Đào tạo ngoài công việc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Woodsland (Trang 50 - 52)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY

3.2.5.2Đào tạo ngoài công việc

Đây là hình thức đào tạo mà người học được tách hoàn toàn khỏi sự thực hiện công việc thực tế. Đối với điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh của Công ty có thể áp dụng một vài hình thức đào tạo sau:

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, được áp dụng với công nhân sản xuất, với những công việc có tính chất phức tạp, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, mà nếu tiếp cận bằng phương pháp đào tạo trong công việc có thể không đạt hiệu quả hoặc có thể gây hại cho chính người học, cho Công ty. Quá trình đào tạo gồm hai giai đoạn, là dạy lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng dạy tập chung bởi các kỹ sư, các cán bộ phụ trách kỹ thuật, còn phần thực hành có thể được thực hiện trực tiếp tại xưởng thực tập chuyên dụng do các kỹ sư và công nhân lành nghề hướng dẫn. Hình thức này giúp người lao động tiếp cận kiến thức đào tạo một cách có hệ thống hơn và không gây ra sự xáo trộn hoặc gián đoạn trong sản xuất.

- Cử đi học ở các trường chính qui, hình thức này có thể áp dụng với mọi đối tượng lao động, tính hệ thống của chương trình đào tạo cao, có thể áp dụng với những công việc đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ hoặc kỹ thuật cao. Người học sẽ được trang bị toàn diện cả lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành, từ đó sẽ đem những kiến thức đã được trang bị vận dụng vào quá trình công tác một cách bài bản, có hệ thống và đạt hiệu quả tốt.

- Đào tạo sử dụng các bài giảng, các hội nghị, hội thảo, hình thức này áp dụng với mọi đối tượng lao động. Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc một hội nghị bên ngoài, chương trình đào tạo có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ có cơ hội thảo luận theo từng nhóm dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm, qua đó họ sẽ được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho công việc của mình.

KẾT LUẬN

Con người là trung tâm của mọi hoạt động kinh tế xã hội, do vậy bất cứ tổ chức doanh nghiệp nào nếu muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động và phát triển thì cần phải đặc biệt quan tâm tới công tác phát triển nguồn nhân sự cho tổ chức doanh nghiệp của mình. Công ty cổ phần Woodsland cũng là một tổ chức doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, do vậy cũng không thể không chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân sự.

Chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ

phần Woodsland” đã nêu lên thực trạng nguồn nhân lực của công ty và công tác

quản trị nhân sự của Công ty. Qua phân tích đã chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản trị nhân sự của Công ty, từ đó tôi đưa ra một số giải pháp nhằm cải tiến và phát triển nguồn nhân sự tại Công ty.

Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Ngô Kim Thanh và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Woodsland đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập. Tuy nhiên do thời gian có hạn và phạm vi nghiên cứu chưa được toàn diện, nên chuyên đề còn nhiều thiếu xót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Woodsland (Trang 50 - 52)