Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng (Trang 32)

6. Nội dung của khoá luận

2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.1 Kết quả kinh doanh.

2.2.1.1 Kết quả kinh doanh của công ty

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng doanh thu 2.128 3.457 4.415

Tổng chi Phí 1.915,2 3.076,73 3.841,05

Lợi nhuận trước thuế 212,28 380,27 573,95

Nộp ngân sách 59,584 106,4756 160,706

Lợi nhuận sau thuế 152,969 273,7944 413,244

(Nguồn: Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng)

Qua bảng kết quả kinh doanh, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng dần lên hàng năm. Năm 2007 lợi nhuận là 273,794.400đ, tăng lên 120.825.400 đ so với năm 2006. Còn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 139.449.600đ.

Về chi phí năm 2007 là 3.076.730.000đ tăng so với năm 2006 là 1.161.530.000 đ. Còn chi phí năm 2008 tăng so với năm 2007 là 764.320.000đ.

Bảng 2: Bảng so sánh tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2006

Doanh thu 163 208

Lợi nhuận 179 270

Qua biểu đồ so sánh tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty ta thấy: tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này rất tốt trong kinh doanh bởi vì công ty đã tiết kiệm được chi phí như vậy đồng nghĩa với việc là lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí là giảm chi phí về quảng cáo tiếp thị và bán sản phẩm. Điều này có hậu quả là việc sản phẩm của công ty không được tuyên truyền rộng rãi. Dẫn đến tốc độ tăng doanh thu của công ty không nhanh.

2.2.1.2 Doanh thu.

Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng bao gồm hầu hết các hoạt động của một doanh nghiệp lữ hành. Hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch là hoạt động chính của công ty.

Năm 2006 khi còn là trung tâm du lịch trực thuộc công ty cổ phần khách sạn du lịch Đại Dương, doanh thu của công ty là 2.128.000.000 đ.

Năm 2007 tổng doanh thu của công ty là 3.457.000.000 đ. Tăng so với năm 2006 là 1.329.000.000 đ tương ứng với tỷ lệ là 62%.

Năm 2008 tổng doanh thu của công ty là 4.415.000.000 đ tăng so với năm 2007 là 958.000.000 đ tương ứng với tỷ lệ là 28 %.

Đơn vị tính: triệu đồng

2006 2007 2008

d. thu % tổng đ thu d. thu % tổng d.thu d.thu % tổng d.thu

Tổng doanh thu 2.128 100 3.457 100 4.415 100 Dthu từ lữ hành nội địa 1.483,5 68 2.555 74 3401 77 Dthu từ lữ hành quốc tế 494,5 23 702 20 749 16 Doanh thu dịch vụ khác 150 9 200 6 265 7

(Nguồn: Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng )

Biểu 3: Biểu so sánh tổng doanh thu, doanh thu lữ hành nội địa, doanh thu lữ hành quốc tế và doanh thu khác.

Qua bảng và biểu đồ so sánh cho ta thấy doanh thu về du lịch của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng chủ yếu là từ kinh doanh lữ hành nội địa. Cụ thể là:

Doanh thu về hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch nội địa năm 2006 đạt 1.483.500.000đ chiếm 68% trong tổng doanh thu thì đến năm 2007 là 2.555.000.000đ đạt 74% tổng doanh thu. Tỷ trọng đã tăng cho thấy kinh doanh lữ hành nội địa đã tăng. Bên cạnh đó doanh thu từ lữ hành quốc tế và doanh thu từ dịch vụ khác có xu hướng giảm .

Năm 2007 tổng doanh thu của công ty tăng lên so với năm 2006 là 1.329.000.000 đ tương ứng với tỷ lệ là 62 %.

- Năm 2008: Doanh thu về hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch nội địa chiếm 77% doanh thu toàn công ty. Doanh thu về kinh doanh lữ hành quốc tế chiếm 16 % tổng doanh thu, còn doanh thu về dịch vụ khác chiếm 7% tổng doanh thu. Tuy doanh thu về kinh doanh lữ hành quốc tế và dịch vụ khác tăng nhưng so với tỷ trọng tổng doanh thu lại giảm điều này cho thấy hoạt động kinh doanh lữ hành và các dịch vụ khác của công ty chưa thực sự hiệu quả vì do những năm gần đây du lịch là ngành phát triển nên có rất nhiều công ty lữ hành mới ra đời và cũng có nhiều công ty cũ có uy tín trên thị trường có sức cạnh tranh lớn. Họ đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh như hạ thấp giá thành, đa dạng hóa sản phẩm…nên công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.

Bảng 4: Bảng so sánh tốc độ tăng DT lữ hành nội địa, DT lữ hành quốc tế, DT khác qua các năm.

Đơn vị tính : % Chỉ tiêu Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2006

DT lữ hành nội địa 72 105

DT lữ hành quốc tế 42 52

DT dịch vụ khác 33 76

Biểu 4: So sánh tốc độ tăng DT lữ hành nội địa, DT lữ hành quốc tế, DT khác qua các năm.

Về tốc độ tăng doanh thu lữ hành nội địa có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tăng so với 2006 là 1.071.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 72% , năm 2008 tăng so với năm 2006 là 1.917.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 105%.

Về tốc độ tăng doanh thu lữ hành quốc tế : Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 207.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 42% nhưng năm 2008 doanh thu lữ hành quốc tế tăng 254.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 52% so với năm 2006. Như vậy tốc độ tăng doanh thu lữ hành quốc tế là không nhiều và có xu hướng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu lữ hành nội địa và doanh thu khác.

Về doanh thu khác, năm 2007 tăng 50.000.000đ so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 33 %, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 115.000.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 76%

Ta có thể thấy tốc độ tăng doanh khác của công ty tăng nhanh hơn so với doanh thu lữ hành nội địa và doanh thu lữ hành quốc tế. Qua đây, công ty cần xem lại hoạt động kinh doanh lữ hành của mình để có biện pháp và các chiến lược kinh doanh cho hiệu quả, bên cạnh đó cần phát huy và tăng cường trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác.

2.2.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung. Bảng 5: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Bảng 5: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.

Đơn vị tính: %

chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận / DThu 9,9 11 13

Lợi nhuận/ Chi phí 11 12 14

Qua bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng ta thấy các chỉ tiêu như lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận trên chi phí đã tăng qua các năm. Cụ thể:

Về chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.1 %, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2%.

Về chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2%.

Chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận / chi phí đã tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí từ đó dẫn đến tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Đây là điều rất tốt, công ty cần phát huy.

2.2.2 Phân tích cơ cấu khách của công ty.2.2.2.1 Thị trường khách. 2.2.2.1 Thị trường khách.

Với chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng thì công ty có hai thị trường khách chính là thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

- Thị trường nội địa: thị trường nội địa thường là khách du lịch địa phương, chủ yếu tập trung ở khối cán bộ công nhân viên chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan hành chính sự nghiệp. Thị trường khách này thường tham gia các chương trình du lịch nội địa ngắn ngày và có mức chi trả trung bình.

- Thị trường khách quốc tế: đối tượng khách này thường có mức chi trả cao, là một thị trường mà bất cứ công ty lữ hành nào cũng mong muốn. Song theo tình hình chung thì lượng khách quốc tế đến Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng là Trung Quốc, đại bộ phận là khách thu nhập trung bình.

Thị trường khách của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng chủ yếu là khách nội địa, còn khách quốc tế chiếm một lượng rất nhỏ. Nhìn chung trong 3 năm trở lại đây lượng khách của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng tăng lên từng năm.

Bảng 6: Bảng số lượt khách phục vụ của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng. Đơn vị tính: lượt khách Năm 2006 2007 2008 Tổng số % tổng số Tổng số % tổng số Tổng số % tổng số Nội địa 1.553 91 2.123 90 2.577 88,86 Quốc tế 149 9 239 10 325 11,14 tổng số 1.702 100 2.362 100 2.902 100

(Nguồn: Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng )

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy thị trường khách chính của công ty là khách nội địa. Số lượng khách quốc tế không nhiều. Tổng số khách của công ty tăng lên qua các năm.

 Năm 2007:

Khách nội địa: Số lượt khách nội địa đến cuối năm 2006 là 2123 lượt chiếm tỷ trọng là 90 % lượt khách toàn công ty. So với năm 2006 lượt khách nội địa tăng 570 lượt tương ứng với tỷ lệ là 36%. Khách quốc tế : số lượt khách quốc tế đến với công ty là 239 lượt chiếm 10% lượt khách toàn công ty. So với năm 2006 lượt khách quốc tế tăng 90 lượt tương ứng với tỷ lệ tăng là 60%.

 Năm 2008:

Khách nội địa: số lượt khách nội địa đến công ty là 2577 lượt chiếm tỷ trọng là 88,86% lượt khách toàn công ty.So với năm 2007 tăng 454 lượt tương ứng với tỷ lệ là 21%.

Khách quốc tế: số lượt khách quốc tế đến công ty năm 2008 là 325 lượt khách chiếm 11.14% lượt khách toàn công ty. So với năm 2007 tăng 86 lượt tương ứng với tỷ lệ 36%.

Như vậy tỷ lệ tăng về lượt khách quốc tế, khách nội địa của năm 2008 so với năm 2007 là giảm đi. Lượt khách giảm sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần phải có những chính sách để thu hút khách đến với công ty.

2.2.2.2 Phân tích cơ cấu khách theo các loại.

Trong 3 năm gần đây nguồn khách đến với công ty chủ yếu là khách ở khối cán bộ công nhân viên chức, người nước ngoài, học sinh sinh viên và một số đến từ khối khác như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 7: Tình hình các loại khách của công ty

Đơn vị tính: lượt khách. 2006 2007 2008 Tổng số % tổng số Tổng số % tổng số Tổng số % tổng số Công viên chức 1.396 80,8 1.803 76,4 2.176 75

Người nước ngoài 60 3,5 95 4 102 3,5 Học sinh sinh vên 206 12 308 13 392 13,5

Loại khác 40 3,7 156 6,6 232 8

Tổng 1.702 100 2.362 100 2.902 100

(Nguồn: Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng )

Nhận xét: qua bảng tình hình các loại khách của công ty ta thấy cơ cấu của các loại khách có sự thay đổi. Đối tượng khách là công nhân viên chức có xu hướng giảm theo các năm còn các đối tượng khách khác có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy đối tượng khách chính của công ty đang có nguy cơ giảm dần đối tượng khách là học sinh sinh viên tăng. Trong khi đó đối tượng khách là cán bộ viên chức có thu nhập ổn định khả năng chi trả tốt, có khả năng đi du lịch dài ngày, còn học sinh sinh viên chưa có thu nhập, khả năng chi trả thấp hơn so với cán bộ viên chức, đi du lịch ngắn ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Tuy các đối tượng khách khác tăng nhưng lại với số lượng ít nên chưa thể thay thế ngay khách là cán bộ công nhân viên. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có biện pháp khắc phục thu hút lại đối tượng khách chính của công ty và phát triển các đối tượng khách mới.

Biểu 5 : Đồ thị tốc độ tăng của các loại khách qua các năm.

Năm 2007, số lượng khách cán bộ công nhân viên chức là 1.803 lượt tăng so với năm 2006 là 407 lượt tương ứng tỷ lệ tăng là 29%. Đến năm 2008 lượng khách là 2176 lượt tăng hơn so với năm 2006 là 780 lượt khách tương ứng với tỷ lệ tăng là 56%.

Đối tượng khách là người nước ngoài chủ yếu là khách Trung Quốc có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Năm 2007 số lượng khách là 95 lượt tăng so với năm 2006 là 35 lượt tương ứng với tỷ lệ tăng là 58%, năm 2008 số lượng khách tăng 42 lượt khách so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 70%.

Đối tượng khách là học sinh, sinh viên : đây là đối tượng khách chiếm số lượng nhiều sau đối tượng khách cán bộ công nhân viên, và đối tượng này có xu hướng tăng theo các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2007 có số lượng là 308 lượt tăng so với năm 2006 là 102 lượt tương ứng với tỷ lệ tăng là 49 %. Năm 2008 có số lượng khách là 392 lượt khách tăng 186 lượt khách so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 90%

Đối tượng khách khác như thương nhân, các gia đình buôn bán nhỏ… đây là đối tượng khách chiếm không nhiều trong cơ cấu khách nhưng đối tượng này lại có tốc độ tăng nhanh nhất trong các loại khách của công ty. Năm 2007 có số lượt

khách tăng so với năm 2006 là 116 lượt tương ứng với tỷ lệ tăng là 290%, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 192 lượt tương ứng với tỷ lệ tăng là 480%.

2.2.3 Phân tích các chương trình du lịch của công ty.2.2.3.1 Đặc điểm tour, các bước xây dựng tour trọn gói. 2.2.3.1 Đặc điểm tour, các bước xây dựng tour trọn gói.

- Tour du lịch chủ yếu của công ty là các chương trình du lịch trọn gói do công ty xây dựng.

- Các tour du lịch của công ty

Các sản phẩm du lịch của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng bao gồm chương trình du lịch nội địa và chương trình du lịch quốc tê.

• một số chương trình du lịch nội địa tiêu biểu:

- miền bắc: Tam đảo, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội và các vùng lân cận, Hạ Long và các vùng Đông Bắc.

- Sapa và Tây Bắc

- Miền trung: Cửa Lò, quê Bác, Phong Nha, Đà Nẵng, Huế - Nha Trang – Đà Lạt

• một số chương trình du lịch quốc tế - Pháp Ý ( 10 ngày)

- Dubai- thiên đường mua sắm (5 ngày) - Ai Cập

- Thái lan - Malaixia - Singapor - Trung quốc.

* Các bước xây dựng tour: Các chương trình du lịch của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng được xác định theo quy trình gồm các bước sau đây:

-Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của thị trường: dựa trên tiêu chí nghề nghiệp, độ tuổi trình độ văn hóa.

Ví dụ: Đối với những học sinh đến đăng ký tour thì công ty thường lựa chọn những tuyến điểm có các dịch vụ vui chơi giải trí là chủ yếu.

Đối với những đối tượng là giáo viên hoặc công nhân viên chức thì công ty lại lựa chọn những tuyến điểm mang nhiều tính văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh đẹp.

- Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng: nghiên cứu tìm hiểu khả năng đáp ứng của nhà cung cấp dịch vụ: Cung cấp sản phẩm có chất lượng như thế nào? Có thể đáp ứng được nhu cầu của khách không?

Ví dụ: Phương tiện vận chuyển: chủng loại (15 chỗ, 29 chỗ, 35 chỗ…), số lượng chất lượng của phương tiện vận chuyển, mức giá…

Lưu trú: Chủng loại buồng phòng, chất lượng. giá cả, các dịch vụ bổ sung của khách sạn…

- Bước 3: Xác định khả năng và vị trí của công ty lữ hành: xác định những yếu tố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w