- Tăng cường công tác giám sát, theo dõi khắc phục kiến nghị sau kiểm toán: Hàng tháng, các đơn vị được kiểm toán gửi báo cáo tình hình khắc phục
3.5 TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VỚI ĐƠN VỊ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Căn cứ vào tình hình, nhu cầu thực tế, lãnh đạo PVFC có thể cho ý kiến chỉ đạo các Bước 3, 4 (thành lập bộ phận IR, bố trí nhân sự, phương án hoạt động...v.v.). Theo đó, cơ cấu tổ chức của bộ phận này có thể kết hợp với hoạt động truyền thông, phát triển thương hiệu của Ban Phát triển thị trường, hoặc tách riêng với tư cách là bộ phận điều phối, xúc tiến đầu tư, công bố thông tin cho nhà đầu tư, cổ đông, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống phản hồi, website, …v.v.
Trong dài hạn, khi bộ phận IR đã phát triển tương đối vững chắc, PVFC có thể xem xét đẩy mạnh vai trò của IR, nghĩa là không chỉ dừng lại ở việc tự triển khai công tác quan hệ đầu tư cho PVFC, hỗ trợ các Ban, bộ phận đẩy mạnh hoạt động quan hệ đầu tư của họ, mà còn có thể cung cấp dịch vụ IR cho các công ty nhỏ bên ngoài có nhu cầu nhưng không có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện.
3.5 TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VỚI ĐƠN VỊ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP LẬP
Kiểm toán đóng một vai trò rất quan trọng trong quản trị công ty, trong việc giải quyết các xung đột về lợi ích giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông. Kết quả kinh doanh đã được kiểm toán xác nhận là trung thực và khách quan sẽ là căn cứ để các cổ đông, Hội đồng quản trị đánh giá trình độ quản lý của Ban Tổng Giám đốc, là cơ sở để xác định các khoản lương, thưởng phải trả cho người quản lý công ty và để xây dựng chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông. Kiểm toán được coi là công cụ kiểm soát của các cổ đông đối với hoạt động quản lý công ty. Kiểm toán góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận trong
hoạt động kinh doanh, các động cơ nhằm che giấu, biến báo số liệu kế toán vì các mục đích tư lợi cá nhân của Ban giám đốc.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kiểm toán độc lập, để đảm bảo tăng cường hiệu quả quản trị công ty, PVFC phải chủ động phối hợp hoạt động với đơn vị kiểm toán độc lập trong quá trình kiểm toán hoạt động, soát xét các báo cáo tài chính của PVFC. Ban Kiểm soát PVFC phải là đầu mối làm việc với đơn vị kiểm toán độc lập, theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán độc lập. Mặc dù Đại hội đồng cổ đông là cơ quan trực tiếp quyết định lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập, nhưng quyết định của Đại hội đồng cổ đông là trên cơ sở đề xuất giới thiệu của Ban Kiểm soát. Do vậy, Ban Kiểm soát PVFC phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập uy tín, chất lượng với các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn. Trong quá trình đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán tại PVFC, Ban Kiểm soát phải chủ động cùng Ban Tài chính Kế toán cung cấp hồ sơ, số liệu cho các kiểm toán viên theo đúng yêu cầu và thời hạn để đảm bảo tiến độ phát hành báo cáo tài chính. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên có thể phát hiện ra những sai sót trong hoạt động của PVFC thì những ý kiến, đóng góp này của kiểm toán độc lập đối với công tác tài chính của PVFC phải được HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc tiếp thu và kịp thời có phương án xử lý khắc phục theo kiến nghị của kiểm toán. Trong thư quản lý sau khi kiểm toán, PVFC có thể được đơn vị kiểm toán độc lập khuyến cáo về những tồn tại trong quản lý kinh doanh như các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ, các vấn đề về hạch toán kế toán, thuế, các vấn đề tồn tại khác trong quản lý, cũng như biện pháp khắc phục để điều hành công ty một cách hiệu quả hơn thì Ban lãnh đạo PVFC phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo kiến nghị của kiểm toán.
Bằng việc sử dụng đơn vị kiểm toán độc lập chất lượng và chủ động phối hợp với đơn vị kiểm toán độc lập trong việc kiểm toán hoạt động của PVFC, PVFC có thể nhanh chóng khắc phục được những sai sót trong quá trình quản lý, điều hành Tổng Công ty để đảm bảo hoạt động của Tổng Công ty là lành mạnh, an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị công ty.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức - một trong những thách thức đó là xây dựng một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro và tăng cường giá trị của công ty, đảm bảo phát triển bền vững. Do vậy, nghiên cứu về quản trị công ty và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản trị công ty có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam nói riêng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Khái quát lý luận cơ bản về quản trị công ty.
Thứ hai: Nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị công ty tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Qua đó, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và bất cập trong quản trị công ty ở PVFC.
Thứ ba: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị công ty tại PVFC, luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị công ty tại PVFC.
Kết quả của việc nghiên cứu này dựa trên việc nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế của PVFC, do vậy kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu có ích giúp Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam xây dựng các cơ chế phù hợp và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Quản trị công ty là một vấn đề phức tạp và đa dạng nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.