công chức/viên chức và sinh viên đây là bộ phận tri thức có quỹ thời gian

Hình 4.2: Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu

14% 27% 6% 10% 19% 14% 10% Học sinh/sinh viên Công chức/viên chức Cán bộ quản lý Làm nghề tự do Công nhân/nhân viên Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ

hạn hẹp nên thực phẩm đóng hộp là giải pháp tiêu dùng được họ lựa chọn với các sản phẩm như thịt, thủy sản đóng hộp phục vụ cho các bữa ăn chính, mì gói là sản phẩm quen thuộc của sinh viên cho buổi ăn sáng, các sản phẩm bia, nước giải khát dùng trong các buổi tiệc…Nhưng đây là nhóm khách hàng có yêu cầu cao trong việc sử dụng thực phẩm đóng hộp về các tiêu chí chất lượng cũng nhưđảm bảo VSATTP.

Qua biểu đồ cho thấy trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở Trình độ ĐH – CĐ chiếm tỷ lệ 53,3%, tiếp đến là trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 22,5%, trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 20%. Cuối cùng là trình độ trên ĐH chiếm tỷ lệ 4,2%.

Một phần của tài liệu 260300 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)