Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty

Một phần của tài liệu Quản trị Công ty tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 57 - 65)

- Quyền được tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông:

3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty

Mặc dù vấn đề quản trị công ty là một vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng do nhận thức được ý nghĩa quan trọng của quản trị công ty nên trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã rất nỗ lực để ban hành được một khung pháp lý cơ bản về quản trị công ty trên cơ sở vận dụng những thông lệ quốc tế và đảm bảo phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, khung pháp lý về quản trị công ty của Việt Nam còn nhiều hạn chế khiến cho việc thực hiện các quy định về quản trị công ty tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tiễn, nhiều quy định chưa cụ thể, thiếu đồng bộ và mang nặng tính hình thức. Những hạn chế về khung pháp lý này đã và đang gây ra nhiều bất cập cho cả người quản lý, điều hành công ty cũng như các cổ đông và cơ quan quản lý Nhà nước.

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc về thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để đảm bảo hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty, trước mắt có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bổ sung các quy định trong Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành về cấu trúc quản trị công ty để làm rõ cơ cấu quyền lực trong công ty, đảm bảo cấu trúc quản trị công ty phải có sự tách bạch rõ ràng vai trò, trách nhiệm giữa người chủ sở hữu công ty với HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc.

Luật doanh nghiệp 2005 đã lựa chọn một cấu trúc quản trị áp dụng cho các công ty cổ phần tại Việt Nam, tuy nhiên cấu trúc này chưa đảm bảo sự chế ước và phân quyền giữa các bộ phận trong cấu trúc một cách có hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng những quy định luật pháp mới phải đảm bảo giải quyết yêu cầu thiết kế được một cấu trúc nội bộ đảm bảo sự phân định rõ ràng trách nhiệm giữa người sở hữu, người quản lý và người điều hành công ty, đồng thời đảm bảo được sự chế ước giữa các bộ phận này.

Theo đó, đối với những quy định về Đại hội đồng cổ đông, luật cần quy định những điều kiện cụ thể để đảm bảo sự công bằng hơn giữa các cổ đông , không có sự phân biệt giữa các cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Đồng thời, quy định của luật cần xác định rõ những cơ chế để đảm bảo cổ đông được thực hiện mọi quyền cơ bản của mình trên thực tế, tránh trường hợp luật có quy định nhưng thiếu tính thực tiễn nên không đảm bảo việc thực hiện quyền của cổ đông trên thực tế, hoặc quy định của luật có nhiều kẽ hở, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người quản lý, điều hành công ty “lách luật” để vi phạm quyền lợi của các cổ đông.

Đối với những quy định về người quản lý, điều hành công ty, nên thu hẹp quyền can thiệp trực tiếp của HĐQT vào việc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Tổng Giám đốc. Ngoài ra, thời gian tới, Luật Doanh nghiệp cần thiết phải quy định rõ hơn về khái niệm “Thành viên HĐQT độc lập”. Bởi trong các công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý thường không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các quốc gia cũng như những quy định của các thị

trường niêm yết thường yêu cầu trong cơ cấu HĐQT công ty phải có sự tham gia của các thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên này có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý công ty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về thành viên HĐQT độc lập. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp cần bổ sung quy định về thành viên HĐQT độc lập, trong đó xác định rõ khái niệm thành viên HĐQT độc lập, trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập trong việc thực hiện hoạt động giám sát đối với HĐQT và các người quản lý cao cấp khác trong công ty cổ phần, số lượng tối thiểu các thành viên HĐQT độc lập của công ty niêm yết cũng như làm rõ các tiêu chuẩn của thành viên HĐQT độc lập và thủ tục đề cử thành viên HĐQT độc lập.

Đối với những quy định về Ban Kiểm soát, để Ban kiểm soát có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thực tế chứ không phải chỉ trên mô hình, luật cần quy định cụ thể và thiết kế cơ chế để đảm bảo Ban Kiểm soát có tính độc lập cao hơn nữa, tạo ra một địa vị ngang bằng với HĐQT chứ không phải là một cơ quan đứng dưới, chịu sự quản lý điều hành của HĐQT như tình hình hiện nay. Các thành viên Ban Kiểm soát phải là thành viên độc lập, thực hiện được vai trò giám sát lập báo cáo tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Bên cạnh đó, luật cũng nên quy định những đòi hỏi cao hơn về các tiêu chuẩn đối với thành viên Ban Kiểm soát trong việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên Ban kiểm soát để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp và đầy đủ hơn.

Tóm lại, trong bối cảnh thực trạng quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả thì yêu cầu xây dựng một cơ chế chặt chẽ hơn trong các quy định của Luật Doanh nghiệp về cấu trúc nội bộ công

ty là rất cần thiết để hạn chế sự lũng đoạn cố tình của HĐQT, Ban Tổng giám đốc trong công ty cổ phần. Việc xây dựng được một mô hình quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần cải thiện chất lượng và hiệu lực thực tế của tình hình thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty ở nước ta.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế độ công khai hoá thông tin và nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc công khai hoá và minh bạch hoá quản trị công ty.

Thông tư 09/2010/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã có hiệu lực kể từ ngày 2/3/2010 và thay thế cho Thông tư 38/2007/TT-BTC. Tuy Thông tư 09/2010/TT-BTC đã có nhiều điểm mới, quy định rõ nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty đại chúng, bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho các cổ đông nhưng các quy định của Thông tư này về các chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe và chưa bao quát hết được những vi phạm trong hoạt động trong công bố thông tin. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thống nhất bổ sung các mức phạt cao hơn đối với những hành vi vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin của các công ty đại chúng để đảm bảo tính răn đe. Bên cạnh đó, Uỷ ban Chứng khoán cần tăng cường công tác kiểm tra các công ty trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thực hiện chế độ công bố thông tin, tránh trường hợp như trong thời gian vừa qua, chỉ khi xảy ra tình trạng các công ty vi phạm chế độ công bố thông tin, bị các cổ đông có ý kiến thì Uỷ ban Chứng khoán mới tiến hành kiểm tra. Ủy ban Chứng khoán cũng cần phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để các đối tượng nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chế độ công khai hoá thông tin. Cùng với đó là việc yêu cầu Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội phải hoàn thiện hệ thống phần mềm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn

nhằm chuẩn hoá thông tin do các công ty niêm yết cung cấp, giảm thời gian xử lý và từ đó giảm thời gian công bố thông tin ra thị trường, đảm bảo các nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin về các công ty một cách sớm nhất. Ngoài ra, Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính cần thống nhất để bổ sung quy định rõ ràng về chế tài xử phạt mang tính răn đe nghiêm khắc đối với các trường hợp không tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty.

Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cũng như hoạt động của các cơ quan Nhà nước liên quan đến chế độ công khai hoá thông tin của các doanh nghiệp, thì việc nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc tự nguyện thực hiện các quy định của pháp luật về công khai hoá thông tin và minh bạch hoá quản trị là rất cần thiết. Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, việc công khai hoá thông tin không còn chỉ là quy định bắt buộc của pháp luật đối với mỗi doanh nghiệp, mà còn là yếu tố xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động công bố thông tin sẽ góp phần giúp nâng cao hiểu biết của cổ đông về cơ cấu và mọi hoạt động của công ty, từ đó gây dựng được niềm tin từ phía cổ đông đối với hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của công ty, tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư khác. Nghĩa là, một hệ thống công bố thông tin tốt có thể giúp thu hút vốn và duy trì lòng tin của thị trường. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một hệ thống công bố thông tin yếu kém và không minh bạch sẽ dẫn đến hành vi vi phạm nguyên tắc quản trị công ty, gây thiệt hại lớn không chỉ cho cổ đông mà còn ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và hiệu quả của nền kinh tế, doanh nghiệp đó sẽ tự bị đào thải. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải ý thức được về ý nghĩa của việc công khai, minh bạch hoá thông tin đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ và chuẩn mực đã được công nhận trên thế giới để đảm bảo chất lượng của các báo cáo tài chính, đảm bảo tính trung thực của các báo cáo tài chính cung cấp cho cổ đông.

Nhiều nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng sự gian lận của các báo cáo tài chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ thống quản trị công ty yếu kém. Do vậy, việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, đảm bảo sự minh bạch, khách quan, tạo dựng được niềm tin cho nhà đầu tư vào chất lượng báo cáo tài chính được xem là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị công ty. Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, cùng với sự phát triển chưa thực sự ổn định và hiệu quả của thị trường chứng khoán thì việc nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính doanh nghiệp và sự minh bạch của các thông tin tài chính khác được quan tâm hơn lúc nào hết. Chất lượng của các báo cáo tài chính và các thông tin về tình hình hoạt động của công ty có thể ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của nhà đầu tư và các đối tác trong việc đầu tư hay thiết lập quan hệ lâu dài với một công ty. Báo cáo tài chính được lập không trung thực sẽ không phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của công ty, ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, tính trung thực, minh bạch của thị trường. Và khi người quản lý, điều hành công ty cố tình làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty bị các cổ đông phát hiện, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, các cổ đông sẽ mất lòng tin vào công ty và xuất hiện xu hướng không có nhu cầu tiếp tục nắm giữ lâu dài cổ phiếu của công ty nữa.

Để đảm bảo nâng cao chất lượng của các báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang được khuyến khích áp dụng Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – chuẩn mực để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính. Việc áp dụng IFRS không

chỉ là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong môi trường cạnh tranh mà còn là nghĩa vụ của mỗi công ty đối với các cổ đông của mình để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Để việc áp dụng IFRS được thực hiện rộng rãi, Bộ Tài chính cần xây dựng bộ hướng dẫn toàn diện về việc thực hiện các chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm áp dụng nhất quán các chuẩn mực, tránh trường hợp diễn giải khác nhau và cách làm khác nhau. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán sẽ góp phần cải thiện chất lượng của thông tin tài chính.

Thứ tư, phân định rõ trách nhiệm và tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực thi và thúc đẩy quản trị công ty.

Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hai Sở Giao dịch chứng khoán là các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình thúc đẩy và tổ chức thực hiện, áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, trách nhiệm của từng cơ quan này vẫn chưa được phân định rõ ràng. Do vậy, việc quy định rõ vai trò, chức năng của từng cơ quan tham gia vào quá trình thực thi cải cách quản trị công ty là cần thiết để tránh sự trùng lặp về trách nhiệm, đặc biệt là chức năng nhiệm vụ của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước cần phải được xây dựng để đảm bảo đây là cơ quan bảo vệ nhà đầu tư, là cơ quan quản lý trong lĩnh vực chứng khoán, thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao tính toàn vẹn của thị trường, làm cho môi trường đầu tư trở lên minh bạch. Ngoài việc phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giải pháp tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho các cơ quan quản lý này để tham gia giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi quản trị công ty nhằm

đảm bảo các cơ quan này có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp cũng là giải pháp cần được sớm thực hiện.

Thứ năm, tăng cường các quy định về xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan.

Pháp luật về quản trị công ty cần tăng cường các quy định về công bố thông tin liên quan đến giao dịch của các bên có quyền lợi liên quan cũng như tăng cường các quy định liên quan đến lợi ích của các bên liên quan nhằm tránh những giao dịch nội gián bởi những người có liên quan rất dễ lợi dụng cơ hội để

Một phần của tài liệu Quản trị Công ty tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w